(Thiền sư U.Jotika)
2. Nuôi cái giận trong lòng thì khác nào mình uống thuốc độc mà trông chờ người khác chết.
(ST)
3. Giáo pháp nằm ngay trong tâm bạn chứ không phải trong rừng. Đừng nghe ai mà hãy lắng nghe tâm mình. Bạn chẳng cần phải đi nơi nào để tìm kiếm giáo pháp. Giáo pháp nằm ngay trong tâm bạn, cũng giống như trái xoài ngọt đã nằm sẵn trong trái xoài xanh.
(Trích Chỉ là một cội cây)
4. Ngài Ajahn Chah thường dạy các đệ tử của ngài: "Nếu người ta chửi con là chó, thì con hãy nhìn lui xem mình có cái đuôi không. Nếu con có cái đuôi thì họ nói đúng rồi. Còn nếu con không có đuôi, thì cũng đừng lo lắng làm gì. Con không phải là con chó, vậy thì đâu có vấn đề?". Vậy đó, nếu bạn biết rõ giá trị của chính mình, bạn không cần phải tranh đấu để tự khẳng định lại mình khi bị người khác lăng mạ.
(ST)
(ST)
(Trích: Chánh niệm từng khoảnh khắc)
7. "Cốt tủy của Đạo rất đơn giản, chẳng cần phải giải thích dông dài: hãy bỏ yêu ghét, an nhiên trước mọi chuyện xảy ra".
(Thiền sư Ajahn Chah)
8. Không tha thứ là một loại ngục tù. Khi không thể tha thứ cho ai đó, chúng ta tống anh ta vào tù. Nói ví dụ như một người nào đó phạm tội, chúng ta bắt giữ anh ta và giam vào trong tù. Tâm chúng ta cũng như vậy, chúng ta giam giữ rất nhiều người trong nhà tù của mình. Chúng ta khóa chặt họ trong đó. Vì vậy, không tha thứ là một nhà tù – bạn nhốt người khác vào trong tù nhưng chính trong quá trình ấy, bạn cũng tự nhốt chính mình vào tù luôn bởi vì bạn là người giữ chìa khóa và canh cửa. Tôi sẽ không cho anh ra ngoài, tôi có thể thả anh nhưng tôi không thả. Trong lúc ấy thì chính chúng ta cũng đang ngồi tù.
(ST)
9. Hãy quan sát tâm mình và xem nó đang làm gì. Nếu bạn thấu hiểu tâm mình, hầu hết mọi vấn đề của bạn sẽ biến mất, bởi vì hầu hết tất cả mọi vấn đề của con người đều do tâm tạo – không có cái gì có thực bên ngoài tâm mình cả.
(Thiền sư U Jotika)
10. Cốt tủy của việc thực hành là chăm chú quán sát theo dõi tâm, nhận biết ý định của tâm. Muốn nhận biết ý định của tâm, bạn phải có trí tuệ. Đừng có tâm phân biệt, đừng bất bình phiền não khi thấy người khác không làm đúng theo ý thích của mình, đừng khó chịu khi chứng kiến những việc, những điều mà mình không ưa thích. Bạn có cảm thấy buồn khổ khi thấy một thân cây trong rừng ốm yếu cong queo không được to lớn thẳng thắn như những cây khác không? Thật là khờ dại khi buồn khổ như thế. Đừng phán xét những người khác, bởi vì có rất nhiều hạng người trên thế gian này. Tại sao tự mang vào mình gánh nặng muốn thay đổi, muốn sửa đổi tất cả những người khác? Nếu bạn muốn thay đổi, muốn sửa đổi một cái gì đó thì hãy thay đổi, sửa đổi sự vô minh của mình thành trí tuệ.
(Trích Chỉ là một cội cây)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét