February 12, 2014 at 3:38pm
Nhà sư: Có ý kiến cho rằng “Khi cho đi chúng ta mới nhận ra được sự dính mắc” vì có những dính mắc vi tế mà chỉ khi có sự cho đi chúng ta mới phát hiện ra được. Dính mắc có thể kể đến như dính mắc với người hay dính mắc với đồ vật.
Thực tế một người có thể cho đi rất nhiều thứ nhưng có khi một thứ lại không cho ra được, chẳng hạn có anh chàng có thể cho đi cả thế giới nhưng có một người anh ta sẽ không bao giờ từ bỏ. Như vậy số lượng vật cho đi không phản ánh sự buông bỏ. Đôi khi một vấn đề, một việc thôi nhưng sự buông bỏ lại rất mạnh.
Mặt khác, một người sẽ dễ buông bỏ hơn đối với những thứ họ không có sự quan tâm hay những thứ ít quan trọng đối với họ… Nếu họ quan tâm tới văn thơ mà chúng ta cứ đem những câu chuyện về công nghệ thông tin ra bàn luận, ta nói về Iphone, về smart phone thì họ cũng không quan tâm.
Vấn đề buông bỏ sự dính mắc không nằm ở món đồ ta cho ra hay con người ta từ bỏ, mà vấn đề thuộc về tâm. Ví dụ nếu người nào đó cho đi chiếc điện thoại với động cơ, với ý định là ngày hôm sau họ sẽ có được chiếc khác; hoặc cho đi những thứ họ không quan tâm thì đó đâu phải là cho đi để từ bỏ sự dính mắc?
Nếu ta phải cho đi món đồ duy nhất, quý nhất không thể thay thế thì sao? Ta có nhận ra sự dính mắc không?
Nhiều Thiền sinh: Thì rất dễ nhận ra sự dính mắc ạ.
Nhà sư : Lúc này họ cảm thấy nuối tiếc. Cảm thấy nuối tiếc như vậy liên quan đến điều gì? Liên quan đến Thọ. Nếu không có tác động đến thọ thì không có điều gì xảy ra cả, nhưng khi cái Thọ trở nên rõ rệt thì nhận ra dễ dàng.
Có những người rất nhiều lần đau khổ nhưng vẫn không học được bài học nào. Họ biết sự đau khổ, cảm giác đau khổ đó nhưng không có được hiểu biết. Thất tình, đau khổ cứ lặp đi lặp lại nhưng không có được bài học. Vì sao vậy? Vì mặc dù họ biết thọ khổ và nhưng lại dính mắc với thọ lạc. Bằng mọi cách họ gạt bỏ thọ khổ để thay thế bằng thọ lạc, và để làm được việc đó thì họ thay đổi đối tượng. Đó là trò chơi muôn thủa của tâm, từ trước đến nay vẫn luôn như vậy. Họ chỉ muốn thay đổi chứ không có sự hiểu biết ở đó, thay thế thọ này bằng thọ khác
Thọ khổ dễ thấy hơn, còn học được từ thọ lạc sẽ khó khăn hơn. Chúng ta luôn có xu hướng hướng tới đối tượng, thay đổi đối tượng để tìm kiếm cảm thọ dễ chịu hơn. Như khi bị đau vì ngồi thiền, chúng ta không chấp nhận thọ khổ, mà vẫn có ý muốn thoát khỏi, cố gạt bỏ thọ khổ đó cho hết đau.
Quay lại vấn đề, khi chúng ta bị mất đồ, có rất nhiều cảm giác lộn xộn, chẳng hạn như tự an ủi bản thân “của đi thay người”, .v.v.. Việc tìm hiểu cần phải bắt nguồn từ việc thấy đúng vấn đề. Tuy nhiên nhận ra vấn đề thì chưa đủ, phải có sự chấp nhận điều đó. Nếu nhận ra nhưng không chấp nhận thì không quan sát được. Sự quan sát khách quan chính là việc ghi nhận, hay biết với thái độ chấp nhận cả hai trạng thái: nắm giữ hay chối bỏ.
Nói riêng về chấp nhận, ở giai đoạn ban đầu chúng ta có sự tạm thời chấp nhận; đến khi thực sự có hiểu biết rõ ràng, đầy đủ thì sự chấp nhận mới thực sự là chấp nhận, cho dù có điều gì xảy ra cũng không còn phản ứng.
Chúng ta hãy phân biệt giữa Nhẫn và Nhẫn nhục. Nhẫn là có sự hiểu biết ở đó, ít ra là sự hiểu về nhân tình thế thái. Nhẫn nhục là sự kìm chế, đè nén với một động cơ khác, đến một ngày nào đó sẽ bộc phát mà còn mạnh mẽ hơn, như nhẫn nhục để tìm cơ hội trả thù chẳng hạn. Hình thức bên ngoài có vẻ giống nhau nhưng nội dung, động cơ hoàn toàn khác nhau
Thiền sinh: Con thấy nhiều người chịu nhẫn nhục với những động cơ khác nhau, để củng cố cho bản ngã cúa họ, để được người khác đánh giá tốt,…
Nhà sư: Đa số chúng ta sống theo khuôn mẫu cúa xã hội, thể hiện theo một quan điểm nào đó để xã hội đánh giá cao. Rất khó thoát ra khỏi các khuôn mẫu đó, đôi khi phải trả giá rất nhiều, phải đứng trên đầu sóng ngọn gió, búa rìu dư luận.
Như vậy mọi người nghĩ sao? Có đúng là cho đi thì mới nhận ra được sự dính mắc không?
Thiền sinh: Con thấy khi cho đi thì nhận ra được đa dạng sự dính mắc hơn, chứ không phải là vì cho đi mới nhận ra được. Nhờ có sự cho đi thì dễ nhận ra được rất nhiều sự hiểu biết sai lầm.
Nhà sư: Nếu không nhận biết được những hiểu biết sai lầm thì tâm sẽ củng cố những sai lầm đó. Nếu có sự nhận biết thì có sự hiểu biết, và hiểu biết thì không mang tính củng cố cho những hiểu biết sai lầm; vì hiểu biết luôn luôn đi cùng với sự buông bỏ; đó là hai mặt cúa một vấn đề.
Thiền sinh: Tâm chúng ta luôn dính mắc vào cái đúng và cái sai. Vậy khi đã nhận ra sự dính mắc rồi thì cần phải làm gì? Có nên suy nghĩ lại với góc nhìn mới hay không?
Nhà sư: Chỉ có Pháp hiện tại là thực nhất. Tuy nhiên, việc xem xét, suy nghĩ về các vấn đề của mình để hiểu rõ thêm là cần thiết.
Những gì chúng ta học từ thực tế xảy ra là rất khác nhau, không có trường hợp nào giống nhau hoàn toàn, không ai giống ai, cho nên không có câu trả lời chung cho tất cả mọi người. Lý thuyết là như vậy nhưng thực hành quan sát là rất quan trọng. Chẳng hạn, những người dạy Vi Diệu Pháp biết về tâm thì thực sự họ có hiểu biết hết về tâm không? Họ biết rất nhiều lý thuyết nhưng có thể nói là họ hiểu hết về tâm không?
Thiền sinh: Như vậy chánh niệm thì sẽ có được sự buông bỏ, chứ vấn đề không nằm ở việc cho đi hay không mới nhận ra được sự dính mắc?
Nhà sư: Buông bỏ phải đi đôi với sự hiểu biết, khi có hiểu biết thì cùng với nó là sự buông bỏ.
Có người đốt hết nhà cửa nhưng chưa chắc họ đã buông bỏ được nhà cửa. Người ăn mày có thể có rất ít tài sản nhưng lại dính mắc rất chặt, trong khi một ông quý tộc nhà giàu lại có khả năng buông bỏ mạnh. Do đó dính mắc nằm trong tâm thức cúa chúng ta, mà tâm thức phụ thuộc vào sự hiểu biết.
Có những người bị ung thư, bệnh viện trả về thì họ lại có khả năng buông bỏ thực sự, vì khi đó họ đã hoàn toàn bất lực, khi còn hy vọng được sống thì còn không chịu buông bỏ. Như vậy đó là buông bỏ thực sự hay buông bỏ có điều kiện? Chúng ta thấy mình luôn luôn bị chi phối bởi các điều kiện không? Cho dù dùng mỹ từ gì chăng nữa thì chúng ta vẫn bị phụ thuộc vào điều kiện, không thể vượt ra ngoài để đạt đến tự do.
Thiền sinh: Chúng ta không thể vượt ra ngoài các điều kiện, vậy chúng ta cần điều kiện gì, yếu tố nào để hỗ trợ phát triển việc buông bỏ?
Nhà sư: Các phẩm chất tâm trong sự quan sát, khi các yếu tố này hội tụ thì tự động tâm buông bỏ. Khi tâm ở trong sự hỷ lạc, an định, cảm giác rất khác biệt, không cần bất cứ điều gì, không thấy ý nghĩa nào khác. Nhưng khi mất đi điều kiện đó thì lập tức rất nhiều trạng thái khác tràn vào.
Chúng ta không cần phải tầm cầu, mà tầm cầu cũng không được vì đó là quá trình đặt điều kiện tiếp theo. Từ trước đến nay ta đều tầm cầu rồi và ngay trong thực hành quan sát thì cũng có ý muốn tầm cầu tại đó.
Thông thường chúng ta không để ý đến cảm thọ, khi để ý đến đối tượng này người ta sẽ không phát hiện được cái khác. Nếu không quan sát rộng thì khó phát hiện ra các đối tượng khác
Mặt khác, một người sẽ dễ buông bỏ hơn đối với những thứ họ không có sự quan tâm hay những thứ ít quan trọng đối với họ… Nếu họ quan tâm tới văn thơ mà chúng ta cứ đem những câu chuyện về công nghệ thông tin ra bàn luận, ta nói về Iphone, về smart phone thì họ cũng không quan tâm.
Vấn đề buông bỏ sự dính mắc không nằm ở món đồ ta cho ra hay con người ta từ bỏ, mà vấn đề thuộc về tâm. Ví dụ nếu người nào đó cho đi chiếc điện thoại với động cơ, với ý định là ngày hôm sau họ sẽ có được chiếc khác; hoặc cho đi những thứ họ không quan tâm thì đó đâu phải là cho đi để từ bỏ sự dính mắc?
Nếu ta phải cho đi món đồ duy nhất, quý nhất không thể thay thế thì sao? Ta có nhận ra sự dính mắc không?
Nhiều Thiền sinh: Thì rất dễ nhận ra sự dính mắc ạ.
Nhà sư : Lúc này họ cảm thấy nuối tiếc. Cảm thấy nuối tiếc như vậy liên quan đến điều gì? Liên quan đến Thọ. Nếu không có tác động đến thọ thì không có điều gì xảy ra cả, nhưng khi cái Thọ trở nên rõ rệt thì nhận ra dễ dàng.
Có những người rất nhiều lần đau khổ nhưng vẫn không học được bài học nào. Họ biết sự đau khổ, cảm giác đau khổ đó nhưng không có được hiểu biết. Thất tình, đau khổ cứ lặp đi lặp lại nhưng không có được bài học. Vì sao vậy? Vì mặc dù họ biết thọ khổ và nhưng lại dính mắc với thọ lạc. Bằng mọi cách họ gạt bỏ thọ khổ để thay thế bằng thọ lạc, và để làm được việc đó thì họ thay đổi đối tượng. Đó là trò chơi muôn thủa của tâm, từ trước đến nay vẫn luôn như vậy. Họ chỉ muốn thay đổi chứ không có sự hiểu biết ở đó, thay thế thọ này bằng thọ khác
Thọ khổ dễ thấy hơn, còn học được từ thọ lạc sẽ khó khăn hơn. Chúng ta luôn có xu hướng hướng tới đối tượng, thay đổi đối tượng để tìm kiếm cảm thọ dễ chịu hơn. Như khi bị đau vì ngồi thiền, chúng ta không chấp nhận thọ khổ, mà vẫn có ý muốn thoát khỏi, cố gạt bỏ thọ khổ đó cho hết đau.
Quay lại vấn đề, khi chúng ta bị mất đồ, có rất nhiều cảm giác lộn xộn, chẳng hạn như tự an ủi bản thân “của đi thay người”, .v.v.. Việc tìm hiểu cần phải bắt nguồn từ việc thấy đúng vấn đề. Tuy nhiên nhận ra vấn đề thì chưa đủ, phải có sự chấp nhận điều đó. Nếu nhận ra nhưng không chấp nhận thì không quan sát được. Sự quan sát khách quan chính là việc ghi nhận, hay biết với thái độ chấp nhận cả hai trạng thái: nắm giữ hay chối bỏ.
Nói riêng về chấp nhận, ở giai đoạn ban đầu chúng ta có sự tạm thời chấp nhận; đến khi thực sự có hiểu biết rõ ràng, đầy đủ thì sự chấp nhận mới thực sự là chấp nhận, cho dù có điều gì xảy ra cũng không còn phản ứng.
Chúng ta hãy phân biệt giữa Nhẫn và Nhẫn nhục. Nhẫn là có sự hiểu biết ở đó, ít ra là sự hiểu về nhân tình thế thái. Nhẫn nhục là sự kìm chế, đè nén với một động cơ khác, đến một ngày nào đó sẽ bộc phát mà còn mạnh mẽ hơn, như nhẫn nhục để tìm cơ hội trả thù chẳng hạn. Hình thức bên ngoài có vẻ giống nhau nhưng nội dung, động cơ hoàn toàn khác nhau
Thiền sinh: Con thấy nhiều người chịu nhẫn nhục với những động cơ khác nhau, để củng cố cho bản ngã cúa họ, để được người khác đánh giá tốt,…
Nhà sư: Đa số chúng ta sống theo khuôn mẫu cúa xã hội, thể hiện theo một quan điểm nào đó để xã hội đánh giá cao. Rất khó thoát ra khỏi các khuôn mẫu đó, đôi khi phải trả giá rất nhiều, phải đứng trên đầu sóng ngọn gió, búa rìu dư luận.
Như vậy mọi người nghĩ sao? Có đúng là cho đi thì mới nhận ra được sự dính mắc không?
Thiền sinh: Con thấy khi cho đi thì nhận ra được đa dạng sự dính mắc hơn, chứ không phải là vì cho đi mới nhận ra được. Nhờ có sự cho đi thì dễ nhận ra được rất nhiều sự hiểu biết sai lầm.
Nhà sư: Nếu không nhận biết được những hiểu biết sai lầm thì tâm sẽ củng cố những sai lầm đó. Nếu có sự nhận biết thì có sự hiểu biết, và hiểu biết thì không mang tính củng cố cho những hiểu biết sai lầm; vì hiểu biết luôn luôn đi cùng với sự buông bỏ; đó là hai mặt cúa một vấn đề.
Thiền sinh: Tâm chúng ta luôn dính mắc vào cái đúng và cái sai. Vậy khi đã nhận ra sự dính mắc rồi thì cần phải làm gì? Có nên suy nghĩ lại với góc nhìn mới hay không?
Nhà sư: Chỉ có Pháp hiện tại là thực nhất. Tuy nhiên, việc xem xét, suy nghĩ về các vấn đề của mình để hiểu rõ thêm là cần thiết.
Những gì chúng ta học từ thực tế xảy ra là rất khác nhau, không có trường hợp nào giống nhau hoàn toàn, không ai giống ai, cho nên không có câu trả lời chung cho tất cả mọi người. Lý thuyết là như vậy nhưng thực hành quan sát là rất quan trọng. Chẳng hạn, những người dạy Vi Diệu Pháp biết về tâm thì thực sự họ có hiểu biết hết về tâm không? Họ biết rất nhiều lý thuyết nhưng có thể nói là họ hiểu hết về tâm không?
Thiền sinh: Như vậy chánh niệm thì sẽ có được sự buông bỏ, chứ vấn đề không nằm ở việc cho đi hay không mới nhận ra được sự dính mắc?
Nhà sư: Buông bỏ phải đi đôi với sự hiểu biết, khi có hiểu biết thì cùng với nó là sự buông bỏ.
Có người đốt hết nhà cửa nhưng chưa chắc họ đã buông bỏ được nhà cửa. Người ăn mày có thể có rất ít tài sản nhưng lại dính mắc rất chặt, trong khi một ông quý tộc nhà giàu lại có khả năng buông bỏ mạnh. Do đó dính mắc nằm trong tâm thức cúa chúng ta, mà tâm thức phụ thuộc vào sự hiểu biết.
Có những người bị ung thư, bệnh viện trả về thì họ lại có khả năng buông bỏ thực sự, vì khi đó họ đã hoàn toàn bất lực, khi còn hy vọng được sống thì còn không chịu buông bỏ. Như vậy đó là buông bỏ thực sự hay buông bỏ có điều kiện? Chúng ta thấy mình luôn luôn bị chi phối bởi các điều kiện không? Cho dù dùng mỹ từ gì chăng nữa thì chúng ta vẫn bị phụ thuộc vào điều kiện, không thể vượt ra ngoài để đạt đến tự do.
Thiền sinh: Chúng ta không thể vượt ra ngoài các điều kiện, vậy chúng ta cần điều kiện gì, yếu tố nào để hỗ trợ phát triển việc buông bỏ?
Nhà sư: Các phẩm chất tâm trong sự quan sát, khi các yếu tố này hội tụ thì tự động tâm buông bỏ. Khi tâm ở trong sự hỷ lạc, an định, cảm giác rất khác biệt, không cần bất cứ điều gì, không thấy ý nghĩa nào khác. Nhưng khi mất đi điều kiện đó thì lập tức rất nhiều trạng thái khác tràn vào.
Chúng ta không cần phải tầm cầu, mà tầm cầu cũng không được vì đó là quá trình đặt điều kiện tiếp theo. Từ trước đến nay ta đều tầm cầu rồi và ngay trong thực hành quan sát thì cũng có ý muốn tầm cầu tại đó.
Thông thường chúng ta không để ý đến cảm thọ, khi để ý đến đối tượng này người ta sẽ không phát hiện được cái khác. Nếu không quan sát rộng thì khó phát hiện ra các đối tượng khác
0 nhận xét:
Đăng nhận xét