Thiền sư Ottamasara: Rồi một ngày bạn sẽ mất
tất cả mọi thứ: gia đình, nhà cửa, nghề nghiệp, vợ con, tài sản. Điều đó là Sự
Thật không thể trốn thoát. Và điều đó chắc chắn sẽ xảy ra, không chỉ với bạn mà
với tất cả mọi người. Điều này là hoàn toàn chắc chắn. Bạn cho rằng nỗi đau khổ
của bạn xuất phát từ mọi người xung quanh, nhưng bản chất nỗi khổ ấy xuất phát
từ việc bạn không có khả năng chấp nhận sự mất mát. Bạn càng có khả năng chấp
nhận mất mát, càng có khả năng chấp nhận sự thật thì bạn sẽ càng bớt đau khổ.
Đây cũng là sự thật nữa. Bạn không chấp nhận được mất mát là vì bạn nắm giữ,
hiểu sai lầm rằng đó là nhà của bạn, cha mẹ, tài sản của bạn. Do có sự hiểu lầm
đó nên bạn nắm giữ, điều khiển và không có khả năng chấp nhận sự thật là chúng
sẽ mất.
Thật sự rằng cậu đã mất chúng ngay từ khi cậu bắt đầu “ có” chúng, vì
hiểu là mình có chúng nên cậu mới mất chúng, còn hiểu được rằng chúng đến với
cậu là do các điều kiện nhân duyên hội tụ thì khi không đủ điều kiện nữa nó sẽ
ra đi, khi đó cậu sẽ chấp nhận được sự mất mát.
Khi kết hôn bạn cho rằng đó là vợ của mình và sở hữu được người vợ, nắm
giữ được họ, khi có con bạn cũng cho rằng con của bạn và nắm giữ ý tưởng đó,
cùng hiểu lầm ấy với tài sản, cha mẹ, nhà cửa, nghề nghiệp. Cho nên có thêm một
vật gì, điều gì là bạn có thêm sự nắm giữ, và sự nắm giữ ấy nay trở thành thói
quen của bạn. Bạn có thói quen nắm giữ chứ không có thói quen chấp nhận mất mát
(chấp nhận sự thật). Từ trước tới nay bạn không mất mát nhiều nên khả năng chấp
nhận mất mát rất yếu và sự nắm giữ rất mạnh mẽ, chúng được tích lũy cùng với
nhau. Bạn cần xây dựng và ghi nhớ sự thật rằng mọi thứ có bản chất riêng, và
bản chất tột cùng của chúng là chúng đang thay đổi và bạn sẽ phải mất chúng,
hãy ghi nhớ và tạo cho mình khả năng chấp nhận điều đó. Khi bạn nghĩ rằng mình
“có” bất cứ điều gì, hãy nhắc nhở và ghi nhớ sự thật đó, chúng không phải là
của bạn và bạn không thể nắm giữ được chúng.
Hỏi tiếp: Con còn quá trẻ
để mất tất cả những thứ đó, và mất cùng một lúc, nếu như mất từ từ và mất khi
con đã già có khi con lại dễ chấp nhận hơn.
Thiền sư Ottamasara: Với người không có khả năng
chấp nhận mất mát thì không có gì để mất là điều tốt nhất cho anh ta, giả sử nếu
mất gia đình, mất nhà, mất nghề nghiệp thì bạn sẽ ra sao? Nếu có được bài học
lớn từ điều đó, có thể đó là cơ hội cho bạn xuất gia và trở thành tu sĩ không
tài sản như tôi đây, có sao đâu (cười). Đó là bạn nghĩ vậy thôi, còn sự thật
chưa chắc bạn đã mất tất cả những thứ đó. Bạn còn trẻ, còn sức khỏe nên còn rất
nhiều thời gian cho bạn học hỏi và rút kinh nghiệm, những gì đang xảy ra là cơ
hội rất tốt cho bạn, là điều rất mừng cho bạn để có thể đối diện, xây dựng tính
chấp nhận mất mát cho tương lai. Nếu bạn đã lớn tuổi và bệnh tật, bạn vẫn có
thể mất những thứ kể trên nhưng khi đó sẽ còn khó khăn hơn, khó chấp nhận hơn
nữa. Nếu bạn mất mát từng thứ một thì khả năng chấp nhận mất mát sẽ rất nhỏ,
đây là cơ hội để bạn xây dựng khả năng chấp nhận, mất mát lớn. Đến một ngày, bạn
và tôi và tất cả đều sẽ mất cùng 1 lúc, khi đó bạn có đủ mạnh mẽ để chấp nhận
rồi. Điều đó là cần thiết. Bây giờ bạn còn trẻ và không phải người trẻ nào cũng
có cơ hội tốt như bạn để học hỏi.
Hỏi: Vậy những điều Ngài
nói giúp ích gì cho con để giải quyết tình hình hiện nay?
Thiền sư Ottamasara: Bạn không thể điều khiển
được tất cả mọi người, tất cả mọi hoàn cảnh, bạn không thể làm cho sự việc, con
người, niềm vui tồn tại mãi mãi nhưng bạn có thể xây dựng được cho mình khả
năng chấp nhận sự thay đổi ấy. Khi có được sự chấp nhận sự thật ấy, tâm lý bạn
sẽ ổn định hơn, khi đó tự bạn sẽ biết cần làm gì để thay đổi con người, hoàn
cảnh xung quanh. Khi bạn biết chấp nhận mất mát thì sẽ giúp cho gia đình, người
thân cũng biết chấp nhận mất mát, và khi đó có tự do, sự hiểu biết trong tâm trí
của mọi người thì gia đình bạn sẽ thay đổi.
(Cảm ơn Sư Cô Hương Thiền đã thông dịch)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét