Trích từ cuốn" Đối thoại Pháp"
do Đại Đức Chân Tuệ giảng tại trường thiền Shwee oo min, Myanma năm 2013
Hỏi: Thưa sư, gần đây con rất giận một người vì bị họ lừa dối, con đã rất cố gắng để tha thứ nhưng khó quá, con phải làm sao?
Đáp: Những lý do làm cơn sân nổi lên thường là chạm vào tự ái của mọi người, chạm vào nỗi đau của họ, và không chịu được nỗi đau đó nên họ thường hay tránh. Khi cố gắng tránh đi, người ta thường dùng những ngôn từ rất cao thượng như "tha thứ", "buông bỏ" nhưng thực tế nó không giải quyết được vấn đề.
Có thực sự là tha thứ không khi mà cơn sân vẫn đang có đó? Sẽ là không thể khi người ta vẫn đang dính mắc và muốn tránh né sự tổn thương. Nói buông bỏ, tha thứ nhưng liệu có thực sự tha thứ cho người đối diện được không? Nếu còn sự ấm ức trong lòng nhưng lại nói tha thứ thì đó lại là một sự kìm nén.
Trạng thái ấm ức, kìm nén, tổn thương là rất thực, chúng tác động một cách rõ ràng lên thân tâm. Liệu chúng ta có nhận ra sự có mặt của chúng hay chúng ra đang lảng tránh để "tha thứ"?
Hỏi: Con thấy họ có lỗi, nhưng tha thứ là điều tốt đẹp nên con thấy cần cố gắng tha thứ, thưa sư. Đáp: Chúng ta hướng tới sự tốt đẹp và cao thượng nhưng cái gốc vấn đề vẫn chưa được giải tỏa. Người ta có xu hướng dùng các hình thức khác để khỏa lấp vấn đề, nhưng dù sao nó vẫn đang tồn tại. Lúc này, giữa nội tâm, bản chất và hình thức bên ngoài không khớp với nhau.
Đa số các trường hợp, chúng ta không có sự cảm nhận, không sống thực với mình và sẽ có rất nhiều lý do để bao biện khi một việc xảy ra. Chúng ta có thể lừa dối người khác chứ không thể lừa dối chính mình được. Ví dụ có người làm giàu bằng mọi thủ đoạn nhưng luôn dối mình rằng đó là làm giàu đúng đắn, đến khi người ta nhận ra mình đang tự lừa dối thì người ta ăn năn, hối cải rồi đi chùa làm phước để xoa dịu cảm giác tội lỗi đó.
Chúng ta đã quen sống không thực với mình rồi nên cần phải học để sống thật với mình. Học cách để hợp nhất giữa suy nghĩ, lời nói và hành động, đó không phải là chuyện dễ dàng. Nếu chúng ta làm được điều đó thì nó sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Vậy khi chúng ta tu thiền thì CHÂN THẬT chính là một trong những tiêu chí chúng ta dùng để kiểm tra Thân, Khẩu, Ý. Nếu chúng không có sự hợp nhất thì chúng ta cần phải kiểm tra lại.
Hỏi: Thưa Sư, con sống trong một gia đình người Hoa ở Việt nam có tư tưởng trọng nam khinh nữ cho nên con cảm thấy ức chế từ nhỏ, rồi khi lớn lên cho đến khi về già con cũng thấy người phụ nữ luôn bị thiệt thòi hơn đàn ông. Con tủi thân ức chế nhưng con vẫn phải kìm nén ở trong lòng. Mong sư giúp con để giảm bớt những sân hận trong lòng.
Đáp: Chúng ta sẽ thấy người nữ có rất nhiều những tấm gương giống với hoàn cảnh của cô và họ đã vươn lên.
Khi tức giận, sân hận thì phải có một nguyên nhân nằm sau chứ không phải ngẫu nhiên khi nhìn thấy những cảnh đó chúng ta đã phát sân ngay lập tức được. Có những ý tưởng, suy nghĩ khi không được thỏa mãn thì nó sẽ dẫn tới cơn sân. Đi sâu vào bên trong thì nó liên quan đến thái độ, cái hiểu và quan điểm của mình.
Vì cô sống trong một môi trường trọng nam khinh nữ từ bé, nên trong thâm tâm luôn xuất hiện những phản kháng và khi xuất hiện những cảnh như vậy là tâm sẽ phản ứng.
Trong tâm thức của cô luôn luôn có một sự phản ứng, nó liên quan tới những việc rất xa xưa và khi gặp môi trường thích hợp nó sẽ gây ra những phản ứng.
Nếu chưa hiểu được nó thì chúng ta vẫn chưa giải tỏa được, vẫn còn ấm ức ở trong lòng. Nếu không quan sát được thì liên tục chúng ta có sự phản ứng, nhưng không biết rằng chúng ta có những phản ứng mang tính ức chế.
Hỏi: Thưa sư, mỗi khi thấy những bất công giữa nam và nữ, con luôn muốn đòi lại sự công bằng cho người nữ.
Đáp: Khi chúng ta nghe hoặc nhìn thấy những chuyện bất công và lòng nổi sân đòi lại sự công bằng, liệu có thực sự có công bằng không khi cô đang ở trong một trạng thái sân như thế. Đa phần chúng ta nổi giận đòi lại sự công bằng, và chúng ta thấy rằng sự tức giận này là cần thiết. Có lúc chúng ta lại còn nổi sân với người bị hại khi chúng ta thấy họ nhu nhược và không phản ứng gì khi bị hại. Trong trường hợp này chúng ta dùng cơn sân để thiết lập lại sự quân bình.
Bây giờ sư nêu ra một vấn đề cũng gần với vấn đề của cô. Và mọi người chúng ta cùng bàn luận về vấn đề này. Hạnh phúc là tột cùng của khổ đau, đúng hay sai? Hay nói cách khác thì chúng ta bị đẩy đến tột cùng của khổ đau rồi lúc đó phải buông bỏ thì chúng ta mới có được hạnh phúc?
Vậy khi nào chúng ta đến tột cùng của khổ đau? Tột cùng của khổ đau có nghĩa là khi không còn một giải pháp nào nữa thì phải buông - dù muốn hay không muốn vẫn phải buông. Ví dụ: Có một người bị ung thư, bác sĩ nói người đó chỉ còn sống ba tháng nữa. Trong khi đang có khối tài sản khổng lồ, người đó ấp ức muốn nán lại ở trần gian lâu hơn để tiêu hết số tài sản kia. Nhưng không được vì thời gian sống thì còn quá ngắn, vì thế cách tốt nhất ở đây là buông bỏ. Vậy thì trong trường hợp người ta bị đẩy đến tột cùng của khổ đau, điều cần thiết bắt buộc là phải buông.
Vậy trong bất kỳ thời điểm nào chúng ta cũng luôn buông bỏ thì dù chưa đạt tới trạng thái tột cùng của khổ đau lúc đó chúng ta đã buông bỏ rồi. Nếu trong tâm thức luôn luôn buông thì đâu có cần phải đợi đến tận cùng của khổ đau. Nếu tâm thức luôn ở trạng thái buông bỏ thì nó luôn nhẹ nhàng, không chịu sự chi phối, áp lực. Không còn sự áp lực nào nữa, cho dù khối tài sản nhiều hay ít, điều đó không còn là vấn đề.
Vậy chúng ta có có thể buông được trong cơn sân hay không? Khi chúng ta buông ở trạng thái tột cùng, cái buông đó có đi kèm trí tuệ hay không thì điều đó chưa chắc. Dĩ nhiên buông ở trạng thái nào nó cũng đem lại cho chúng ta một số những lợi lạc và có trí tuệ thì lợi ích sẽ lớn lao hơn rất nhiều.
Hỏi: Thưa sư, con thấy rằng cái việc đó nó đang xảy ra thì mình không biết, nhưng khi đến tận cùng của sự khổ rồi mình mới biết. Chứ thời điểm chưa đến tận cùng mình vẫn cảm thấy bình thường, cái khổ nó chưa đến mức tận cùng.
Đáp: Bây giờ chúng ta xem lại từ “tận cùng” - nó là một khái niệm. Nếu chúng ta nói tận cùng thì chắc chắn đang có sự so sánh. Ví dụ mọi người thấy quả trứng nó cứng, nhưng khi đập vào đá thì nó vỡ vậy “cứng” ở đây là một khái niệm để so sánh với một vật khác chứ nó không thể hiện bản chất của từ đó. Vậy khi nói đến tột cùng thì chúng ta phải có một cái mốc để so sánh. Trong một trường hợp nào đó khi nó bùng phát, chúng ta nhìn lại cả tiến trình và so sánh nó với toàn bộ tiến trình thì chúng ta thấy rằng đây là một điểm đáy. Vậy liệu chúng ta có thể nhìn toàn bộ tiến trình nó phát triển cho tới đáy hay không?
Mọi người nói đến “khổ tột cùng”, vậy như thế nào là “khổ tột cùng’? Mỗi người sẽ có một tiêu chí, chuẩn mực để đánh giá khác nhau. Do có sự khác nhau như thế nên chúng ta phải quan sát cả một tiến trình xem như thế nào là tột cùng khổ với chính mình. Khi mà tâm còn tìm được một lối thoát thì nó còn chưa chấp nhận được thực tại. Tâm chưa chấp nhận buông bỏ nếu còn có lối thoát cho nó.
Hỏi: Xin sư quay lại vấn đề ban đầu ạ, xin cho con lời khuyên để con giảm bớt những sân hận khi thấy những sự bất công giữa người nam và người nữ.
Đáp: Vấn đề là không ai gỡ rối được cho ai. Nếu bảo cô phải làm ABC như thế này thế nọ thì chuyện đó không có giá trị nhiều trong việc giúp đỡ cô. Khi nêu ra những vấn đề như trên mà cô dần hiểu thì tự động sự việc sẽ được chuyển hóa. Nếu không như vậy thì mặc dù chúng ta có thể nghe người này khuyên, người khác bảo ban nhưng cuối cùng chúng ta vẫn đi theo con đường mình đã chọn.
Nếu chưa hiểu rõ tâm thức của mình thì cho dù có tác động bảo rằng đúng sai như thế nào thì tâm vẫn chưa chịu. Nhưng nếu có đầy đủ thông tin và có sự hiểu biết thì tự động chúng ta sẽ có câu trả lời cho chính mình. Và câu trả lời nằm trong một tiến trình chứ không nằm ở những giai đoạn cụ thể.
Chúng ta đã quen với việc khi đặt câu hỏi thì phải có câu trả lời cụ thể và cố đi tìm nó. Sư sẽ đặt vấn đề ngược lại: "Không đi tìm giải đáp cụ thể mà đi tìm tiến trình nó phát triển như thế nào để hình thành nên câu hỏi đó". Nếu chúng ta có thể làm theo cách này thì tự động sẽ có giải đáp. Trong thực tế, khi hỏi để có lời khuyên, nghe thì tưởng đơn giản nhưng trong tâm khảm của mọi người lại phức tạp hơn thế rất nhiều. Có thể chúng ta nói ra một phần trong một tiến trình dài và sư cũng chỉ hiểu được một khúc nhỏ thôi chứ chưa hiểu được quá trình dài đó nó diễn ra như thế nào.
Các trạng thái tâm không cố định mà là trạng thái tâm thức trôi chảy. Đừng kỳ vọng vào một giải pháp, một đáp án cụ thể, cái đó chính là giải pháp chết. Chúng ta đang bàn về giải pháp mà có thể thích ứng ở nhiều hoàn cảnh khác nhau và có năng lượng chuyển hóa thực sự. Vì tâm của chúng ta thường quen vào việc chốt vào mặt thời gian, nơi chốn… Từ xưa đến giờ mỗi khi gặp một vấn đề chúng ta phải tìm một đáp án cho tâm, và cái đó chính là điều nguy hiểm.
do Đại Đức Chân Tuệ giảng tại trường thiền Shwee oo min, Myanma năm 2013
Hỏi: Thưa sư, gần đây con rất giận một người vì bị họ lừa dối, con đã rất cố gắng để tha thứ nhưng khó quá, con phải làm sao?
Đáp: Những lý do làm cơn sân nổi lên thường là chạm vào tự ái của mọi người, chạm vào nỗi đau của họ, và không chịu được nỗi đau đó nên họ thường hay tránh. Khi cố gắng tránh đi, người ta thường dùng những ngôn từ rất cao thượng như "tha thứ", "buông bỏ" nhưng thực tế nó không giải quyết được vấn đề.
Có thực sự là tha thứ không khi mà cơn sân vẫn đang có đó? Sẽ là không thể khi người ta vẫn đang dính mắc và muốn tránh né sự tổn thương. Nói buông bỏ, tha thứ nhưng liệu có thực sự tha thứ cho người đối diện được không? Nếu còn sự ấm ức trong lòng nhưng lại nói tha thứ thì đó lại là một sự kìm nén.
Trạng thái ấm ức, kìm nén, tổn thương là rất thực, chúng tác động một cách rõ ràng lên thân tâm. Liệu chúng ta có nhận ra sự có mặt của chúng hay chúng ra đang lảng tránh để "tha thứ"?
Hỏi: Con thấy họ có lỗi, nhưng tha thứ là điều tốt đẹp nên con thấy cần cố gắng tha thứ, thưa sư. Đáp: Chúng ta hướng tới sự tốt đẹp và cao thượng nhưng cái gốc vấn đề vẫn chưa được giải tỏa. Người ta có xu hướng dùng các hình thức khác để khỏa lấp vấn đề, nhưng dù sao nó vẫn đang tồn tại. Lúc này, giữa nội tâm, bản chất và hình thức bên ngoài không khớp với nhau.
Đa số các trường hợp, chúng ta không có sự cảm nhận, không sống thực với mình và sẽ có rất nhiều lý do để bao biện khi một việc xảy ra. Chúng ta có thể lừa dối người khác chứ không thể lừa dối chính mình được. Ví dụ có người làm giàu bằng mọi thủ đoạn nhưng luôn dối mình rằng đó là làm giàu đúng đắn, đến khi người ta nhận ra mình đang tự lừa dối thì người ta ăn năn, hối cải rồi đi chùa làm phước để xoa dịu cảm giác tội lỗi đó.
Chúng ta đã quen sống không thực với mình rồi nên cần phải học để sống thật với mình. Học cách để hợp nhất giữa suy nghĩ, lời nói và hành động, đó không phải là chuyện dễ dàng. Nếu chúng ta làm được điều đó thì nó sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Vậy khi chúng ta tu thiền thì CHÂN THẬT chính là một trong những tiêu chí chúng ta dùng để kiểm tra Thân, Khẩu, Ý. Nếu chúng không có sự hợp nhất thì chúng ta cần phải kiểm tra lại.
Hỏi: Thưa Sư, con sống trong một gia đình người Hoa ở Việt nam có tư tưởng trọng nam khinh nữ cho nên con cảm thấy ức chế từ nhỏ, rồi khi lớn lên cho đến khi về già con cũng thấy người phụ nữ luôn bị thiệt thòi hơn đàn ông. Con tủi thân ức chế nhưng con vẫn phải kìm nén ở trong lòng. Mong sư giúp con để giảm bớt những sân hận trong lòng.
Đáp: Chúng ta sẽ thấy người nữ có rất nhiều những tấm gương giống với hoàn cảnh của cô và họ đã vươn lên.
Khi tức giận, sân hận thì phải có một nguyên nhân nằm sau chứ không phải ngẫu nhiên khi nhìn thấy những cảnh đó chúng ta đã phát sân ngay lập tức được. Có những ý tưởng, suy nghĩ khi không được thỏa mãn thì nó sẽ dẫn tới cơn sân. Đi sâu vào bên trong thì nó liên quan đến thái độ, cái hiểu và quan điểm của mình.
Vì cô sống trong một môi trường trọng nam khinh nữ từ bé, nên trong thâm tâm luôn xuất hiện những phản kháng và khi xuất hiện những cảnh như vậy là tâm sẽ phản ứng.
Trong tâm thức của cô luôn luôn có một sự phản ứng, nó liên quan tới những việc rất xa xưa và khi gặp môi trường thích hợp nó sẽ gây ra những phản ứng.
Nếu chưa hiểu được nó thì chúng ta vẫn chưa giải tỏa được, vẫn còn ấm ức ở trong lòng. Nếu không quan sát được thì liên tục chúng ta có sự phản ứng, nhưng không biết rằng chúng ta có những phản ứng mang tính ức chế.
Hỏi: Thưa sư, mỗi khi thấy những bất công giữa nam và nữ, con luôn muốn đòi lại sự công bằng cho người nữ.
Đáp: Khi chúng ta nghe hoặc nhìn thấy những chuyện bất công và lòng nổi sân đòi lại sự công bằng, liệu có thực sự có công bằng không khi cô đang ở trong một trạng thái sân như thế. Đa phần chúng ta nổi giận đòi lại sự công bằng, và chúng ta thấy rằng sự tức giận này là cần thiết. Có lúc chúng ta lại còn nổi sân với người bị hại khi chúng ta thấy họ nhu nhược và không phản ứng gì khi bị hại. Trong trường hợp này chúng ta dùng cơn sân để thiết lập lại sự quân bình.
Bây giờ sư nêu ra một vấn đề cũng gần với vấn đề của cô. Và mọi người chúng ta cùng bàn luận về vấn đề này. Hạnh phúc là tột cùng của khổ đau, đúng hay sai? Hay nói cách khác thì chúng ta bị đẩy đến tột cùng của khổ đau rồi lúc đó phải buông bỏ thì chúng ta mới có được hạnh phúc?
Vậy khi nào chúng ta đến tột cùng của khổ đau? Tột cùng của khổ đau có nghĩa là khi không còn một giải pháp nào nữa thì phải buông - dù muốn hay không muốn vẫn phải buông. Ví dụ: Có một người bị ung thư, bác sĩ nói người đó chỉ còn sống ba tháng nữa. Trong khi đang có khối tài sản khổng lồ, người đó ấp ức muốn nán lại ở trần gian lâu hơn để tiêu hết số tài sản kia. Nhưng không được vì thời gian sống thì còn quá ngắn, vì thế cách tốt nhất ở đây là buông bỏ. Vậy thì trong trường hợp người ta bị đẩy đến tột cùng của khổ đau, điều cần thiết bắt buộc là phải buông.
Vậy trong bất kỳ thời điểm nào chúng ta cũng luôn buông bỏ thì dù chưa đạt tới trạng thái tột cùng của khổ đau lúc đó chúng ta đã buông bỏ rồi. Nếu trong tâm thức luôn luôn buông thì đâu có cần phải đợi đến tận cùng của khổ đau. Nếu tâm thức luôn ở trạng thái buông bỏ thì nó luôn nhẹ nhàng, không chịu sự chi phối, áp lực. Không còn sự áp lực nào nữa, cho dù khối tài sản nhiều hay ít, điều đó không còn là vấn đề.
Vậy chúng ta có có thể buông được trong cơn sân hay không? Khi chúng ta buông ở trạng thái tột cùng, cái buông đó có đi kèm trí tuệ hay không thì điều đó chưa chắc. Dĩ nhiên buông ở trạng thái nào nó cũng đem lại cho chúng ta một số những lợi lạc và có trí tuệ thì lợi ích sẽ lớn lao hơn rất nhiều.
Hỏi: Thưa sư, con thấy rằng cái việc đó nó đang xảy ra thì mình không biết, nhưng khi đến tận cùng của sự khổ rồi mình mới biết. Chứ thời điểm chưa đến tận cùng mình vẫn cảm thấy bình thường, cái khổ nó chưa đến mức tận cùng.
Đáp: Bây giờ chúng ta xem lại từ “tận cùng” - nó là một khái niệm. Nếu chúng ta nói tận cùng thì chắc chắn đang có sự so sánh. Ví dụ mọi người thấy quả trứng nó cứng, nhưng khi đập vào đá thì nó vỡ vậy “cứng” ở đây là một khái niệm để so sánh với một vật khác chứ nó không thể hiện bản chất của từ đó. Vậy khi nói đến tột cùng thì chúng ta phải có một cái mốc để so sánh. Trong một trường hợp nào đó khi nó bùng phát, chúng ta nhìn lại cả tiến trình và so sánh nó với toàn bộ tiến trình thì chúng ta thấy rằng đây là một điểm đáy. Vậy liệu chúng ta có thể nhìn toàn bộ tiến trình nó phát triển cho tới đáy hay không?
Mọi người nói đến “khổ tột cùng”, vậy như thế nào là “khổ tột cùng’? Mỗi người sẽ có một tiêu chí, chuẩn mực để đánh giá khác nhau. Do có sự khác nhau như thế nên chúng ta phải quan sát cả một tiến trình xem như thế nào là tột cùng khổ với chính mình. Khi mà tâm còn tìm được một lối thoát thì nó còn chưa chấp nhận được thực tại. Tâm chưa chấp nhận buông bỏ nếu còn có lối thoát cho nó.
Hỏi: Xin sư quay lại vấn đề ban đầu ạ, xin cho con lời khuyên để con giảm bớt những sân hận khi thấy những sự bất công giữa người nam và người nữ.
Đáp: Vấn đề là không ai gỡ rối được cho ai. Nếu bảo cô phải làm ABC như thế này thế nọ thì chuyện đó không có giá trị nhiều trong việc giúp đỡ cô. Khi nêu ra những vấn đề như trên mà cô dần hiểu thì tự động sự việc sẽ được chuyển hóa. Nếu không như vậy thì mặc dù chúng ta có thể nghe người này khuyên, người khác bảo ban nhưng cuối cùng chúng ta vẫn đi theo con đường mình đã chọn.
Nếu chưa hiểu rõ tâm thức của mình thì cho dù có tác động bảo rằng đúng sai như thế nào thì tâm vẫn chưa chịu. Nhưng nếu có đầy đủ thông tin và có sự hiểu biết thì tự động chúng ta sẽ có câu trả lời cho chính mình. Và câu trả lời nằm trong một tiến trình chứ không nằm ở những giai đoạn cụ thể.
Chúng ta đã quen với việc khi đặt câu hỏi thì phải có câu trả lời cụ thể và cố đi tìm nó. Sư sẽ đặt vấn đề ngược lại: "Không đi tìm giải đáp cụ thể mà đi tìm tiến trình nó phát triển như thế nào để hình thành nên câu hỏi đó". Nếu chúng ta có thể làm theo cách này thì tự động sẽ có giải đáp. Trong thực tế, khi hỏi để có lời khuyên, nghe thì tưởng đơn giản nhưng trong tâm khảm của mọi người lại phức tạp hơn thế rất nhiều. Có thể chúng ta nói ra một phần trong một tiến trình dài và sư cũng chỉ hiểu được một khúc nhỏ thôi chứ chưa hiểu được quá trình dài đó nó diễn ra như thế nào.
Các trạng thái tâm không cố định mà là trạng thái tâm thức trôi chảy. Đừng kỳ vọng vào một giải pháp, một đáp án cụ thể, cái đó chính là giải pháp chết. Chúng ta đang bàn về giải pháp mà có thể thích ứng ở nhiều hoàn cảnh khác nhau và có năng lượng chuyển hóa thực sự. Vì tâm của chúng ta thường quen vào việc chốt vào mặt thời gian, nơi chốn… Từ xưa đến giờ mỗi khi gặp một vấn đề chúng ta phải tìm một đáp án cho tâm, và cái đó chính là điều nguy hiểm.
-----
Thiền Giữa Đời Thường: Phương pháp Thiền Phật giáo nguyên thủy (Thiền Vipassana)
hay
Trả lờiXóa