Thứ Ba, 8 tháng 4, 2025

3 bài tập thiền Vipassana hay biết cảm giác không phản ứng

 

Bài tập chánh niệm nhanh hay biết cảm giác không phản ứng. Thói quen hay biết cảm giác không phản ứng mang lại nhiều lợi ích.

Thứ nhất, tỉnh thức và sống trong hiện tại. Khi nhận biết các cảm giác của cơ thể, ta không còn bị cuốn vào các suy nghĩ lan man về quá khứ hay là tương lai.

Hai, bình an và giảm khổ đau. Khi quan sát cảm giác mà không phán xét hay phản ứng, ta học cách chấp nhận thực tại như nó đang là. Cảm giác khó chịu như là nóng, lạnh, căng, nhức không còn là vấn đề quá lớn vì ta không bị chúng điều khiển, kiểm soát. Dần dần ta phát triển sự bình an nội tâm ngay cả khi những cảm giác khó chịu có mặt.

Ba, sáng suốt và làm chủ tâm trí. Thay vì phản ứng theo thói quen như là bực bội khi mà cảm thấy nóng bức, than vãn khi mà cảm thấy mệt mỏi, ta có thể chọn cách phản ứng một cách sáng suốt bằng tư duy bình tĩnh.

Bốn, nhận ra chân lý vô thường. Khi mà ta quan sát kỹ cảm giác ta thấy rằng không có gì là ổn định cả nóng rồi cũng sẽ mát căng rồi sẽ giả đau rồi cũng sẽ đổi thay. Nhận ra cái sự thay đổi vô thường này giúp ta bớt bám chấp vào những gì dễ chịu hay là chống đối những gì khó chịu.

Chuỗi ba bài tập biết cảm giác đơn giản, nên thường xuyên luyện tập. Hãy ngồi thoải mái thư giãn thả lỏng, hướng vào bên trong, hay biết bản thân trong hiện tại.

Bài một, hãy xoa nhẹ nhàng hai lòng bàn tay với nhau cho ấm hai lòng bàn tay, xoa nhẹ nhàng, các cảm giác thay đổi khi tan xoa bàn tay, sau đấy áp sát hai lòng bàn tay vào mặt bàn, cảm nhận hơi nóng trong lòng bàn tay giảm đi trong khi cảm nhận hơi mát từ mặt bàn.

Bài hai, đặt hai tay lên trên mặt bàn, bắt đầu từ một bàn tay, hãy co các ngón tay vào lòng ngàn tay chậm chậm thong thả nhận biết thay đổi của các cảm giác. Sau khi các ngón tay đã nắm chặt lại trở thành một nắm đấm, khi gồng bàn tay lên thấy cái sự gồng cứng kéo dài từ đầu ngón tay, lòng bàn tay, cả cái nắm đấm cho đến vùng cẳng tay. Rồi lại từ từ duỗi các ngón tay ra. Cảm nhận cảm giác ở các ngón tay ở bàn tay ở càng tay. Bên tay còn lại cũng vậy, hãy co các ngón tay từ từ vào lòng bàn tay cho đến khi tạo thành một nắm đấm. Gồng toàn bộ tay lên, nhận biết sự gồng lên này, nhận biết sự co thát của các bó cơ sự thay đổi của các dòng cảm giác, rồi lại từ duỗi các ngón tay ra, từ từ quan sát, từ từ nhận biết sự thay đổi của các cảm giác.

Bài ba, đặt lên bàn một cốc nước ấm và một cốc nước lạnh sao cho khi chạm vào bên ngoài cốc ta cảm nhận được cái hơi nóng và cái hơi lạnh một cách dễ dàng. Úp hai bàn tay vào thành của cốc nước ấm. Hãy cảm nhận hơi nóng trên tay sau đó buông tay ra, rồi lại úp tay vào cốc nước mắt cảm nhận hơi nóng đang tan ra, hơi lạnh đang thấm vào tay.

Hãy thực hành chuỗi ba vài tập nhận biết cảm giác đơn giản này một cách thường xuyên liên tục, nhờ đó chúng ta sẽ rèn luyện được thói quen chánh niệm ghi nhận hay biết cảm giác. Đây là tiền đề để mọi người có thể sống thiền nghĩa là hay biết bản thân mình trong mọi tư thế của cuộc sống, ngay cả khi mà mình nấu cơm, rửa bát, quét nhà, dạy con làm việc. Từ chánh niệm trong cuộc sống kết hợp với chánh niệm trong lúc ngồi thiền và đi thiền theo thời khóa, chúng ta có một cuộc sống mang thói quen chánh niệm ghi nhận hay biết chính mình tại hiện tại để tạo nên một cuộc sống bình an.


 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét