"Trong một cuộc hành trình dài dẳng, người kia đi trên đường rất khát nước và hết lòng mong mỏi được uống một bụm cho đỡ khát. Anh vào ngôi nhà xin nước uống. Chủ nhà có sẵn nước, chỉ cho anh biết và nói, “Nước có sẵn kia! Nếu anh muốn thì cứ uống đi. Màu nước trong veo đẹp đẽ, mùi thơm, vị ngọt, nhưng nếu uống vào anh sẽ lâm trọng bệnh. Tôi phải nói trước cho anh biết rõ như vậy” Khách đi đường vì quá khát nước nên không nghe lời cảnh cáo.
Người khát khao chạy theo nhục dục cũng dường thế ấy. Ðức Phật dạy rằng đó là thuốc độc — sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là thuốc độc, là cạm bẫy vô cùng nguy hiểm. Nhưng người khát nước kia không nghe lời khuyên nhủ. Vì khát khao thèm muốn, nên anh ta hớp một hớp nước, nuốt vào ngon lành — thật là đã khát. Rồi anh uống, uống thêm nữa, uống đầy bụng … và ngã bệnh gần chết. Anh không nghe lời người chủ nhà vì khát khao thèm uống cho được miếng nước. Lòng khát khao ham muốn quá mãnh liệt.
Con người bị vướng mắc trong lạc thú của giác quan cũng dường thế ấy. Người ấy tìm giải khát trong sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp — tất cả đều thơm ngon! Và người ấy mãi mê thỏa mãn lòng khát khao, vui “uống” mà không ngừng, rồi bị dính kẹt, ngày càng kẹt cứng, cho đến ngày chết
Trích: Hai mặt của thực tại – Ajahn Chah
-----
Thiền Giữa Đời Thường: Phương pháp Thiền Phật giáo nguyên thủy (Thiền Vipassana)
Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018
NGƯỜI KHÁT NƯỚC
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét