Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017
SỢ HÃI VÀ CÁCH ĐỐI TRỊ
Ai trong chúng ta cũng có những nỗi sợ riêng: sợ cô đơn, sợ đứng trước đám đông, sợ những thứ vô hình hay sợ một điều gì đó lạ lẫm…
Sự sợ hãi thường chi phối cuộc sống khiến nhiều lúc ta rơi vào trạng thái mơ hồ. Dù ta luôn đối diện với các nỗi sợ hằng ngày, nhưng không phải ai cũng ý thức được về sự tồn tại, nguyên nhân và các tác động của chúng.
Theo quan điểm trong Phật Giáo, sự sợ hãi là một trong 3 tam độc (sân). Sợ hãi thường mang lại cho chúng ta cảm giác không dễ chịu, khiến chúng ta bất mãn với hiện tại, sợ hãi chính là một dạng của khổ đau.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sợ hãi ở mỗi người. Một trong những nguyên nhân sâu xa của sự sợ hãi bởi do những hiểu biết sai lầm của con người. Chấp ngã vào bản thân, tham luyến đời sống là những nguyên nhân căn bản gây nên sự sợ hãi và làm cho sợ hãi ngày càng sâu nặng thêm. Cuộc sống luôn vô thường, tất cả mọi sự trong thế giới luôn vận động, biến đối không ngừng. Con người không thể nào làm chủ và kiểm soát, chi phối mọi sự theo ý mình muốn. Chính vì không kiểm soát được, lại không muốn mất đi những thứ mình đang sở hữu hoặc dính mắc, không muốn bị tổn thương nên gây ra sự sợ hãi.
Ngoài ra, những quan điểm chấp trước, những hoàn cảnh chúng ta gặp gỡ, tiếp xúc hàng ngày đều để lại những dấu ấn trong tâm thức chúng ta. Những sang chấn tâm lý, những tổn thương tinh thần nếu không được giải quyết triệt để mà lưu lại trong ký ức, khi gặp những hoàn cảnh tương tự trong cuộc sống, với cái tưởng hoạt động mạnh mẽ sẽ gợi nhớ đến những ký ức đã qua, tác động lên trạng thái tâm thức khiến chúng ta sợ hãi và tìm cách né tránh.
Nhận ra những nguyên nhân của sự sợ hãi thường hay mắc phải, chúng ta thử đưa ra những biện pháp đối trị với nỗi sợ hãi. Đối với những trường hợp tâm chưa đủ mạnh để trực tiếp đối phó với phiền não, chúng ta nên thay đổi cách nhìn, đưa những suy nghĩ tích cực để làm tâm ổn định và vững vàng hơn để tránh xa, không đương đầu trực tiếp với sợ hãi. Khi người đang sợ hãi nhận thấy sự sai lệch và phóng đại về nỗi sợ của họ, sau khi nhìn ra nguyên nhân thì sự sợ hãi cũng giảm bớt đi phần nào.
Khi tâm đã vững hơn, bạn hãy thử đối diện với nỗi sợ, hãy quan sát chúng, xem nỗi sợ ấy tác động đến thân tâm mình như thế nào, xem những ý tưởng đang được phóng đại trong đầu, những hình ảnh, câu chuyện đang được tâm vẽ vời nên. Bạn sẽ dần hiểu hơn về nỗi sợ, và hiểu được sự vô thường của sợ hãi.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét