Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

SỐNG THIỀN 1


Thiền trong đời sống thường ngày
Tóm lược quyển sách
Living Meditation : Living Insight của Dr. Thynn Thynn
(Bản dịch của Từ Thám - Sydney, Australia -2001*)
Quyển sách nầy của Bà Thynn Thuynn viết về cách học tập thiền định trong đời sống thường ngày . Phần lớn các phương pháp tu hành ở các chùa hay thiền viện đều không thích hợp với người tu tại gia nên không đủ để chuyển hóa người hành đạo . Bà là một học giả Miến Ðiện nhưng theo sở học Tây Phương nên cách trình bày rất dễ hiểu và trong sáng . Bài viết khá dài , tôi cố gắng tóm lược lại những ý chính để đọc giả có thể theo dỏi dễ dàng .
Lê Tấn Tài

A.- SINH HOẠT THIỀN

TÂM THỨC TỰ DO
Trong thiền định , hay nói một cách nôm na là sống thiền thì trước hết bạn phải có trình độ cao về trí thông minh , sự cố gắng và lòng kiên nhẫn . Khởi đầu, bạn phải tập một tâm thức hoàn toàn tự do và không bị giới han . Thứ tự do mà bạn tìm đây là tự do tuyệt đối để tâm thức tìm được chân lý . Nhưng làm sao bạn đạt được một tình trạng tuyệt đối như vậy khi đa số chúng ta bắt đầu với sự phán đoán và điều nguy hiểm nhất là sự phê phán dựa trên tình cảm : quan niệm của tôi , đức tin của tôi , kinh nghiệm của tôi ... Như thế bạn không có tự do để tiến bước xa hơn nữa . Chỉ có cách bạn phải nhìn mọi sự vật với tâm bình đẳng (không định kiến , khen chê ...), dù đó là triết thuyết, lý tưởng, hoặc ngay cả công phu tu tập và tiến bộ của mình nữa. Chỉ như thế bạn mới có thể nhìn sự vật một cách khách quan được. Muốn được tự do bạn chỉ cần hai điều: tâm hồn im lặng và trái tim cởi mở.

THIỀN TRONG SINH HOẠT THƯỜNG NGÀY
Trong khi tập Thiền Quán, bạn không nhất thiết phải tu để đạt tới tình trạng an định. Ðiều tối cần là bạn phải có trí tuệ ba-la-mật (panna paramita) tức là trí thông minh có sẳn. Nếu bạn có trí tuệ ba-la-mật và ở tình trạng sẳn sàng, thì có thể đắc ngộ ngay sau khi chỉ nghe một bài giảng. Do đó, với trí tuệ giải thoát, bạn sống tại gia vẫn có thể đắc ngộ khi quán chiếu vô thường bên trong hay ngoài bản tâm, tại gia hay ngoài xã hội.( Ledi Sayadaw)
Thiền đem tới sự thư giản nhưng không phải là một phương thức trị liệu cấp thời để giảm căng thẳng mà là một phương pháp rèn luyện tâm để đạt đến giải thoát .
Nói đến tu thiền là người ta nghĩ đến tọa thiền (ngồi thiền) . Thật ra đây chỉ là một hình thức kỹ thuật để hổ trợ cho việc tu thiền . Nhưng nếu thiền nhằm mục đích để giúp tâm bình an thì thiền phải là một hành vi linh động trong cuộc sống hàng ngày , giữa các thăng trầm của đời sống , các xung động của các dục vọng , cảm xúc... Làm sao để kiểm soát chúng ? Hãy ngắm nhìn tâm mình trong im lặng vì bản chất của tư tưởng và tình cảm là tạm bợ và tự chúng không có đời sống riêng biệt. Nếu bạn bám níu chúng thì bạn làm cho chúng ở lại lâu hơn chỉ khi nào tâm thức bạn không còn bám níu hay vất bỏ thì nó mới có thể nhìn cơn giận như là cơn giận, ham muốn như là ham muốn. Sự thấy biết nầy gọi là tuệ giác (Panna) . Chỉ khi nào bạn không còn dính líu với cảm xúc thì lúc đó bản chất bình an của tâm thức mới hiện ra. Bản chất bình an nầy làm bạn có thể sống trọn vẹn từng giây phút của đời sống. Với sự thông hiểu và nhận thức mới tìm được, bạn sẽ có thể sống như một con người trọn vẹn và nhạy cảm hơn. Bạn sẽ nhìn đời với một quan điểm mới mẻ và tươi mát. Và kỳ diệu thay, những vấn đề trước kia không còn là vấn đề nữa.

SỐNG VỚI GIÂY PHÚT HIỆN TẠI
Như vậy muốn có một tâm thức mới nầy hãy tập có tỉnh giác về bất cứ hành động nào của mình ngay lúc nầy: đi bộ, ngồi, tắm, hút bụi, ngắm hoa, vv...Bạn có thể tập điều nầy bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Trong khi rèn luyện tâm tập trung, bạn sẽ thấy là mình càng ngày càng bớt lơ đãng. Rồi về sau, khi bạn tiếp tục rèn luyện, bạn sẽ có thể tỉnh giác về tư tưởng và tình cảm của mình ngay khi chúng mới nổi lên.
Giả sử như bạn đang lái xe. Bạn phải chú ý về hành động lái xe, phải không? Tâm của bạn phải ở tại chỗ và ngay giây phút đó, chú ý nhìn trên xa lộ, quan sát các tài xế khác. Bạn không thể nào để mình quá lơ đãng bởi những tư tưởng khác. Lái xe cũng giống như tập tỉnh giác về hành động đang làm của mình.. Hoặc giả sử như bạn đang ăn. Nếu tâm bạn lơ đãng, có thể là bạn không nhận thức mình đang nếm mùi vị của thức ăn, huống hồ là có thể thưởng thức nó. Chỉ khi nào bạn chú ý trên hành động ăn thì bạn mới có thể thật sự thưởng thức được mùi vị của thức ăn. Nhưng thường là bạn không làm những hành động khác một cách tập trung như vậy .
Sống với giây phút hiện tại chỉ là một cách nói, không phải là một điều răn phải răm rắp tuân theo , vì nếu bạn quá đeo níu vào giây phút hiện tại thì bạn sẽ mất đi nghệ thuật sống thư thả. Sống với giây phút hiện tại chỉ là một cách để tập cho tâm mình thôi xao động , suy nghĩ lung tung ...
Ðiều quan trọng là học tập bỏ thói quen vọng tâm ( tâm luôn luôn nhảy chuyền) , luyện cho tâm mình được tập trung và vững vàng hơn. Nhưng trong thiền định , tập trung chỉ là một phần . Ðiều tối cần là phải bỏ dục vọng . không phán đoán , thích hay không thích ... tức là bạn phải đạt đến tâm xã ( Tâm im lặng – Upekha) .

SỐNG VỚI NHIỀU GIÂY PHÚT KHÁC
Trong công việc thường ngày bạn thường làm một cách máy móc . Chẳn hạn khi đang lặt rau, bạn không nhất thiết phải chú ý đến màu sắc hay hương vị của rau mà có thể trả lời vài câu hỏi của các con . Không có một nguyên tắc cứng nhắc nào cả . Nếu công việc quá bận rộn thì bạn đâu còn chú tâm đến việc khác . Trong tình thế nầy , thay vì để ý đến sự lộn xộn ở bên ngoài thì dừng lại và nhìn thẳng lại tâm mình ở bên trong . Ðó là cách để đạt đến một trạng thái cân bằng , để bạn có thể nhìn sự hỗn loạn bên ngoài một cách khách quan . Ðây gọi là Tuệ Giác (Panna) hay là giác ngộ xuyên suốt . Khi sự tỉnh giác đã đủ mạnh và trong tâm có sự im lặng hoàn toàn thì tuệ giác sẽ tức thời hiện đến cho chúng ta biết cách tốt nhất để đối phó với tình thế trước mắt. Khi tâm không còn thành kiến, bạn sẽ có thể hành động tức thời, đầy sáng tạo.

THIỀN TRONG HÀNH ÐỘNG
Một cách tổng quát tâm trí của bạn đều bị ngoại giới chi phối và bạn phản ứng với nó một cách máy móc và theo thói quen . Bạn bị kẹt ở bên ngoài và bỏ quên tâm mình ở bên trong . Bạn không thể nào quán tâm được . Chẳn hạn khi lái xe bạn không thể nào vừa quán tâm vừa chú ý đến diễn biến xẩy ra trên xa lộ . Bạn không làm thế , nhưng bạn có thể tập trung một cảm xúc nào đó quấy nhiễu chúng ta nhiều nhất . Chẳn hạn một sự tức giận . Khi bạn bắt đầu quán sự tức giận của mình, bạn sẽ khám phá một điều lý thú là bạn vừa biết mình đang tức giận thì cơn giận tự nó tan biến đi. Dần dần sự quán tâm sẽ trở nên tự nhiên hơn. Không bao lâu, bạn sẽ thấy rằng, đột nhiên giữa một cơn giận dữ, cơn giận của bạn bỗng nhiên biến đi mà không báo trước. Bạn cần hiểu rất rõ một điểm: phải tỉnh giác và đừng phê phán. Sự tỉnh giác chính nó sẽ tập cho chúng ta có được một tâm trí đơn giản và trong sạch, không có phê phán và phân biệt. Thường thì bạn chỉ phản ứng thay vì hành động. Bạn phản ứng theo đường lối đã điều-kiện-hóa của tâm bạn. Muốn dừng phản ứng, phải phá vỡ sự điều kiện hóa đó. Giả sử như đứa con nhỏ của bạn đang khóc vì bạn không cho nó vật nó muốn. Nếu bạn dừng lại để nhìn, bạn thấy sự bực dọc của mình. Bạn còn có thể nổi giận vì không thể lý sự với đứa nhỏ. Ngay lúc bạn nhìn thấy sự nóng giận, nó tan đi - và thay vì đáp ứng với con bạn bằng sự giận dữ, bạn có thể thông cảm nhưng cương quyết đối với nó. Thật là lạ, bởi vì đột nhiên bạn biết cách đối phó với vấn đề. Bạn không can dự vào sự nóng nảy của nó, hay của chính bạn. Hình như đứa nhỏ cảm nhận được điều nầy và nó cũng trở nên bình tĩnh hơn.
Tiếp theo

0 nhận xét:

Đăng nhận xét