Đạo Phật là đạo của Trí Tuệ. Đạo Phật dùng Trí Tuệ để thực hiện sự giải thoát. Phân Tích Đạo của ngài Xá Lợi Phất đã mô tả 73 trí từ phàm đến thánh. Khi tu tập Vipassana, người tu cần thực hiện hoàn tất 16 loại tuệ căn bản, cần thiết để đạt được bốn đạo và bốn quả sa môn. Trí Tuệ (wisdom) chính là yếu tố trực tiếp đưa đến giác ngộ cuối cùng của Đạo Phật. Giới và Định không phải là yếu tố trực tiếp mà chỉ là yếu tố gián tiếp. Nhờ Giới Hạnh mà tâm được an tĩnh. Nhờ tâm an tĩnh mà thực hiện Định thành công. Nhờ có Định mà thực hành Tuệ quán hữu hiệu. Muốn có những Tuệ giải thoát người tu phải biết cách dùng năng lực của cận định kết hợp với tuệ quán để nhìn thấy “như thực” các pháp chân đế (paramattha sacca). Các pháp gọi là “chân đế” rất vi tế mà các giác quan của một người bình thường không thể thấy được. Nguyên Lý của sự giác ngộ trong giáo pháp nguyên thủy chính là sự nhìn thấy mọi vật, mọi hiện tượng như chúng thực sự là (seeing as it is). Tức là nhìn thấy mọi vật, mọi hiện tượng (vật chất và ý thức) trong bản chất “chân đế” như chúng thực là. Ví dụ, người tu phải nhìn thấy cơ thể vật chất của mình ở dạng vật chất cơ bản (các tổ hợp Kalapa) và phải nhìn thấy từng sát-na tâm khi chúng xuất hiện trong các lộ trình tâm. Ngay cả ở thời điểm giác ngộ, người tu cũng có thể nhìn thấy lộ trình tâm giác ngộ của chính mình. Đây là tinh hoa và đặc điểm riêng của chánh pháp Đạo Phật mà tất cả các tôn giáo và pháp môn khác trên địa cầu này không thể nào biết tới hay thực hiện được!
Giáo pháp nguyên thủy của Đức Phật là một giáo pháp có tính chính xác và rõ ràng giống như một khoa học về tâm linh. Mỗi bậc thiền chứng đắc đều có chuẩn mốc xác định. Mỗi tầng tuệ đều có mô tả và hướng dẫn rõ ràng. Sự giác ngộ của Đạo Phật không dừng lại ở mức độ chứng đắc các bậc thiền (jhanas) mà còn vượt qua nữa để đến một giải thoát tối thượng không còn bất cứ một tái sanh nào trong tam giới. Nguyên lý của sự giải thoát tối thượng này chính là sự phát tiển các tuệ (hay trí) giải thoát. Chính tuệ giải thoát đã tạo nên sự giác ngộ vĩ đại này chứ không phải ánh sáng của các loại thiền, không phải sự khai mở của con mắt thứ ba, sự thức dậy của kundalini hay các luân xa trong hệ thống khí lực yoga. Chính tuệ giải thoát được mô tả rõ ràng trong kinh điển đã tao ra giác ngộ chứ không phải do việc truyền tâm bí mật của các guru, không phải do sự nương tựa từ tha lực của một vị “Phật” nào đó, cũng càng không phải là do ngẫu nhiền trong một khoảnh khác tình cờ mà hốt nhiên đại ngộ!
Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016
Nguyên lý Giác Ngộ trong Đạo Phật
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét