HÀNH THIỀN
Trong khi hành thiền,
thái độ của thiền sinh rất là
quan trọng, quan trọng hơn cả kỹ thuật hay pháp môn thiền. Có thái độ đúng đắn trong lúc hành thiền là điều quan trọng nhất. Cho dù vị thiền sư hướng dẫn bạn là
người giỏi nhất, có pháp môn nổi tiếng nhất, và có những kỹ thuật thiền thiện
xảo nhất, nhưng nếu bạn không có tháiđộ đúng đắn trong lúc hành thiền, bạn sẽ
không thể nào tiến bộ được.
Nhiều người hành thiền
với thái độ mong cầu là họ sẽ đạt được một cái gì đó hay đạt đến một cảnh giới nàođó. Điều nầy không đáng ngạc nhiên vì thái
độ của những người phàm phu như chúng ta là luôn nhắm đến sự thành đạt. Xã hội
và trường học đã huân tập chúng
ta nhìn cuộc đời như là môi
trường trong đó chúng ta phải
phấn đấu để thành đạt hay trở nên
một cái gì đó. Trên bình diện thế gian, đây là một điều tự nhiên và dễ hiểu. Chúng ta
phải đi học để biết đọc và biết
viết. Chúng ta phải làm đủ mọi
việc để trở nên một cái gì đó hay
đạt một cái gì đó, nhưng giác ngộ
(Niết Bàn) không phải là cái mà chúng ta có thể nắm bắt hay thành đạt . Đây là một điều khó hiểu. Và chúng ta
không thể dùng trí thức đễ hiểu
được điều nầy vì tự bản chất, trí thức luôn gắn liền với tư duy hướng về sự
thành đạt hay tư tưởng làm sao để thành tựu một cái gì đó.
HÀNH THIỀN VỚI TÂM
KHÔNG MONG CẦU
Những từ như "Dhamma"
(Pháp), hay "Nibbana" (Niết Bàn) không thể nào dịch sang một
ngôn ngữ khácđược vì chúng ta không thể giải thích Dhamma hay Nibbana bằng lý luận và khái niệm: Chúng là những
kinh nghiệm chứng ngộ chứ không phải là những sự vật cụ thể. Trong tiếng Anh,
từ tốt nhất mà chúng ta có thể dùng là "ultimate reality" hay
"sự thật tuyệt đối." Dhamma (Pháp) và Nibbana (Niết Bàn) là những gì chúng ta nhận
thức và chứng ngộ được chứ không
phải là những gì chúng ta có hay đạt
được.
Khi hành thiền, tâm
chúng ta hướng về Niết Bàn chứ không nhắm đến
việc đạt những tầng ý thức sâu và cao hơn. Chúng ta có thể sử dụng nhiều kỹ
thuật hành thiền để đạt đến những
tầng ý thức sâu và cao hơn, nhưngđối với Niết bàn, không có giai đọan, thứ lớp, hay cái gì để thành đạt cả. Đối với Niết Bàn, sẽ không có quá
trình phát triển hay tiến bộ vì Niết Bàn là một trạng thái giác ngộ chứ không
phải là cái gì để nhắm đến.
Sở dĩ nhiều người gặp
khó khăn trong lúc hành thiền vì họ vẫn mang theo cái tâm của người đời thường. Về bản chất, tâm người đời thường là tâm luôn luôn đi tìm kiếm và mong cầu một cái gì đó. Thậm
chí có những người đã hành thiền
nhiều năm nhưng trong lúc ngồi thiền, họ vẫn bị thiêu đốt bởi khát vọng muốn hiểu "Họ
là ai? Họ là cái gì? Họ sống để
làm gì?" Đức Phật không dạy chúng ta về mục đích của cuộc đời nầy. Trái lại, Ngài chỉ hướng dẩn chúng ta
tiến đến sự giác ngộ hoàn toàn.
Vì thế, trong lời dạy cơ bản về Tứ Diệu Đế,
Ngài chỉ cho chúng ta thấy tất cả là vô ngã, chứ không tuyên bố chúng ta là ai
và bản chất thật sự của chúng ta là gì. Mà ngay cả nếu Đức Phật có nói rõ ràng và chính xác
chúng ta là ai đi nữa, chúng ta
cũng sẽ không thể nào hiểu được
điều nầy, trừ khi chúng ta hành thiền và tự chúng ta chứng ngộ.
TẤT CẢ LÀ VÔ NGÃ
Đức Phật chỉ cho chúng
ta thấy rằng tất cả mọi vật trên đời nầy là vô ngã. Trong tiếng Pali, từ
"tất cả mọi vật" nầy chính là năm khandhas, mà chúng ta có thể dịch
là năm nhóm, năm hợp thể, hay năm uẩn. Năm
uẩn nầy là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Chúng ta không là gì hết ngoại trừ năm
uẩn nầy và "cái không là gì hết nầy" chính là cái mà chúng ta gọi là
anatta hay vô ngã. Tất cả những gì bạn có thể nhận thức, thấy, và biết được qua năm giác quan, hay những gì
bạn có thể dùng đầu óc để suy
nghĩ -- nói khác đi tất cả những hiện tượng vật lý và
tâm lý sinh ra rồi mất đi -- đều được bao gồm trong năm uẩn. Năm
uẩn nầy bao gồm cái vũ trụ mà chúng ta có thể thấy và biết được qua sáu giác quan của chúng ta
Năm uẩn bao gồm thân thể
của chúng ta. Cơ thể vật lý của
chúng ta là do trái đất nầy tạo
ra và tồn tại được là nhờ vào tất
cả những gì mà trái đất nầy sản
sinh. Chúng ta sống nhờ vào những
thức ăn đến từ thiên nhiên, và
khi cơ thể nầy mạng chung, bốn yếu tố đất,
nước, gió, lửa lại trở về thế giới tự nhiên.
Thấy được thân thể chúng ta như
một bộ phận nhỏ trong một quá trình tự nhiên vĩ đại nầy là một cách để nhận thức được sự vô ngã, để thấy là cơ thể vật chất nầy không
có tự ngã độc lập của nó.
Theo cái nhìn chế định hay tục đế, dĩ nhiên, thân thể
nầy là "cái ngã" của chúng ta. Khi tôi nói về tôi, tôi nói về thân
thể nầy; tôi không nói về một cái gì khác ngoài tôi. Nhưng khi xem xét và quán
tưởng thân thể của chúng ta, chúng ta sẽ tự mình thấy và hiểu được chân lý vô ngã. Chúng ta sẽ không
còn lầm lạc cho thân thể, cảm giác, nhận thức, khát vọng, và ý thức nầy chính
là chúng ta. Chúng ta biết một cách rõ ràng, hoàn toàn, và không nghi ngờ gì
nữa là không có một thực thể tồn tại độc
lập được gọi là tôi hay ta mà chỉ có sự vận hành của năm uẩn. Nói khác đi, tất cả đều không có tự ngã. Đây
chính là sự giác ngộ hoàn toàn, và chúng ta hành thiền là để có sự giác ngộ
nầy.
PHÁP HỮU VI VÀ PHÁP
VÔ VI
Giáo lý của Đức Phật rất đơn giản vì Đạo Phật xem tất cả càn khôn vũ trụ
hay vạn pháp được chia làm hai:
pháp điều kiện và pháp không điều kiện. Pháp điều
kiện hay pháp hữu vi là pháp sinh rồi diệt. Pháp điều kiện gồm tất cả những gì chúng ta
thấy và biết được qua sáu giác
quan, qua sự tiếp xúc của cơ thể, cảm thọ, tư tưởng, và trí nhớ. Chúng là những điều kiện hay duyên; chúng bắt đầu rồi chấm dứt, sinh rồi diệt. Trong tiếng Pali, từ sankhara hay hành (các pháp do các điều kiện hay duyên hợp lại và tạo
thành) được dùng để chỉ các pháp điều kiện hay pháp hữu
vi. Sankhara bao gồm tất cả những gì sinh rồi diệt,
cho dù đó là vật chất hay tâm.
Chúng ta không nên thắc mắc nghi vấn là các pháp được sinh ra ở đó hay ở đây, các pháp
sinh rồi diệt trong chớp mắt hay trong nhiều đời nhiều kiếp. Trong khi hành thiền, vấn đề nầy không quan trọng và sẽ không có
sự khác biệt nào cả vì tất cả pháp hữu vi đều
bị giới hạn bởi thời gian.
Pháp không điều kiện hay pháp vô vi là cái mà
phần lớn chúng sinh đều không
nhận thức được. Lý do chính là vì
họ vẫn mãi mê trong các pháp điều
kiện hay pháp hữu vi. Muốn nhận
thức hay chứng ngộ được pháp
không điều kiện chúng ta phải dứt khoát và triệt để buông bỏ các pháp điều kiện.
Các pháp không điều kiện giống như không gian trong
một căn phòng. Khi bạn bước vào một căn phòng, bạn chú ý đến phần không gian hay khoảng trống
của căn phòng hay bạn bị thu hút bởi những đồ
đạt trong phòng? Dĩ nhiên, bạn sẽ chú ý đến
bức tường, cửa sổ, con người, bàn ghế, màu sắc, và các đồ vật trang trí. Nhưng không gian của căn phòng thì ít
ai nhận thấy mặc dù nó luôn có mặt ở đó. Và khi bận lo ngắm nhìn người và đồ vật trong phòng, chúng ta sẽ không
thể nào ghi nhận được khoảng
không gian trong phòng. Chỉ khi nào chúng ta buông bỏ tất cả những tư tưởng,
lời nói, lo toan, và tưởng tượng, thì lúc đó
chúng ta mới có thể ý thức và nhận ra được
không gian trong căn phòng. Khi để
tâm chú ý đến nó, chúng ta sẽ
thấy rằng không gian là rất bình yên và bao la. Ngay cả bức tường của căn phòng
cũng không thể chia cắt được
không gian ấy.
Tâm chúng sanh cũng như
thế ấy. Tâm là vô biên và vô hạn; nó có thể chứa đựng tất cả mọi vật. Nhưng chúng ta lại tự trói buộc mình
vào những điều kiện hữu hạn của
tâm như tư tưởng, quan điểm, và ý kiến. Tâm luôn có chỗ dành cho mọi lý thuyết,
ý kiến, và quan điểm; Tất cả những cái nầy là những điều kiện sinh rồi diệt, và không có cái
nào là trường tồn và vĩnh cửu. Do đó,
tâm luôn có chỗ cho tất cả mọi người và mọi vật, cho tất cả tôn giáo, quan điểm chính trị, tư tưởng, và tất cả
loại người. Nhưng con người luôn muốn kiểm soát, giới hạn, và tuyên bố:
"Chỉ có những người nầy mới được
chấp nhận, còn những người kia không có quyền ở đây."Trong quá trình sở hữu,
chiếm đoạt, và bám víu, chúng ta
tự trói mình vào những điều kiện
và chính nhữngđiều kiện nầy sẽ dẫn chúng ta đến chỗ diệt tận và phiền não.
Bất cứ cái gì mà chúng
ta hy vọng và mong đợi, nếu chúng
ta bám víu vào chúng, sẽ đưa
chúng ta đến chỗ thất vọng và sầu não. Lý do chính là những gì mà chúng ta bám
víu và dính mắc đều sinh rồi
diệt. Không có cái gìđược sinh ra
mà sẽ tiếp tục sinh ra mãi mãi; nó có thể sinh ra và tồn tại trong một thời
gian nào đó nhưng rồi sẽ hoại
diệt. Vì thế nên khi bạn bám víu
vào bất cứ điều kiện nào đang sinh khởi, chắc chắn nó sẽ đi
cùng với bạnđến chỗ hoại diệt. Khi
bạn bám víu vào cái gì đang sinh
khởi như thân thể của bạn hay bất cứ điều kiện tự nhiên nào, nó sẽ đưa bạn đến chỗ diệt tận. Và vì thế, sự hoại diệt hay sự chết là điểm cuối cùng của cái được sinh ra, và nỗi tuyệt vọng sầu
não là mặt trái của niềm hy vọng và mong đợi.
Khi một cái gì đó bắt đầu trở nên khó chịu hay bất
toại nguyện, chúng ta có khuynh hướng chạy đi
tìm mộtđiều kiện khác, đang sinh khởi và thoải mái hơn. Điều nầy khiến cho cuộc
sống của con người trở thành một cuộc tìm kiếm và săn đuổi không ngừng chạy
theo những khoái lạc, những mối tình lãng mạn, và những cuộc phiêu lưu đầy mạo
hiểm. Con người luôn luôn chạy theo những gì hấp dẫn và lý thú, làm cho họ mê đắm và trốn chạy khỏi những gì đối nghịch lại họ. Chúng ta trốn tránh sự nhàm chán,
tuyệt vọng, già, bệnh, và chết vìđây là những điều
kiện mà chúng ta không muốn xảy đến
cho chúng ta. Chúng ta muốn chạy
trốn, quên bẵngđi, và không để ý
đến chúng.
Nhưng trong khi hành
thiền, thái độ chính là sự chấp
nhận, nhẫn nhục và nhẫn nhục đến
tận cùng với nhữngđiều kiện, cho dù những điều
kiện nầy đang trở nên khó chịu và nhàm chán. Nếu chúng ta luôn muốn đi tìm một cái gì đó lý thú và hấp dẫn hơn, chúng ta sẽ
tiếp tục đi vòng vòng. Đây chính
là vòng luân hồi sinh tử (Samsara) mà Đức
Phật đã chỉ ra cho chúng ta.
QUÁN SÁT CÁI BÌNH
THƯỜNG
Khi ghi nhận những điều kiện của thân và tâm như là những điều kiện tự nhiên đang xảy ra, chúng ta chỉ đơn thuần
ghi nhận. Chúng ta không phân
tích hay cố gắng làm một cái gì khác ngoài việc ghi nhận. Đó chỉ là sự ghi nhận
giản đơn và trần trụi, sự thấy biết trực tiếp rằng những gì sinh sẽ diệt. Để
biết được như thế đòi hỏi chúng ta phải kiên nhẫn; nếu không thì ngay lúc mà sự
lo sợ, sân hận, hay cảm giác khó chịu xuất hiện, chúng ta sẽ tìm cách chạy
tránh nó ngay lập tức. Vì thế khả năng hành thiền cũng chính là khả năng chịu
đựng và sống với những gì khó chịu và bất toại nguyện. Chúng ta không chủ tâm đi tìm sự khó chịu và bất toại nguyện;
chúng ta cũng không muốn làm những nhà tu khổ hạnh ép xác đi tìm những cảm giác đau đớn để chịu đựng và chứng tỏ mình
là một cái gì đó. Trong thiền định,
chúng ta chỉ đơn thuần ghi nhận mọi việc xảy ra như nó đang xảy ra trong giây
phút hiện tại.
Đức Phật dạy chúng ta
hành thiền trên những việc bình thường, chứ không phải trên những gì khác
thường và xa lạ. Thí dụ như một trong những kỹ thuật hành thiền Đức Phật dạy là quán niệm hơi thở
(tiếng Pali làanapanasati) hay quán niệm hơi thở vào và hơi thở ra bình
thường của con người. Có những kỹ thuật khác như thiền trong tư thế ngồi, đứng, đi, hay nằm. Đây là những kỹ thuật hành thiền dựa
trên những sự việc hết sức bình thường, thậm chí rất dễ nhàm chán. Khi hành
thiền trên những điều kiện bình
thường nầy, chúng ta phải kiên nhẫn vô hạn; Lúc đó, công việc duy nhất của chúng ta là chánh niệm trên hơi
thở vào và hơi thở ra. Chúng ta không làm gì hết ngoài việc chánh niệm trên
những gì đang xảy ra trong hiện
tại -- với thân đang ngồi, đứng, đi, hay nằm.
Trạng thái tâm thức như
thế rất khác với những gì chúng ta quen làm thường ngày phải không các bạn?
Trongđời thường, khi ngồi xuống, chúng ta thường không ghi nhận là chúng ta đang ngồi. Chúng ta có thể ngồi xuống rồi nằm lăn
ra đó vì mệt lã, hay có thể ngồi và đọc
sách báo, ngồi và hút thuốc, ngồi và ăn
uống, hay ngồi và nói chuyện. Trong khi ngồi, chúng ta luôn làm một cái gì đó. Trong
những tư thế khác, chúng ta cũng làm tương tự như thế. Khi nằm xuống, chúng ta
ngủ quên đi lúc nào cũng không
biết. Chúng ta đi mà không biết
mình đang đi, đứng cũng không
biết mình đang đứng, và ngồi cũng
không biết mình đang ngồi, vì thế
chúng ta không bao giờ thật sự thấy và biết những gì gần gũi nhất với chúng ta đang xảy ra trong hiện tại. Đầu óc chúng ta cứ lo nghĩ là bây giờ
phải làm gì để đạt được những gì chúng ta mong muốn trong tương lai, và quá
trình lo nghĩ nầy cứ kéo dài vô tận. Ngay cả khi đã đạt
được những gì chúng ta mong muốn, chúng ta chỉ bằng lòng tạm thời rồi lại bắt đầu nghĩ đến một cái gì khác để chiếm đoạt và thành đạt trong tương lai. Thế là chúng ta lại tiếp tục quá trình
toan tính và lo nghĩ không bao giờ chấm dứt nầy.
QUÁN SÁT SỰ VẬN HÀNH
CỦA THAM ÁI
Tôi nhớ khi còn là một
cậu bé nhỏ, tôi thấy một món đồ
chơi và đã nói với mẹ tôi,
"Nếu mẹ mua cho con đồ chơi
đó, con hứa là sẽ không bao giờ đòi
mua đồ chơi nữa." Lúc đó,
tôi thật sự tin là nếu có được
món đồ chơi đó, tôi sẽ hoàn toàn thỏa mãn và sung sướng và sẽ không đòi hỏi bất cứ cái gì khác! Vì thế mẹ
tôi mua cho tôi món đồ chơi đó. Tôi nhớ là đã chơi món đồ chơi đó được ít lâu nhưng sau đó,
tôi đã quăng bỏ nó qua một bên, và lại đi
tìm một đồ chơi khác mà tôi
thích. Tôi nhớ rõ là lúc mẹ tôi mua món đồ
chơi cho tôi, tôi tin chắc chắn là tôi sẽ hoàn toàn thỏa mãn và sẽ không bao
giờ muốn cái gì khác nữa -- nhưng tôi cũng nhớ rỏ là tôi đã không thỏa mãn như tôi nghĩ. Mặc dù
tuổi còn nhỏ, kinh nghiệm nầy đã
ghi một dấu ấn trong đời tôi
vàđến ngày nay, tôi vẫn còn nhớ bài học nầy: mặc dù tôi đã được
những gì tôi muốn, nhưng chính sự kiện là tôiđã có được những gì tôi muốn đã mang theo nó niềm thất vọng. Tôi
thất vọng vì sau đó, tôi lại phải
lo đi tìm một cái gì khác để thỏa
mãn mình.
Trong khi hành thiền,
chúng ta quán sát sự vận động của
tham ái nhưng không phán đoán hoặc chống
lại tham ái. Có người cho là tất cả tín đồ
Phật giáo đều chống lại và tìm cách triệt tiêu tham ái, nhưng Đức Phật không dạy chúng ta triệt tiêu
tất cả hay biến tất cả thành hư vô. Đức
Phật dạy chúng ta tỉnh thức. Chúng
ta không bát bỏ hay tiêu diệt tham ái. Chúng ta quán tưởng tham ái và hiểu rằng
nó chỉ là một điều kiện được sinh
ra rồi diệt đi trong thế giới tự nhiên nầy.
Tham ái có cái tốt, cái
xấu. Tham giết người, tham hãm hại người khác, và tham trộm cướp là xấu; tất cả
chúng ta trong đời ai cũng đã
từng có những tham ái xấu. Và chúng ta cũng có những tham ái tốt như mong muốn được giúp người, muốn sống tử tế và
muốn trở thành thiện tri thức. Bất cứ lúc nào chúng ta nhận thứcđược tham ái -- cho dù đó là tham ái tốt hoặc xấu -- chúng ta đang sử dụng trí tuệ của mình. Chỉ có
trí tuệ mới thấy được tham ái;
tham ái không thể thấy được trí tuệ. Vì
thế muốn có trí tuệ, bạn hãy biết và thấy tham ái. Quan sát sự vận hành của
tham ái giúp chúng ta thấy được
nó như là một điều kiện không
ngừng thay đổi. Và chúng ta thấy rằng tham ái là vô ngã.
TRÍ TUỆ CỦA CHƯ PHẬT
Trí tuệ là cái mà chúng
ta sử dụng trong khi hành thiền. Nó không phải là cái chúng ta mong đạt được. Tính chất của trí tuệ là nhún nhường
và khiêm hạ; nó không phải là cái gì cao siêu và xa rời thực tế. Công năng của
trí tuệ rất đơn giản. Nó chỉ cần
thấy và biết là những gì sinh sẽ diệt và không có tự ngã. Nó biết là có những
tham ái đang đi qua tâm chúng ta
như vậy, thế thôi -- biết tham ái
là tham ái, tham ái không phải là chúng ta. Người có trí tuệ là người biết sống
như một người nam, người nữ, một tỳ kheo, tỳ kheo ni, một Phật tử, một tín đồ Thiên chúa giáo, hay là ai khác đi nữa, với tất cả những thực tế chế
định kèm theo như giới tính, vai trò xã hội, đẳng
cấp xã hội v.v…nhưng người đó
hiểu rằng tất cả những thực tế nầy chỉ là những cái mà con người chế đặt ra. Trí tuệ giúp chúng ta thấy
rằng những thực tế chế định nầy không phải là sự thật tuyệt đối và từ đó chúng ta sẽ không còn bị chúng mê
hoặc nữa.
Trí tuệ biết rằng pháp
hữu vi là pháp hữu vi và pháp vô vi là pháp vô vi. Chỉ đơn giản thế thôi. Bạn
chỉ cần biết hai điều: pháp hữu vi và pháp vô vi. Khi hành
thiền, bạn không nên nhắm để
thành đạt cái gì cả. Bạn chỉ nên
mở rộng và hướng tâm về việc hành thiền. Khi bạn chợt nhận ra là mình đang ngồi thiền với tâm mong cầu một
cái gì đó, đó cũng là một sự chứng ngộ. Khi
hành thiền với tâm ở rộng, bạn sẽ thấy những gì đang thật sự xảy ra. Nhưng nếu bạn ngồi thiền suốt năm với
ý đồ sẽ trở thành một cái gì đó
hay đạt được một cái gì đó, bạn chắc chắn sẽ thất vọng. Nếu không
có thái độ đúng đắn trong lúc
hành thiền, bạn sẽ phí công vô ích vì cuối cùng bạn vẫn không có trí tuệ để học hỏi từ những lỗi lầm của mình.
Trong khi hành thiền,
chúng ta rút ra những bài học về thành công và thất bại. Con người thường thất
bại nhiều hơn là thành công. Chánh niệm trên hơi thở vào và hơi thở ra là một
trong những phương pháp hành thiền dễ làm cho chúng ta chán nản nhất. Vì nếu
chúng ta mong cầu một cái gì đó,
phương pháp hành thiền nầy sẽ không mang lại cho chúng ta gì hết. Bạn phải kiên
nhẫn. Bạn phải học từ những thành công và thất bại, chođến khi nào bạn không
còn thật sự quan tâm là mình có được
an vui và thoải mái trong lúc hành thiền hay không. Lúc đó, cả hai điều kiện nầy -- an vui thoải mái và không an vui
thoải mái -- sẽ đưa bạn đến sự
giác ngộ hay giải thoát Niết Bàn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét