Từ khoảng sinh đến tử và từ tử đến sinh, có một cái xoay tròn, tự nó duy trì và xáo trộn thái quá. Sinh rồi tử, tử rồi sinh tái diễn mãi, như thế không kể xiết. Cái vòng sinh tử càng xoay tròn thì càng không thấy thủy chung và sự vãng lai của nó.
Nếu thiếu ánh sáng trong tâm, thì chúng ta lầm cho rằng cái vòng sanh tử đó chuyển xoay, vô nhân quả, bất quy định, không có chế độ. Khi đã hiểu lầm như thế thì mối hại thật là vô cùng nguy hiểm, khiến sinh mệnh chúng ta phải hư hỏng càng chịu trầm luân khổ hải trong vô lượng kiếp.
Cái đó tức là cái “Nghiệp”.
Cái “nghiệp” tạo ra trời, người và thú bị giam hãm trong vòng luân hồi sinh tử, tử sinh mãi mãi, đắm chìm trong bể khổ.
“Nghiệp” là cái pháp quy định, là luật thiên nhiên, chỉ cho thấy rõ rằng tất cả những cái chi trong đời đều có nhân quả. Người tạo nghiệp tức là nhân, sẽ phải thụ quả tức là sự thành tựu bởi nhân, liên tiếp nhau không ngừng nghỉ. Đây là luật quy định của thụ quả theo nghiệp.
Hàng Phật tử cho rằng: Nghiệp hằng đàn áp sinh mệnh tất cả mọi người cho đến kiếp cuối cùng. Vì căn cứ vào sự hành vi trong quá khứ, tạo ra sinh mệnh trong hiện tại, sinh mệnh trong hiện tại gây nên mệnh sống trong tương lai. Trong nền tảng của nghiệp, Phật ngôn có nói rằng: “Vì cái này có, cái kia mới sinh, từ cái đã sinh mới có cái khác nữa. Bởi không có cái kia, cái này mới không có, cái này diệt, cái kia mới diệt”. Thuyết minh rằng: Cái quả hằng sinh từ cái nhân, tiếp liền nhau như thế. Ngoài ra, người ta còn lưu tâm rằng: Người là cái quả của năm nguyên nhân là: sự không thấu rõ kiếp quá khứ; sự chìm đắm của tâm liên lạc với lẽ sinh tồn trong đời; sự giữ gìn trông nom sinh mệnh và của cải; nghiệp tức là sự hành vi, ám chỉ đến cái quả của tâm suy nghĩ, tác dụng trong quá khứ; thực phẩm dùng trong kiếp này.
Về khí chất, người ta cũng cho rằng: Nó nảy sinh do bốn nguyên nhân là: cái thiên nhiên của thân thể; cùng một huyết thống của nghiệp; các vật chung quanh; nhân và quả của việc làm trong quá khứ.
Sự thật, mỗi nghiệp hằng có quả liên tiếp, quan hệ với nhau trước rồi trở thành nhân của quả nữa, tiếp tục liền nhau. Thí dụ: Người cha sinh con, người con đó sẽ thành người cha kế thế, mãi mãi như vậy.
Đức Phật hằng quan sát điều quy định ấy trong thời kỳ Ngài vừa giác ngộ. Ngài hiểu biết phân minh rằng đó là điều chế định cưỡng bách (bắt buộc) đời phải thực hành theo. Ngài tuyên bố rằng: Khi nào các pháp rõ rệt đến Bà-la-môn, là người cố tâm nhìn chăm chăm, khi đó tất cả hoài nghi của Bà-la-môn ấy hằng trừ diệt, do được hiểu rõ pháp của nhân. Nhờ sự thấu triệt (thông suốt) cách trừ diệt các duyên, Bà-la-môn ấy mới được trừ khử Ma vương cùng quân ma và hằng rực rỡ, tươi sáng, ví như vầng trăng chói lọi giữa không trung vậy.
Điều quy định đã giải như trên, chúng ta gọi là Paticcasamupāda, “thuyết Thập nhị Duyên khởi” hoặc gọi theo cách đàm thoại là “dây xích của nhân quả”. Cái khởi nguyên của điều quy định này, là nguồn gốc của cái có tất cả sinh mệnh, cái chung qui của nó tức là sự khổ vậy. Luật nhân quả này, chẳng phải chỉ có trong Phật giáo, dù trong Thiên Chúa giáo cũng có đại ý là: Người gieo giống nào họ sẽ được quả ấy. Trong khoa học cũng có vấn đề căn bản như vầy: Nhân và quả phải ngang nhau.
Theo ý nghĩa này, phần đông đều nhìn nhận luật nhân quả, hoặc nói một cách khác, họ cho rằng, khi đã gây nhân tất phải chịu quả, giống nhau (có vay ắt có trả). Nhưng đa số người có quan niệm khác nhau, do chỗ hiểu biết rộng hoặc hẹp hơn kém nhau mà thôi.
Các nhà triết học có nói: Phật giáo không giống như Thiên Chúa giáo và Hồi giáo v.v... Phật giáo dạy rằng: Sự khổ trong đời là do người tạo nghiệp (là quả của nghiệp) hằng xảy ra tự việc làm của người, mà diệt được cũng do sự hành vi của họ, không tùy thuộc một hành động của một vị nào cả.
Trong nền tảng Phật giáo có chép rằng: Tất cả quả đều có nhân và cái đặc tính của người tức là cái quả thu hoạch được của sự suy nghĩ và hành động trong thời quá khứ của ta. Nghiệp tức là sự động tác và quả của sự động tác ấy, hằng duy trì những đắc thành của nó và sức phản ứng chống lại với các việc xảy đến. Người ta có thể trở nên trong sạch bằng cách tự mình hiểu rõ và có khả năng đạt đến sự giải thoát trong một ngày nào.
Trong kinh có ghi mọi việc làm của người, không nói tốt hay xấu, hằng có quả báo ứng, chẳng có một nhân vật nào đàn áp, thủ tiêu được cái quả của nghiệp. Nghiệp nào đã tạo thì quả của nó có thể tung ra, rải rác khắp nơi cho đến kiệt lực, rồi trở lại thành quả nữa.
Nghiệp là phương pháp để phân biệt sự hành vi tốt hay xấu. Theo chân lý, thì người phải hành thiện, nên trú vững trong đạo đức nghĩa là chỉ phải làm lành, vì nghiệp dữ hằng cho quả khổ, không cần nói khổ ấy sanh chóng hay chậm.
Nghiệp chẳng phải là số mệnh rủi may đâu. Nghiệp nào đã làm thì nên hiểu rằng đã qua rồi, quả của nghiệp sẽ phát sanh sau, cùng với hiện tại nghiệp tức là sự hành vi trong đời này. Theo như đã giải đây, thấy rằng: nghiệp là một vấn đề cần phải tu tập, học hỏi, nhân đó triết học về nghiệp mới góp nhặt tài liệu để biến thành một quyển sách như đây.
Vansarakkhita Maha Thera
Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017
GIẢI VỀ NGHIỆP
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét