Đạo Đế
là gì? Là Con Đường Đẫn Tới Sự Diệt Khổ, là Bát Chánh Đạo, đó là: Chánh Kiến,
Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm
và Chánh Định Đạo Đế dạy về Con Đường Đẫn Tới Sự Diệt Khổ: đó là linh kiến, sự
tự chứng, trí huệ, sự nhận biết, và ánh sáng đã nảy sinh trong ta về mọi việc
chưa từng nghe thấy trước đây... Đạo Đế này phải được thông suốt bằng sự trau
dồi trí tuệ về Bát Chánh Đạo... Đạo Đế này đã được thông suốt bằng sự trau dồi
trí tuệ về Bát Chánh Đạo: đó là linh kiến, sự tự chứng, trí huệ, sự nhận biết,
và ánh sáng đã nảy sinh trong ta về mọi việc chưa từng nghe thấy trước đây. [
Kinh Tương Ưng Bộ, LVI, 11]
Đạo
Đế, như những chân đế khác, có ba luận điểm. Luận điểm thứ nhất là: 'Có Bát
Chánh Đạo, (atthangika magga) - đường dẫn ra khỏi đau khổ'. Đạo Đế còn được gọi
là Thánh Đạo (ariya magga), hay Chánh Đạo. Luận điểm thứ hai là: 'Đường đi này
phải được phát triển'. Sự tự chứng cuối cùng là trở thành A-La-Hán: 'Đường đi
này đã được phát triển một cách toàn diện'.
Bát
Chánh Đạo được trình bày theo một thứ tự: bắt đầu với Chánh Kiến (samma
ditthi), rồi đến Chánh Tư Duy (samma sankappa); hai yếu tố đầu tiên này được
nhập chung vào nhóm Trí Huệ hay còn gọi là Huệ (panna). Kế tiếp nhóm Huệ
(paủủa) là nhóm Giới (sila); nhóm này bao gồm Chánh Ngữ (samma vaca), Chánh
Nghiệp (samma kammanta) và Chánh Mạng (samma ajiva).
Tiếp
theo nhóm Giới (sila) là nhóm Định (samadhi); nhóm này bao gồm Chánh Tinh Tấn
(samma vayama), Chánh Niệm (samma sati) và Chánh Định (samma samadhi). Ba điều
sau cùng cho ta sự cân bằng về cảm xúc. Những điều này nói về cái tâm - cái tâm
được giải thoát khỏi ngã tưởng và tính ích kỷ. Với Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm
và Chánh Định, cái tâm được tinh khiết thoát khỏi những ô nhiễm, phiền trược.
Khi cái tâm được tinh khiết, cái trí được an lạc. Trí Huệ (panna), hay Chánh
Kiến và Chánh Tư Duy, đến từ cái tâm tinh khiết. Điều này đưa chúng ta trở về
nơi chúng ta bắt đầu.
Những
điều này, như vậy là những yếu tố của Bát Chánh Đạo, được chia thành ba nhóm:
1. Huệ (panna) Chánh Kiến (samma ditthi)
Chánh Tư Duy (samma sankappa)
2. Giới (sila)
Chánh Ngữ (samma vaca)
Chánh Nghiệp (samma kammanta)
Chánh Mạng (samma ajiva)
3. Định (samadhi)
Chánh Tinh Tấn (samma vayama)
Chánh Niệm (samma sati)
Chánh Định (samma samadhi)
Sự liệt kê như trên không có nghĩa là những yếu tố của Bát Chánh Đạo xảy ra theo thứ tự một cách tuyến tính - chúng cùng nhau phát khởi. Chúng ta có thể bàn về Bát Chánh Đạo và nói 'Đầu tiên bạn phải có Chánh Kiến, rồi bạn có Chánh Tư Duy, rồi...'. Nhưng thực ra, cách trình bày này đơn giản dạy ta phản ánh tầm quan trọng của sự chịu trách nhiệm cho những gì chúng ta nói và làm trong đời sống.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét