Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

3 ĐẶC TÍNH CỦA ĐỜI SỐNG - PHƯỚC BÁU & CÁC BẢO VẬT


Phước báu đầu tiên nêu ra trong Thanh Tịnh Đạo là sự tận diệt các ô nhiễm mà từ trước không bao giờ được tiêu trừ. Khi hành thiền minh sát, ở mỗi khoảnh khắc chánh niệm thiền sinh diệt trừ ô nhiễm. Nhưng sự diệt trừ trong những khoảnh khắc nầy là sự diệt trừ tạm thời hay sự diệt trừ bằng cách thay thế. Nghĩa là những ô nhiễm được thay thế vào bởi các tâm thiện, và khi nào chúng ở trong tâm thiện, thì sẽ không có tâm ô nhiễm. Cho nên trong khi hành thiền minh sát thiền sinh có thể diệt trừ ô nhiễm tạm thời mà thôi.
Có hai thứ ô nhiễm: ô nhiễm nằm sẵn trong đối tượng, và ô nhiễm ngủ ngầm trong tâm. Ô nhiễm nằm sẵn trong đối tượng có nghĩa ô nhiễm phát sanh khi ta kinh nghiêm một vật gì. Thí dụ như có một vật gì đẹp, một người thấy vật đẹp đó, thích nó, và ham muốn nó. Khi dính mắc vào nó, người nầy đã đặt ô nhiễm vào trong đối tượng đó.

Vì ô nhiễm phát sanh trong tâm khi kinh nghiệm đối tượng mà mình ham muốn, đó gọi là ô nhiệm ngủ ngầm trong đối tượng, chỉ có thể được diệt trừ bằng thiền minh sát. Khi hành thiền, thiền sinh ghi nhận đối tượng nên không có dính mắc, tham muốn, hay bám níu có thể phát sanh. Thiền sinh nầy được cho là đã diệt trừ phiền não ngủ ngầm trong đối tượng.
Nhưng thiền minh sát không thể đụng đến loại ô nhiễm ngủ ngầm trong luồng liên tục của tâm. Cái ô nhiễm nầy chỉ được diệt trừ bởi Tâm Đạo, sanh khởi trong giây phút giác ngộ. Vị Tu Đà Huờn tận diệt ba thằng thúc; thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, và những pháp hành không có Bát chánh đạo. Tận diệt có nghĩa là chúng không bao giờ phát sanh trở lại trong tâm. Đây là một phước báu khi đạt đến Tu đà huờn Đạo.
Những tầng thanh lọc tâm trong thiền minh sát—thanh lọc giới đức, thanh lọc tâm thức, thanh lọc chánh kiến, thanh lọc hoài nghi vân vân…Trong khi hành thiền minh sát hành giả có thể diệt trừ thân kiến và hoài nghi, nhưng sự tận diệt đó chỉ là tạm thời. Tận diệt hoàn toàn không thể đạt được trong giai đoạn hành thiền nầy. Nhưng ngay trong giây phút giác ngộ thì những ô nhiễm nầy mới hoàn toàn tận diệt cùng một lúc. Từ trước đến nay hành giả chưa bao giờ đạt đến mức tận diệt nầy. Chỉ khi nào hành giả đạt đến tầng thánh Tu đà huờn Đạo, vị ấy mới hoàn toàn tiêu dìệt phiền não thân kiến, và hoài nghi.
Phước báu thứ hai của Tu đà huờn Quả là làm khô cạn biển khổ của vòng sanh tử luân hồi. Khi chúng sanh còn chưa giác ngộ, thì cái vòng sanh tử cứ tiếp tục mãi mãi,

đó là vòng luân hồi samsara. Trôi lặn trong vòng luân hồi, chúng sanh phải trải qua bao sự khổ não, có khi tái sanh vào địa ngục, súc sanh hay những ác đạo khác. Khi tái sanh làm người, thì phải chịu khổ của già, bịnh và chết. Tuy tái sanh làm Trời hay Trời Phạm thiên cũng không hoàn toàn tránh khỏi khổ.
Theo Đức Phật, sự khổ nầy không có sự khởi đầu, hay không ai biết được sự khởi đầu. Không biết được sự khởi đầu, như còn sự chấm dứt thì sao? Có sự chấm dứt của vòng luân hồi không? Có. Đối với những bậc thành Phật, Phật Độc giác hay A La Hán, thì có sự chấm dứt của vòng luân hồi. Đối với những ai chưa giác ngộ, sẽ không có sự chấm dứt biển khổ của vòng luân hồi. Tuy nhiên khi một vị trở thành Tu Đà Huờn hay đạt đến tầng Tu đà huờn đạo, vị nầy có thể làm khô cạn biển khổ của vòng luân hồi. Tuy nhiên, khi một người cố gắng để học hiểu Pháp bảo và hành theo lời Phật dạy với sự cố gắng kiên trì thì sau cùng vị nầy cũng sẽ đạt được tầng thánh của Tu đà huờn Đạo.
Sự khổ ở đây được so sánh với biển cả. Không ai có thể đo lường được nước ở biển cả. Cùng thế ấy, khổ trong vòng luân hồi không thể đo lường được. Nhưng một vị đạt được Tu đà huờn Đạo, vị nầy còn chịu khổ trong vòng luân hồi bao nhiêu lần tái sanh nữa? Nhiều lắm là bảy lần. Tu đà huờn Đạo tát cạn được biển khổ trong vòng luân hồi và chỉ còn nhiều lắm là bảy kiếp trước khi đạt Niết Bàn.
Phước báu thứ ba, Tu đà huờn Đạo đóng cửa bốn đường ác đạo. Như đã biết, vị Tu Đà Huờn sẽ không bao giờ tái sanh vào bốn đường ác đạo: địa ngục, súc sanh, ngạ quỉ, a tu la. Vị ấy sẽ không tái sanh vào những khổ cảnh vì vị ấy không thể làm những bất thiện nghiệp dẩn đến sự tái sanh vào những cảnh khổ đó.
Nhưng còn những nghiệp quá khứ? Trước khi trở thành Tu Đà Huờn, vị nầy có thể cũng có tạo nghiệp trong quá khứ. Nhưng nhờ vào oai lực của sự chứng đạt Tu đà huờn Đạo hay oai lực chứng ngộ, khả năng gây quả của những nghiệp còn lại đều được phá hủy mất. Tuy chúng có thể trả nghiệp trong kiếp nầy, chúng không thể trả nghiệp tái sanh. Nghiệp củ có thể trở nên không hiện hửu, yếu dần, hay không thể mang vị nầy xuống bốn cảnh khổ. Cho nên khi một vị đạt được Tu đà huờn Đạo, các cửa của bốn đường ác đạo đóng lại.
Phước báu kế, Tu đà huờn Đạo giúp cho vị nầy trở thành người sở hữu của bảy “bảo vật cao thượng.” chúng là bảo vật thế gian cũng như bảo vật Pháp bảo. Một người có thể sở hữu những báu vật thế gian nhưng chúng không phải là bảo vật thực sự vì chúng chỉ giá trị trong một đời. Nhưng bảo vật cao thượng được nói ở đây là những bảo vật lợi ích trong kiếp nầy và cả trong kiếp tương lai nữa.
Bảo vật thứ nhứt trong bảy bảo vật mà vị Tu Đà Huờn có được là đức tin saddha. Đức tin của vị ấy không hề lay chuyển. Vị ấy có đức tin vững chắc nơi Phật, Pháp, Tăng và nơi pháp hành. Nếu mạng sống của vị ấy bị đe dọa bởi một người nào đó đến gần và bảo, “tôi sẽ giết ông nếu ông không bỏ theo Đức Phật,” các vị ấy thà chịu bị giết chết hơn là bỏ Phật, Pháp, Tăng và pháp hành.
 Đức tin của vị Tu Đà Huờn về Tam Bảo, và sự thực hành giáo pháp vô cùng mạnh mẽ. Vì nó quá mạnh, vị ấy chỉ biết có Đức Phật là vị thầy của mình mà thôi, và không bao giờ thay đổi. Trong kiếp tái sanh vị ấy cũng không bao giờ theo một vị thầy nào khác. Vị ấy tránh xa làm sáu việc bất thiện như: sát sanh, trộm cắp, tà hạnh, nói dối, uống rượu, và theo người thầy khác. Đức tin không lay chuyển, đức tin Phật Pháp Tăng và sự thực hành, là một bảo vật thực sự.
Bảo vật kế đó là giới hạnh. Giới hạnh của vị Tu Đà Huờn rất trong sạch. Các vị ấy không đứt giới ở đoạn đầu, đoạn giữa, đoạn cuối, hay đứt hai hay ba lần liên tiếp, hay trong cách thức nào khác. Giới hạnh của các vị ấy hoàn toàn trong sạch và được khen ngợi bởi các bậc cao thượng. Các vị ấy luôn luôn trân trọng gìn giữ bảo vật nầy.
Giới hạnh của người phàm, những người chưa giác ngộ, không thể trong sạch. Họ có thể phạm giới khi họ chạm trán với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng vị Tu Đà Huờn sẽ không bao giờ phạm một giới nào cả. Thậm chí khi mạng sống của các vị ấy bị đe dọa, các vị ấy sẽ không bao giờ giết hại một người nào.
Bảo vật kế tiếp là hổ thẹn tội lỗi. Đi cùng với hổ thẹn tội lỗi là ghê sợ tội lỗi. Hai thứ nầy là bảo vật vô cùng quan trọng. Tuy người thường cũng có các phẩm hạnh nầy, nhưng phẩm hạnh của vị Tu Đà Huờn thì cao hơn. Vì biết hổ thẹn tội lỗi và ghê sợ tội lỗi, vị Tu Đà Huờn không bao giờ làm tội.
 Hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi giúp các vị ấy không làm việc sai trái, và lúc nào cũng giữ những phẩm hạnh nầy, các vị ấy không bao giờ phạm tội.Tuy nhiên khi nào hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi không còn giữ trong tâm, thì việc gì cũng có thể xảy ra. Hai bảo vật nầy gọi là bảo vật cao quý vì chúng thuộc về các bậc cao thượng các vị ấy không bao giờ làm việc gì sai trái cả.
Bảo vật kế tiếp là sự hiểu biết hay kiến thức. Sự hiểu biết ở đây có hai thứ, qua sự học hỏi và qua sự thực hành hay kinh nghiệm. Vị Tu Đà Huờn có cả hai cái thứ kiến thức đó. Để biết phương cách để thực hành và để trở thành Tu Đà Huờn, các vị ấy phải nghe những lời giảng dạy của Đức Phật hay những người khác. Đó là sự hiểu biết có được do sự học hỏi, nghe giáo pháp, hay đọc kinh sách. Sự hiểu biết qua sự thực hành của các vị nầy rất thâm sâu. Đạt được chân lý và tự mình thấy Niết Bàn, sự hiểu biết của các vị ấy qua sự thực hành thật viên mãn. Hai thứ hiểu biết mà các vị Tu Đà Huờn có được, gọi là bảo vật cao quý.
Bố thí là bảo vật kế đó. Vị Tu Đà Huờn rất rộng rãi. Theo Thanh Tịnh Đạo, các vị ấy đã diệt trừ tâm bỏn xẻn, lòng tham không đáy. Cũng trong chú giải khác có nói rằng các vị ấy cũng tiêu diệt tánh ganh tị. Không bị ô nhiễm bởi đố kỵ và bỏn xẻn, vị Tu Đà Huờn rất rộng rãi trong sự bố thí.
Có người nói rằng nếu muốn thử để khám phá ra xem người đó là Tu Đà Huờn hay không, hảy xin người ấy một món vật gì quý giá. Nếu người ấy không thể cho được, người ấy chưa phải là Tu Đà Huờn. Tuy nhiên đó là một sự giả thử sai. Nếu hỏi xin một vật gì của một người nào đó mà họ không thể cho hay họ không có, thì làm sao họ cho được? Khi không thể cho được không nên nghĩ đó là do sự keo kiệt hay tham lam khi người ấy không thể ban cho được.
Vào thời Đức Phật, một vị sư hỏi xin cái y nội của Đại Đức Uapplavanna, một Tỳ khưu ni, Uppalavanna không phải là Tu Đà Huờn, nhưng là một A La Hán, cho nên Ngài không có dính mắc gì cả. Nhưng khi vị sư xin Ngài cho ông cái áo, Ngài nói rằng, “Không, tôi không thể cho ông cái áo đó được.” Vị sư vẩn nài nĩ, cuối cùng bằng thần thông, Ngài cho vị sư cái y. Không nên cho rằng lần đầu tiên Ngài từ chối là do sự dính mắc hay bỏn xẻn, vì Ngài có nói rằng, “Tôi chỉ có mỗi một cái áo, cho nên tôi không thể cho ông được.”
Bảo vật cao quý cuối cùng là trí tuệ panna. Trong tám chi của Bát Chánh Đạo, chi thứ nhứt là Chánh Kiến, panna. Với chánh kiến vị Tu Đà Huờn có thể tận diệt ba thằng thúc và diệt bỏ sức mạnh của vài ô nhiễm khác. Trí tuệ hay sự hiểu biết mà vị Tu Đà Huờn có được là một bảo vật thật sự.
Trí tuệ hay sự hiểu biết vô cùng quý báu vì nó không thể bị đánh cắp. Đó là vật sở hữu riêng, và không phải ai cũng có. Nó là vật quý báu nhứt, nó có thể tận diệt ô nhiệm hoàn toàn, tận diệt ô nhiễm có nghĩa là tận diệt sự khổ đau. Nếu ta sở đắc các phẩm hạnh ấy, mặc dù rất ít, có thể nói rằng ta không nghèo nàn.
 Có một câu chuyện trong thời kỳ Đức Phật, có một người có bịnh cùi, một hôm ông ta tuyên bố với một vị Trời Đế thích rằng “tuy không có tiền, nhưng tôi không nghèo, vì tôi có những bảo vật cao quý”.Suppabuddha, tên của người cùi đó, rất nghèo và phải đi xin ăn, nhưng vì chứng bịnh cùi làm cho người đời không ngó ngàng gì đến ông ta cả. Đói khát, không nhà cửa, và ngập tràn đau khổ, ban đêm ông ta không ngủ được và khóc lóc thảm thương, làm cho mọi người xung quanh thức trắng và đánh thức những ai đang ngủ. Cho nên người ta gọi ông ta là Suppabuddha, có nghĩa “làm cho người ta thức trắng.”
Một ngày kia Đức Phật vào thành trì bình khất thực, kế đó Ngài đến một nơi để nghỉ chân. Khi thấy có những người cư sĩ và các vị tỳ khưu đệ tử tụ hợp ở đó, Đức Phật bắt đầu thuyết pháp cho họ. Suppabuddha đang xin ăn gần đó, thấy có đám đông người bèn nghĩ rằng, chắc có sự phân phát thức ăn, nên ông ta bèn nhập bọn với đám người đó để lấy thức ăn. Nhưng khi đến gần, ông ta biết ra là Đức Phật đang giảng pháp. Quên cả sự đói ông ta cung kính ngồi xuống bên góc gần khán giả và chăm chú nghe giáo Pháp.
Đức Phật thấy ông ta, cho nên Ngài giảng một thời pháp đặc biệt thích hợp với ông. Trong khi nghe pháp Suppabuddha hành thiền minh sát vì sau thời pháp, ông đắt Tu Đà Huờn và sở hữu những báu vật cao quý. Sau khi trở thành Tu Đà Huờn, ông muốn gặp Đức Phật và trình Ngài những thành quả của mình. Nhưng vì số người còn quá đông, ông không thể gặp ĐứcPhật được vì Ngài đã về lại tu viện. Suppabuddha quyết định đi đến tu viện để phúc trình sự chứng ngộ của mình.
Vị Trời Đế Thích muốn thử vị Tu Đà Huờn mới nầy. Ngài gặp vị Tu Đà Huờn trên đường và bảo rằng, “Ông hảy nói: “ Đức Phật không phải là Phật, Pháp không phải là Pháp, Tăng không phải là Tăng.” Hãy tránh xa Phật, Pháp và Tăng, ta sẽ cho ngươi nhiều tài sản vì ngươi nghèo khổ quá.”
Khi Suppabuddha nghe vậy, liền hỏi,“Ông là ai?” và Trời Đế Thích trả lời, “Ta là Trời Đế Thích, vua của các vị trời.” Không hề động tâm Suppabuddha nói,“Ông là một người ngu xuẩn; ông là người ác tâm! Ông không xứng đáng để hầu chuyện với tôi! Tuy ông cho là tôi nghèo, nhưng tôi rất giàu có trong bảy bảo vật cao quý. Tôi đã thấy Pháp bảo, ông không thể nào thuyết phục tôi để tôi bỏ Phật.” Rồi vị nầy tiếp tục đi.
Trong khi đó Trời Đế Thích đến gặp Phật, và trình với Phật rằng Ngài có thử Suppabuddha bằng cách làm cho ông ta xa lánh Phật, Pháp và Tăng, nhưng không thành công. Đức Phật dạy, “Dù một trăm hay một ngàn vị Trời Đế Thích như Ngài cũng không thể làm cho đệ tử của ta bỏ ta được hay bỏ giáo pháp, vì vị nầy đã thấy Pháp bảo, đã chứng ngộ Pháp bảo, và có đức tin mãnh liệt nơi Tam Bảo và pháp hành, cho nên không có ai có thể lay chuyển vị nầy được.”
Nhưng một thảm cảnh xảy ra sau đó. Trên đường đi tìm Đức Phật, Suppabuddha bị một con bò húc chết. Sau khi chết, Suppabuddha tái sanh vào cảnh trời. Quí vị nghĩ thế nào—đó có phải một thảm cảnh hay không? Sư nghĩ Suppabuddha may mắn, vì nếu ông không chết, căn bịnh và những sự đau khổ trên thế gian vẫn tiếp tục. Nhưng khi chết ông được tái sanh vào cảnh trời khỏi bịnh hoạn, ông có thể hưởng hạnh phúc ở cảnh giới của trời. Nhiều khi một thảm cảnh, lại là một cái phước, nếu phân tách tột cùng.
Tại sao Suppabuddha tái sanh làm một vị Trời? Tu Đà Huờn Đạo không có kết quả là sự tái sanh, vì nó lấy Niết Bàn làm đối tượng và dẩn đến sự chấm dứt tái sanh Vị ấy tái sanh làm trời ở cảnh trời, vì trong đời, vị ấy rất nghèo và bị người đời xa lánh vì bịnh hoạn, vị ấy không thể làm những việc phước thiện. Việc thiện mà vị ấy làm được là việc hành thiền minh sát. Trong khi nghe Phật giảng, vị ấy chứng được những tầng của thiền minh sát. Cho nên ta có thể nói rằng nghiệp thiện trong sự hành thiền minh sát đã đưa đến sự tái sanh nơi nhàn cảnh.
Hòa Thượng Mahasi nói rằng, “Hành thiền minh sát có thể đưa ta tái sanh đến cảnh trời. Nếu không làm những điều phước thiện khác, nhưng nếu hành thiền minh sát nhưng chưa chứng đắt, nó có thể đưa đến sự tái sanh nơi nhàn cảnh.”
Trong một bài kinh, Đức Phật có dạy, “Một vị vua Chuyển Luân Thánh Vương có thể rất quyền lực, ông có thể thụ hưởng những thú vui thế gian cũng như những thú vui của cảnh trời. Nhưng vì vị nầy không sở hữu bốn thứ, vị nầy không tránh được cảnh địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ và khổ cảnh.
Tuy nhiên, một đệ tử cao thượng chỉ sống bằng một nắm thức ăn khất thực và mặc y rách rưới. Nhưng vị nầy sở hữu bốn thứ, tránh được cảnh địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ và khổ cảnh. Bốn thứ đó là gì? Đó là: đức tin nơi Phật không lay chuyển, đức tin nơi Pháp không lay chuyển, đức tin nơi Tăng không lay chuyển, và giới hạnh trong sạch.
Cuối bài pháp, Đức Phật dạy rằng nắm quyền trị vì cả năm châu bốn biển cũng không bằng một phần mười sáu lần một phần mười sáu, của sự có được bốn phẩm hạnh trên. Nghĩa là làm một vì vua chúa tể của vũ trụ cũng không bằng một phần mười sáu lần một phần mười sáu của một vị Tu Đà Huờn. Có thể là vị chúa tể vũ trụ, là Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, nhưng ta không trốn tránh được sự tái sanh trong khổ cảnh. Nhưng nếu là Tu Đà Huờn, tuy không giàu có, nhưng được tránh khỏi tái sanh vào cảnh địa ngục. Cho nên làm vua chúa tể vũ trụ không bằng một phần mười sáu lần một phần mười sáu làm một vị Tu Đà Huờn. Đó chính là cốt tuỷ của bài kinh.
Phước báu khác là Tu đà huờn Đạo tránh được tám tà đạo. Quí vị cũng quen thuộc với Bát Chánh đạo, ngược lại –đó là tám tà đạo. Con đường nầy có tám chi tà, bắt đầu với tà kiến, tà tư duy vân vân…Chánh kiến loại trừ tà kiến hay sự hiểu sai. Chánh Tư duy loại trừ sự suy nghĩ sai, …vv
Micchasati, tà niệm cũng được nói ở đây. Theo sát nghĩa trong Vi Diệu Pháp thì không có tà niệm vì niệm là luôn luôn thiện. Nhưng đây ta tìm thấy chữ micchasati, niệm sai. Chú giải nói rằng không có cái gì gọi là tà niệm, nhưng ở đây sự hồi tưởng lại bất thiện nghiệp quá khứ gọi là niệm sai. Nếu nhớ sát sanh hay trộm cắp trong quá khứ, đó gọi là niệm sai. Nhưng nếu nhớ để sát sanh hay để trộm cắp, đó gọi là tà niệm. Cho nên từ ngữ được dùng trong nhiều nghĩa khác nhau
Chánh niệm, right sati, trong Vi Diệu Pháp nói rằng niệm luôn luôn thiện, sati niệm luôn luôn đúng, vì không bao giờ có gì gọi là tà niệm. Nghĩa của chữ tà niệm nên hiểu trong nội dung của kinh Sutavanta.
Chánh niệm, sammasati, có thể loại trừ tà niệm cũng như Chánh định loại trừ tà định. Thí dụ của tà định trong khi người ta câu cá. Họ cầm lấy cần câu vì có định ở đó. Khi họ thấy giây câu hơi căng thẳng, họ giựt cần câu lên. Thứ định nầy gọi là tà định. Tu đà huờn Đạo có tám chánh đạo, và tám chánh đạo nầy có thể loại trừ tám tà đạo. Đây là phước báu to lớn của Tu đà huờn Đạo.
Phước báu kế là Tu đà huờn Đạo tận diệt thù oán và nguy hại. Thù oán là sân hận đưa đến hành động thù ghét, sát sanh, trộm cắp vân vân…Vì sân hận và nguy hại là kẻ thù của ta, chúng có thể đưa ta đến bốn đường ác đạo. Tuy nhiên Tu đà huờn Đạo tiêu diệt khuynh hướng tác động đó, cho nên một người trở nên Tu Đà Huờn sẽ không bao giờ sát sanh hại vật. Tu đà huờn Đạo cũng tiêu diệt tất cả những nguy hại có thể đưa xuống bốn đường ác đạo.
Một phước báu khác của Tu đà huờn đạo là được xem là con trai hay con gái ruột thịt của Bậc Giác Ngộ.  Chỉ khi nào trở thành Tu Đà Huờn, vị ấy mới được xem là con trai hay con gái của Đức Phật.
Trước khi đó, ai cũng có thể bỏ Đức Phật và theo một thầy khác, vì đức tin vào Tam Bảo và pháp hành của họ không đủ mạnh. Nhưng người nào đạt đến ít nhứt Tu đà huờn Đạo sẽ không bao giờ đi ngược lại hàng đệ tử của Phật, nên được cho là con trai hay con gái ruột của Đức Phật, đệ tử Phật.
Ta thường nói rằng mình là con trai và con gái của Đức Phật, hay gọi là Phật tử nhưng điều đó không thật chỉ trừ khi nào ta đạt đến tầng thánh thứ nhứt. Để chứng tỏ đức tín và quyết tâm đối với Phật Pháp Tăng, Sư nghĩ cũng có thể chấp nhận nếu ta nói rằng ta là con trai hay con gái của Phật. Nhưng chỉ có vị giác ngộ đạt đến tầng thánh Tu Đà Huờn mới thật sự được cho là con trai hay con gái của Đức Phật.
Có nhiều phước báu khác mà Tu đà huờn Đạo có được. Tự thấy chân lý và chứng ngộ giáo pháp, vị Tu Đà Huờn sở hữu trí tụê và không cần phải đi học hỏi nơi thầy nào khác. Nhưng một người thường không có kiến thức riêng, họ phài đi học hỏi nơi người khác. Vị Tu Đà Huờn còn được nhiều phước báu khác. Trong đó có sự tái sanh vào gia đình giàu có, và được tái sanh trong cõi trời ít khổ hơn là sự khổ ở thế gian.
Vị Tu Đà Huờn phải chịu khổ trong bảy kiếp nữa trong luân hồi nếu các vị nầy không đạt được tầng thánh cao hơn trong khoảng thời gian đó. Nếu các vị nầy đạt được tầng thánh cao hơn, thì không còn là Tu Đà Huờn, mà là Tư Đà Hàm Sakadagamis. Khi vị đó còn là Tu Đà Huòn và không đạt được tầng thánh cao hơn, vị nầy vẩn được thọ hưởng nhiều phước báu của Tu đà huờn Đạo, khổ ít hơn ở thế gian, và được hưởng nhiều phước báu sẽ đến.
Có ba hạng Tu Đà Huờn--những vị chỉ còn bảy kiếp sống là nhiều nhứt trước khi đạt Niết Bàn, những vị chỉ còn có một kiếp, và những vị còn hai đến sáu kiếp.
-----

Thiền Giữa Đời Thường: Phương pháp Thiền Phật giáo nguyên thủy (Thiền Vipassana)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét