Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

SỨC MẠNH CỦA VIỆC LÀM THIỆN PHÁP

Câu hỏi: Thưa Thiền sư, giới hạn khi làm phước thiện như thế nào là cao nhất, mạnh mẽ nhất? Làm thế nào để vượt lên giới hạn cao nhất đó?
Trả lời: Ottamasara Sayadaw
Là con người, chúng ta có những giới hạn về trí thông minh, năng lực hay ham muốn. Vì thế, những gì chúng ta muốn làm, muốn hiểu, chúng ta có thể làm. Chúng ta làm tất cả điều này với những giới hạn - giới hạn về trí thông minh, năng lực hay ham muốn. Loài vật không có cơ hội làm và hiểu vượt lên sự giới hạn. Chính vì thế, các loài vật làm mọi thứ như nhau với mọi cuộc sống và mọi thời gian. Đối với con người, chúng ta có cơ hội vượt lên trên mọi giới hạn của loài người cũng như của chúng sinh. Chúng ta có thể tự do khỏi vòng luân hồi. Chúng ta có thể hiểu vượt lên sự thông minh của chúng ta. Chúng ta có cơ hội để làm.
Lời dạy của tôi cũng vượt lên trên sự hiểu biết thông thường và trí thông minh thông thường. Vì vậy nó khó hiểu. Cách thực hành mà tôi sử dụng đối với các thiền sinh cũng vượt lên mọi giới hạn. Để có thể tự do khỏi những giới hạn, chúng ta cần xả ly khỏi sự giới hạn. Chúng ta vẫn quen nghĩ về bản thân nhưng chúng ta cần cố gắng không nghĩ về bản thân. Chúng ta có thể nghĩ về vị thầy của mình hay nghĩ về Đức Phật, để không nghĩ về bản thân. Điều chúng ta có thể làm, chúng ta cần tiếp tục làm nó. Nếu nghĩ về hành động của Đức Phật thì chúng ta có thể hành động theo những hành động của Đức Phật. Đây là cách làm thế nào để sử dụng Phật, Pháp, Tăng theo cách đúng đắn. Một cách truyền thống, chúng ta muốn nắm giữ mọi thứ, mọi người hay mọi nơi chốn, mọi thời gian. Chúng ta muốn sử dụng Đức Phật như của chính chúng ta hay sử dụng Giáo Pháp của Ngài như tài sản của chính mình. Đó là cách sử dụng với dính mắc, với sự hiểu biết sai lầm.
Nếu chúng ta ở xa Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng thì khi mắc lỗi là chúng ta chối bỏ. Để không chối bỏ, chúng ta cần tin tưởng vào Phật, Pháp, Tăng. Để không dính mắc, chúng ta không nên chú trọng vào Phật, Pháp, Tăng mà chúng ta đang sử dụng. Chúng ta đã quen chú ý vào bản thân nhiều hơn là chú ý đến người khác, chú ý đến vị thầy của mình nhiều hơn là các vị thầy khác. Như vậy cũng là sử dụng với sự giới hạn. Bản chất của Sự thật gốc hay bản chất Vô thường luôn mới, bản chất Thường hằng không có giới hạn. Nếu chúng ta không thể xả ly khỏi giới hạn của cái này hay cái kia thì chúng ta không thể nào hiểu được về Sự thật gốc.
Những sự chỉ dạy hay bài pháp của tôi liên quan đến những người bận rộn. Bản thân tôi cũng rất bận rộn khi đang xây dựng các trung tâm thiền, chùa, nhà Sima và các tu viện ở trên núi xa thành phố hay ở những nơi cần thiết. Bên cạnh đó, tôi còn rất nhiều việc khác phải giải quyết. Hiện tại, vấn đề lớn nhất tôi phải giải quyết gây ra bởi chính những người đang giúp tôi. Nếu tôi không giải quyết vấn đề này thì họ không thể làm việc cùng với nhau. Rất nhiều công việc cần đến nhiều công nhân, người tình nguyện. Cũng có các vấn đề của những người dạy thiền, giảng Pháp trong trung tâm chúng tôi và cả vấn đề của những người đệ tử của họ.
Hiện tại, tôi đang cố gắng giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ trung tâm. Trước đây, tôi phải tập trung, chú ý giải quyết các vấn đề bên ngoài. Tôi sử dụng sức mạnh của việc làm các phước thiện và hành thiền để giải quyết các vấn đề đó. Tôi cố gắng giải quyết các vấn đề từ phía sự thật. Sức mạnh của sự thật không có giới hạn. Chính vì vậy, mọi việc sẽ được giải quyết khi thời gian đến. Nếu chỉ hành thiền và dạy thiền thì đơn giản hơn. Việc làm thiện pháp và hành thiền tuy khó khăn hơn nhưng cần thiết cho mọi người. Do làm nhiều thiện pháp nên tôi cũng gặp nhiều khó khăn với bài dạy và bài pháp của tôi. Tôi quen dạy thiền bằng tiếng Miến Điện trong nhiều năm nên tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc dạy bằng tiếng mẹ đẻ. Nhưng tôi gặp khó khăn trong việc dạy bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, bài dạy vẫn rất cần thiết cho những người bận rộn. Khi hành thiền, họ gặp rất nhiều khó khăn. Họ cần tiếp tục làm như thế.
Với cách đó, chúng ta có thể đặt niềm tin, dựa vào các việc làm phước thiện và hành thiền. Nếu như chúng ta có thể làm các việc phước thiện và hành thiền nhiều hơn nữa thì chúng ta có thể buông bỏ công việc của mình. Khi đó chúng ta sẽ trở thành thiền sinh thực thụ - làm các công việc phước thiện trong toàn bộ thời gian.
Trung tâm Thabarwa được lập nên bởi tôi và sức mạnh của các việc phước thiện. Kết quả đó thật đáng ngạc nhiên và dường như không thể tin được. Trung tâm Thabarwa là bằng chứng cho chiến thắng của việc làm phước thiện.Tôi không chỉ dạy bằng lời thông qua các bài Pháp mà còn bằng chính các trung tâm thiền như trung tâm Thabarwa. Chính vì vậy, quý vị có thể học qua các bài Pháp và qua các trung tâm của tôi. Một số vị thầy khác có thể dạy, chia sẻ qua các cuốn sách. Quý vị có thể học qua các bài Pháp hay cuốn sách đó. Cũng như vậy, quý vị có thể học qua các bài Pháp của tôi hay qua trung tâm của tôi.
(HỎI ĐÁP [HN, 20/6/2015]. Thông dịch: Phật tử Lan Nanika)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét