Trả lời cho những vấn đề nhức nhối:
CÁI CHẾT THỰC SỰ LÀ THẾ NÀO?
LÀM SAO ĐỂ THOÁT KHỎI CÁI CHẾT
VẬY CON NGƯỜI LÀ CÁI GÌ?
BẢN NGÃ- CÁI TÔI
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
1. TÁI SINH
- Theo đạo Phật, không có đời sống vĩnh viễn trên thiên đàng hay địa ngục. Dù ở cõi chư thiên hạnh phúc thì hết phước cũng lại sinh tử luân hổi. Sinh rồi tử, tử rồi sinh, tái sinh tùy thuộc vào Nghiệp. Đây là Quy luật tự nhiên không do thượng đế hay Đức Phật tạo nên.
- Tái sinh là sự tiếp diễn của đời sống khi kiếp sống hiện tại chấm dứt. Ðời sống không phải chấm dứt hoàn toàn lúc chết mà tiếp diễn tái sinh vào kiếp tiếp sau
- Luồng nghiệp và lòng tham ái khát khao là động lực làm cho đời sống trôi chảy như vậy
- Sự sinh hiện tại do nghiệp tham ái quá khứ đưa đến. Sự bám víu vào đời sống hiện tại sẽ trổ quả là sự tái sinh vị lai. Chính vô minh và tham ái đẩy chúng ta chết là tái sinh ngay.
- Có thể nói chúng ta sống và chết từng khoảnh khắc. Sự sinh và diệt trong đời sống luôn tiếp nối nhau như các ngọn sóng tiếp nối nhau trên đại dương. Đây là tiến trình liên tục, không có một khoảng cách nào ở giữa.
-Trong tiến trình sinh tử không có linh hồn thường còn, bất biến chuyển sinh từ kiếp nầy đến kiếp khác. Đó chỉ là sự làm việc cúa luồng tâm
LUỒNG TÂM
Tâm không phải là một cục hay một khối cứng ngắc, mà là một luồng tư tưởng hay một chuỗi dài những chập tư tưởng sinh diệt. "Trong tiến trình luôn luôn biến đổi của đời sống, mỗi chập tư tưởng khi diệt, chuyển tất cả năng lực và những cảm giác thâu nhận cho chập tư tưởng kế tiếp. Mỗi chập tư tưởng mới gồm những tiềm năng do chập tư tưởng trước trao lại ". Một chập tư tưởng sau không hoàn toàn khác chập trước mà cũng không tuyệt đối là giống. Cũng vậy một chúng sinh kiếp này khi chết chuyển tất cả nghiệp lực sang một chúng sinh kiếp tới. Hai chúng sinh này không hẳn là một mà cũng không phải là khác, bởi vì cùng nằm trong một luồng nghiệp, và một luồng tâm.
Tâm là nguồn lực linh động trôi chảy liên tục, chứa đựng tất cả kinh nghiệm ghi nhận trong hiện tại và vô lượng kiếp quá khứ. Khi Ðức Phật đề cập đến chúng sinh hay một cá nhân, là tổng hợp Thân và Tâm, là sự thay đổi liên tục của các động năng, điều nầy rất phù hợp với khoa học ở thế kỷ 20.
CÁI CHẾT THỰC SỰ LÀ THẾ NÀO?
Cái chết chẳng phải là sự tiêu diệt hoàn toàn của một chúng sanh, bởi mặc dầu chập sống cuối cùng đã chấm dứt, nhưng năng lực thúc đẩy chập sống ấy vẫn còn nguyên vẹn. Tâm thức hiện tại khuất đi, để nhường chỗ cho tâm thức mới sanh lên trong một đời sống khác. Sự tái sanh xuất hiện tức khắc, bất kể chỗ nào, như một làn sóng điện được phát ra trong không gian, tức khắc được thâu vào một máy vô tuyến điện.
"Người vừa mới chết và người vừa mới tái sanh không phải cùng một người và cũng không phải hai người khác nhau. Có sự tái sanh nhưng không có "người" tái sanh. Ðây là tánh không trong tái sanh
Phật Giáo nguyên thủy không công nhận rằng tâm thức của người quá vãng phải tạm trú một nơi nào, để chờ lựa chỗ đi luân hồi, lập trường tạm trú 7 ngày, hoặc 49 ngày là trái hẳn với giáo lý của Ðức Phật
Ví dụ như một người sắp chết
- Trong tâm người hấp hối này đã hiện ra một nghiệp tướng (Kamma nimitta) hoặc một biểu tượng thọ mạng (Gati nimitta). Những hiện tượng nghiệp này phát sanh do hành động tốt xấu trong lúc sanh tiền, hoặc tức khắc trước giờ cuối cùng.
- Nghiệp tướng (Kamma nimitta) là những biểu tượng xuất hiện trong tâm thức của người hấp hối vì họ ấn tượng mạnh nhất: ví như thấy một con dao và những thú chết trong trường hợp anh đồ tể; hoặc là thấy bịnh nhân, nếu là một vị y sĩ dễ thương; hoặc là thấy vật sùng bái, nếu là một người mộ đạo,...
- Biểu tượng thọ mạng (gati nimitta) có nghiã là một dấu hiệu của cảnh giới sắp tái sanh vào. Những cảnh tượng hạnh phúc hay khổ não thường hay biểu hiện trên sắc diện của người hấp hối. Khi triệu chứng của kiếp vị lai phát sanh, nếu thấy xấu có thể sửa chữa kịp thời, bằng ảnh hưởng cảm hóa tư tưởng của người sắp chết. Dấu hiệu báo trước những điều sẽ đến cho thọ mạng thường là lửa, rừng núi, vú mẹ, thiên cung, v.v...
"Người vừa mới chết và người vừa mới tái sanh không phải cùng một người và cũng không phải hai người khác nhau. Có sự tái sanh nhưng không có "người" tái sanh. Ðây là tánh không trong tái sanh
Hỏi: Kiếp sau tôi là người khác và không nhớ về những hành động xấu, tốt cúa mình ở kiếp này, thì sao lại phải chịu kết quả của những hành động ở kiếp này:
Đáp: Nếu người kia trong lúc đang ngủ mà đứng dậy đi trên lan can và té xuống đường rồi gãy tay hay gãy chân. Khi nằm trên giường bệnh, ông không còn nhớ gì đến sự đi trên lan can, vừa đi vừa ngủ, nhưng dĩ nhiên, ông phải nhận và biết hậu quả của việc làm ấy.
Với cái chết cũng vậy, khi tái sinh thành 1 người khác, tuy hình thể bề ngoài có biến đổi, nhưng luồng tâm trôi chảy liên tục (citta santati), không bị cái chết làm gián đoạn, vẫn tiếp tục diễn tiến, và mang theo tất cả cảm giác do ngũ quan đã thâu nhận.
Sự quên mất dĩ vãng của mình không gây trở ngại nào cho sự vận hành của định luật Nghiệp Báo. Chính nhờ sự hiểu biết lý nhân quả, đã gieo nhân thì phải gặt quả, lúc nào cũng trong vòng luân hồi, mà người Phật tử cố gắng tu dưỡng tâm tánh mình.
LÀM SAO ĐỂ THOÁT KHỎI CÁI CHẾT
Có thể khắc phục cái chết không? Câu trả lời là - Có thể!
Sở dĩ có chết là bởi vì có sanh. Tình trạng lặp đi lặp lại nầy được gọi là vòng luân hồi sansàra. Nếu vòng quanh những kiếp sinh tồn nầy ngưng lại, chấm dứt, nó chỉ có thể bị cắt đứt ở giai đoạn Vô Minh (Không hiểu biết) và ái Dục (Tham ái) -- Ðó là hai cội rễ của vòng luân hồi mà ta phải tận diệt. Như vậy, nếu tận diệt ái Dục và Vô Minh ắt ta chế ngự "sanh", chinh phục "tử", và vượt ra khỏi vòng luân hồi, thành tựu Niết Bàn.
Cho đến khi, và ngoại trừ khi thành tựu giải thoát ra khỏi thế gian những sự vật được cấu tạo, ta còn phải đối diện với cái chết, trở đi trở lại. Và trên phương diện nầy cũng vậy, vai trò của sự chết rất là rõ ràng. Nếu ai cảm thấy rằng chết là điều không thể chịu đựng, hãy cố gắng chuyên cần khắc phục vòng quay sanh và tử.
VẬY CON NGƯỜI LÀ CÁI GÌ?
Phật giáo cho rằng con người được cấu tạo do hai thanh phần: tinh thần và vật chất (Nàma và Rùpa). Hai thành phần này ở trong trạng luôn thay đổi không ngừng nghỉ:
* Thành phần vật chất (Sắc - Rùpa) bị chi phối bởi 4 yếu tố:
1) Nghiệp (Kamma): kết quả của những hành động trong quá khứ;
2) Tâm (Citta):những thánh phần tinh thần;
3) Nhiệt năng (Utu): yếu tố nhiệt lượng;
4) Chất dinh dưỡng (Ahara): yếu tố dinh dưỡng của thức ăn.
* Thành phần tinh thần (Danh - Nàma) là phần quan trọng nhất của bộ máy con người, gồm có:
1) Thọ hay cảm giác (vedanà);
2) Tưởng hay tri giác (sannà);
3) Hành (Sankhàrà) những sinh hoạt tâm có tác ý;
4) Thức (vinnàna). Nhận thức đối tượng
Bốn loại hiện tượng tinh thần ấy, phối hợp với hiện tượng vật chất ở trên, tạo ra năm uẩn (ngũ uẩn)>>>Con người chính là vật cấu hợp phức tạp ấy.
BẢN NGÃ- CÁI TÔI
"Cái mà chúng ta gọi là 'Bản Ngã', giống như một vật sáng hình thành bởi nhiều đốm sáng liên tục tiếp nối một cách thật nhanh, đến nỗi mắt con người không có khả năng phân biệt thành từng đốm riêng biệt". Cũng như thế ấy, không có một linh hồn trường cữu nằm bên trong sự vật qui ước được gọi là "CÁI TÔI", mà thực tế chỉ là sự kết hợp của Ngủ Uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức). Chúng ta không thể nói mùi hương của một cái hoa nằm trong cánh hoa, hoặc trong nhụy hoa, hay trong màu hoa, nó nằm trong toàn thể cái hoa. Tương tự như thế, một cá thể được qui định bởi sự phối hợp của năm thành phần nói trên.
Chính cái giáo lý Vô Ngã, Vô Linh Hồn (Anattà) là đặc thù chính yếu của Phật Giáo.
Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018
CÁI CHẾT VÀ CÁI TÔI!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét