Sự soi
xét trí tuệ hoặc sự quân bình về cảm xúc được khai triển như là một kết quả của
sự thực hành quán tưởng niệm và định. Lấy ví dụ, bạn có thể thử nghiệm trong
lúc nhập thất hoặc an trí và tốn một giờ thực hành thiền chỉ (samatha). Bạn chỉ
cần tập trung tâm trí vào một sự vật, chẳng hạn cái cảm giác của sự thở. Tiếp
tục mang sự vật đó vào ý thức và kéo dài sự tập trung để thực sự có được một sự
hiện diện liên tục của sự vật đó trong tâm.
Trong
cách này, bạn đang tiến tới những gì đang tiếp diễn trong chính cơ thể bạn thay
vì bị lôi kéo vào trong những sự đối tượng của giác quan. Nếu bạn không có chỗ
nào nương tựa bên trong, bạn sẽ không ngừng đi trật ra ngoài, bị thu hút vào
trong sách vở, thức ăn và tất cả những điều có thể làm xao lãng khác. Sự chuyển
biến không ngừng của cái tâm làm ta rất là kiệt sức. Thay vì thế, sự thực hành
làm cho ta để ý đến hơi thở - có nghĩa là bạn phải rút lại hoặc không theo cái
khuynh hướng đi tìm những gì bên ngoài bản thể của bạn. Bạn phải chú ý đến hơi
thở của bạn và tập trung tâm trí vào cái cảm giác đó. Ngay khi bạn buông cái
tính thô thiển ra, bạn thực sự trở thành cái cảm giác đó, chính ngay cái dấu
hiệu đó. Bất cứ cái gì bạn bị thu hút vào, bạn trở thành cái đó trong một
khoảng thời gian nào đó. Khi bạn thật sự tập trung, bạn trở thành cái điều kiện
rất yên tĩnh đó. Bạn trở thành sự yên tĩnh. Chúng ta gọi quá trình này là sự
trở thành. Chỉ quán hoặc thiền chỉ (samatha) là một quá trình trở thành.
Nhưng
sự yên tĩnh đó không phải là một sự tịch tĩnh đạt yêu cầu nếu bạn khảo cứu nó.
Vẫn còn cái gì thiếu xót trong đó bởi vì nó phụ thuộc vào một kỹ thuật, vào sự
bị ràng buộc và chận giữ lại, vào những gì vẫn còn bắt đầu và kết thúc. Cái gì
bạn trở thành, bạn chỉ có thể trở thành một cách tạm thời bởi vì sự trở thành
là một điều luôn biến động. Điều luôn biến động không phải là một điều kiện
vĩnh cửu. Cho nên bất cứ cái gì bạn trở thành, bạn sẽ trở thành ngược lại. Sự
trở thành đó không phải là một thực tính rốt ráo. Không cần biết sự tập trung
của bạn cao như thế nào, nó sẽ luôn luôn là một điều kiện bất toại nguyện.
Thiền chỉ đưa bạn tới những kinh nghiệm rạng rỡ và cao siêu trong tâm bạn -
nhưng tất cả cũng đều kết thúc.
Rồi,
nếu bạn thực hành trực quán (vipasana) thiền thêm một giờ chỉ bằng chánh niệm,
buông mọi thứ ra và chấp nhận sự không chắc chắn, cái yên lặng và sự tiêu vong
của những điều kiện, kết quả là bạn sẽ cảm thấy an lạc thay vì yên tĩnh. Đó là
một sự an lạc hoàn chỉnh và toàn triệt. Sự an lạc ở đây không như sự yên tĩnh
từ chỉ quán, vì vẫn còn những cái chưa đạt yêu cầu (bất toại nguyện) và không
hoàn thiện ngay cả tại đỉnh cao của nó. Sự nhận thức về sự tiêu vong, trong khi
bạn khai triển và hiểu ngày một nhiều hơn, sẽ đem lại cho bạn sự an lạc, sự tự
tại, Niết Bàn (Nibbana) thực sự.
Như
vậy chỉ quán và trực quán là hai nhánh của thiền. Một cái phát triển những
trạng thái tập trung của tâm thức trên những sự vật đã được lọc lựa, khi đó cái
ý thức của bạn trở thành lọc luyện qua sự tập trung. Nhưng vì được lọc luyện
quá mức, nên có một tri thức quá cao và một sở thích về cái đẹp quá đáng, họ
không thể chịu đựng được bất cứ những gì thô sơ bởi chính vì sự ràng buộc với
những gì đã được lọc lựa ở trên. Những người đã hiến dâng cuộc đời của họ cho
sự lọc luyện duy nhất trong cách này chỉ tìm thấy đời sống cực kỳ thất vọng và
kinh sợ khi họ không còn duy trì những tiêu chuẩn cao như thế.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét