H: Tôi có ấn tượng là Phật pháp có tính cách rất cá
nhân.
T: Nó có vẻ như thế, nhưng chúng ta không phải là những sinh vật cô lập. Chúng ta sống trong xã hội. Như vậy những gì ảnh hưởng tới cá nhân sẽ ảnh hưởng tất cả những người chung quanh. Phật giáo tập trung rất nhiều trên sự giác ngộ của mỗi cá nhân. Mặc dầu Phật giáo không bỏ quên cộng đồng, nó phải bắt đầu với cá nhân. Khi mỗi cá nhân được chính trực và hoàn toàn được cân bằng ở nội tâm, y tự nhiên kéo những người khác vào sự hài hoà đó, và cả cộng đồng nữa. Nói cách khác, một sự cân bằng tức thời được tạo ra cho một tình thế nào đó.
H: Làm sao điều nầy có thể xảy ra?
T: Không có công thức kỳ diệu nào cho nó, nhưng có hai yếu tố căn bản: kiên nhẫn và trí tuệ (panna) đem lại sự hài hoà.
H: Phải chăng kiên nhẫn là một hình thức thụ động?
T: Nếu bạn kiên nhẫn và bao dung nhưng thiếu trí tuệ, sự kiên nhẫn và bao dung đó có thể mang hình thức thụ động. Trong trường hợp đó, người ta có thể tự để cho mình bị người khác lạm dụng bằng nhiều cách. Ðó không phải là lối sống thông minh, bởi vì sống thông minh là phải tránh hai thái cực: thụ động và nóng nảy.
Thời nay, người ta luôn luôn sống vội vàng và có khuynh hướng bị bịnh thiếu kiên nhẫn. Chúng ta bị lây bịnh thích hành động tức khắc, làm liền, khởi sự liền, và làm cái gì trong sự hối hả. Chúng ta không dành thì giờ để suy tư, dừng lại, nghiền ngẫm, và để cho sự vật tự chúng phô diễn. Chúng ta có khuynh hướng phản ứng bằng một tâm thức có nề nếp rối loạn - thay vì hành động một cách bình tĩnh và tập trung - dođó chúng ta tạo thêm rắc rối.
Hành động nào thiếu trí tuệ thì có tính phá hoại. Sống thông minh có nghĩa là quán xét và nhìn thấy giây phút thích hợp, cơ hội thích hợp và tình thế thích hợp để có thể hành động. Trong Phật giáo, đây gọi là Chánh Nghiệp (samma kammanta), tức hành động khôn khéo và trọn vẹn. Tóm lại, sống thông minh có nghĩa là sống khôn khéo và sáng tạo.
H: Như vậy, nếu sự thông minh và kiên nhẫn đều cần thiết cho lối sống khôn khéo, chúng liên hệ với nhau như thế nào? Làm sao chúng có thể đi chung?
Trí tuệ (panna) và kiên nhẫn giống như hai mặt của một đồng xu. Nếu có trí tuệ thì sự kiên nhẫn tự nóđến. Sự kiên nhẫn thiếu trí tuệ chỉ là giả thiện, nó không thể bền lâu, bởi vì sớm hay muộn bạn cũng hết kiên nhẫn. Sự bao dung chân thật phải xuất phát từ trí tuệ. Bạn thấy, trí tuệ sẽ đem đến Tứ Vô Lượng Tâm (brahma viharas) - tức là Từ (metta: tình thương không điều kiện), Bi (karuna: lòng muốn ban vui cứu khổ), Hỉ (mudita: tâm hoan hỉ, không ghen ghét) và Xả (upekha: tâm bình thản, không thiên chấp). Chỉ có Từ, Bi và Xả làm cho con người trở nên thánh thiện thật sự. Tâm Bình Thản làm cho người đó không còn bám níu, Từ và Bi làm cho người đó hoà đồng với người khác, và Trí Tuệ làm cho người đó có hành động chánh đáng. Tất cả những điều nầy dẫn tới sự thánh thiện thật sự.
H: Vậy làm sao mình có thể sống hòa đồng với người khác?
Ðây là một câu hỏi cực kỳ quan trọng. Ðó là vấn đề chú tâm trên sự quân bình của chính mình, và là điều căn bản nhất. Trong bất cứ tình huống nào mà bạn phải đối diện - dù là cá nhân, xã hội, nghề nghiệp, giađình, bạn bè, vv...- sự quân bình phải bắt đầu từ đó...với chính bạn. Nếu bạn lắc lư thì làm sao có thể làm cho người khác cân bằng được? Sự cân bằng phải bắt đầu ngay ở đây, bên trong chính bạn. Bằng không thì bạn có thể làm chìm tàu vì sự lắc lư của mình.
Chỉ khi nào bạn được hoàn toàn vững vàng và chính trực thì bạn mới có thể vươn tới nội tâm của người khác. Bạn không thể thay đổi họ một cách cố ý và bắt buộc. Sự thay đổi, trước hết, phải đến từ bên trong chính bạn. Sự cân bằng phải bắt đầu ngay bên trong chính bạn. Chỉ khi nào bạn được cân bằng bên trong, sự cân bằng nầy sẽ lan ra toàn bộ tình thế và sẽ tự nó ảnh hưởng đến sự quân bình của người khác. Sự kiện nầy xảy ra tức thời. Sự an tịnh của chính bạn sẽ làm cho những người khác và tình thế đáp ứng lại một cách rất tự nhiên. Chúng ta cần giữ một trái tim cởi mở, để cho khi làm bất cứ chuyện gì, hành động của chúng ta là từ tâm từ bi, chớ không kém hơn. Lối sống tình thương nầy tạo ra năng lực lớn lao cho một đời sống hài hòa, sáng tạo và đầy niềm vui.
T: Nó có vẻ như thế, nhưng chúng ta không phải là những sinh vật cô lập. Chúng ta sống trong xã hội. Như vậy những gì ảnh hưởng tới cá nhân sẽ ảnh hưởng tất cả những người chung quanh. Phật giáo tập trung rất nhiều trên sự giác ngộ của mỗi cá nhân. Mặc dầu Phật giáo không bỏ quên cộng đồng, nó phải bắt đầu với cá nhân. Khi mỗi cá nhân được chính trực và hoàn toàn được cân bằng ở nội tâm, y tự nhiên kéo những người khác vào sự hài hoà đó, và cả cộng đồng nữa. Nói cách khác, một sự cân bằng tức thời được tạo ra cho một tình thế nào đó.
H: Làm sao điều nầy có thể xảy ra?
T: Không có công thức kỳ diệu nào cho nó, nhưng có hai yếu tố căn bản: kiên nhẫn và trí tuệ (panna) đem lại sự hài hoà.
H: Phải chăng kiên nhẫn là một hình thức thụ động?
T: Nếu bạn kiên nhẫn và bao dung nhưng thiếu trí tuệ, sự kiên nhẫn và bao dung đó có thể mang hình thức thụ động. Trong trường hợp đó, người ta có thể tự để cho mình bị người khác lạm dụng bằng nhiều cách. Ðó không phải là lối sống thông minh, bởi vì sống thông minh là phải tránh hai thái cực: thụ động và nóng nảy.
Thời nay, người ta luôn luôn sống vội vàng và có khuynh hướng bị bịnh thiếu kiên nhẫn. Chúng ta bị lây bịnh thích hành động tức khắc, làm liền, khởi sự liền, và làm cái gì trong sự hối hả. Chúng ta không dành thì giờ để suy tư, dừng lại, nghiền ngẫm, và để cho sự vật tự chúng phô diễn. Chúng ta có khuynh hướng phản ứng bằng một tâm thức có nề nếp rối loạn - thay vì hành động một cách bình tĩnh và tập trung - dođó chúng ta tạo thêm rắc rối.
Hành động nào thiếu trí tuệ thì có tính phá hoại. Sống thông minh có nghĩa là quán xét và nhìn thấy giây phút thích hợp, cơ hội thích hợp và tình thế thích hợp để có thể hành động. Trong Phật giáo, đây gọi là Chánh Nghiệp (samma kammanta), tức hành động khôn khéo và trọn vẹn. Tóm lại, sống thông minh có nghĩa là sống khôn khéo và sáng tạo.
H: Như vậy, nếu sự thông minh và kiên nhẫn đều cần thiết cho lối sống khôn khéo, chúng liên hệ với nhau như thế nào? Làm sao chúng có thể đi chung?
Trí tuệ (panna) và kiên nhẫn giống như hai mặt của một đồng xu. Nếu có trí tuệ thì sự kiên nhẫn tự nóđến. Sự kiên nhẫn thiếu trí tuệ chỉ là giả thiện, nó không thể bền lâu, bởi vì sớm hay muộn bạn cũng hết kiên nhẫn. Sự bao dung chân thật phải xuất phát từ trí tuệ. Bạn thấy, trí tuệ sẽ đem đến Tứ Vô Lượng Tâm (brahma viharas) - tức là Từ (metta: tình thương không điều kiện), Bi (karuna: lòng muốn ban vui cứu khổ), Hỉ (mudita: tâm hoan hỉ, không ghen ghét) và Xả (upekha: tâm bình thản, không thiên chấp). Chỉ có Từ, Bi và Xả làm cho con người trở nên thánh thiện thật sự. Tâm Bình Thản làm cho người đó không còn bám níu, Từ và Bi làm cho người đó hoà đồng với người khác, và Trí Tuệ làm cho người đó có hành động chánh đáng. Tất cả những điều nầy dẫn tới sự thánh thiện thật sự.
H: Vậy làm sao mình có thể sống hòa đồng với người khác?
Ðây là một câu hỏi cực kỳ quan trọng. Ðó là vấn đề chú tâm trên sự quân bình của chính mình, và là điều căn bản nhất. Trong bất cứ tình huống nào mà bạn phải đối diện - dù là cá nhân, xã hội, nghề nghiệp, giađình, bạn bè, vv...- sự quân bình phải bắt đầu từ đó...với chính bạn. Nếu bạn lắc lư thì làm sao có thể làm cho người khác cân bằng được? Sự cân bằng phải bắt đầu ngay ở đây, bên trong chính bạn. Bằng không thì bạn có thể làm chìm tàu vì sự lắc lư của mình.
Chỉ khi nào bạn được hoàn toàn vững vàng và chính trực thì bạn mới có thể vươn tới nội tâm của người khác. Bạn không thể thay đổi họ một cách cố ý và bắt buộc. Sự thay đổi, trước hết, phải đến từ bên trong chính bạn. Sự cân bằng phải bắt đầu ngay bên trong chính bạn. Chỉ khi nào bạn được cân bằng bên trong, sự cân bằng nầy sẽ lan ra toàn bộ tình thế và sẽ tự nó ảnh hưởng đến sự quân bình của người khác. Sự kiện nầy xảy ra tức thời. Sự an tịnh của chính bạn sẽ làm cho những người khác và tình thế đáp ứng lại một cách rất tự nhiên. Chúng ta cần giữ một trái tim cởi mở, để cho khi làm bất cứ chuyện gì, hành động của chúng ta là từ tâm từ bi, chớ không kém hơn. Lối sống tình thương nầy tạo ra năng lực lớn lao cho một đời sống hài hòa, sáng tạo và đầy niềm vui.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét