Ngũ
uẩn là khổ, vì chúng luôn luôn bị áp chế bởi sự sanh và diệt. Đây là một trong
ba lý do ghi trong các chú giải. Lý do thứ hai, ngũ uẩn là khổ vì chúng là nền
tảng của khổ, là hạt giống của khổ. Lý do thứ ba là có ngũ uẩn là có khổ, khi
chúng ta là ngũ uẩn chúng ta khổ.
Ta
khổ rất nhiều cũng vì ngũ uẩn. Ta thấy cái gì ta không thích thấy, ta khổ. Ta
nghe tiếng gì ta không muốn nghe, đó là khổ. Ta không muốn buồn rầu hay sầu tư,
nhưng ta bị buồn rầu và sầu tư, ta khổ. Vì ngũ uẩn, ta phải chịu bao nhiêu điều
đau khổ.
Nếu
không có ngũ uẩn, thì không có khổ. Nhưng vì ta là ngũ uẩn, sẽ có già, bịnh, và
chết, và do đó ta khổ. Ta chạm trán với tất cả các thứ đau khổ nầy cũng tại vì
ngũ uẩn. Thế cho nên chúng được gọi là khổ, vì chúng là nguồn gốc của khổ. Trong
ý nghĩa nầy, ngũ uẩn thủ được gọi là khổ.
Lý
do thứ ba, chúng được gọi là ngũ uẩn vì chúng là đáng sợ, đáng ghê, đáng kinh.
Vì có ngũ uẩn, ta phải chịu đau khổ, cho nên chúng đáng kinh sợ. Vì chúng mang
đến sự già, đau, chết và những thứ đau khổ khác, chúng được gọi là khổ, dukkha.
Chúng ta cần hành thiền để thấy và hiểu ngũ uẩn là khổ. Chúng là khổ vì ba lý
do: chúng bị áp chế liên tục bởi sự sanh và diệt, chúng là mầm mống của đau khổ,
và chúng đáng ghê sợ.
Để
bao gồm nhiều nghĩa khác của khổ, hiện nay từ ngữ dukkha được dịch là “bất toại
nguyện” sát nghĩa hơn là khổ. Những gì vô thường là bất toại nguyện. Ta muốn sự
vật thường hằng, ta muốn ta thường hằng, ta muốn sống mãi mãi, nhưng ta sẽ
không toại nguyện những điều ta muốn. Vì không có sự thỏa mãn với năm uẩn,
chúng là bất toại nguyện.
Ta cần
nên hiểu ba việc: Cái gì là khổ? Đặc tướng của khổ? Và thấy khổ, hay quán niệm
khổ là gì?
Cái
gì là khổ? Khi ta nói khổ, ta muốn nói đến ngũ uẩn, chúng cũng là vô thường.
Ngũ uẩn nầy là vô thường, chúng cũng khổ.
Cái
gì là đặc tánh, dấu hiệu của khổ? Năm uẩn, chúng bao gồm tất cả mọi vật trên thế
gian, bị áp chế liên tục bởi sanh diệt. Thế nên đặc tánh của khổ là sự áp chế
liên tục do sự sanh diệt, liên tiếp không ngừng nghỉ. Không một khoảnh khắc nào
trong cuộc đời không bị áp chế bởi sự sanh diệt.
Và
cái gì là dukkhanupassana, hay quán sát lập đi lập sự khổ? Đó là sự quán sát và
ghi nhận ngũ uẩn trong khi hành thiền minh sát, và thấy tận mắt sự áp chế liên
tục của sự sanh diệt. Quán niệm khổ là sự hiểu biết hay kiến thức có được nhờ
quán sát ngũ uẩn. Khi quán sát năm uẩn và thấy chúng liên tục bị áp chế bởi sự
sanh diệt, khi đạt được trí tuệ minh sát, đó là kinh nghiệm riêng của quí vị.
Sự
hiểu biết ngũ uẩn là khổ, chỉ có thể đạt được trong khi quí vị tích cực hành
thiền minh sát. Không có một cách nào khác để thấy sự sanh diệt của ngũ uẩn. Chỉ
khi nào hành thiền minh sát và quán sát chúng khi chúng sanh diệt trong khoảnh
khắc hiện tại, thấy sự áp chế liên tục, mới công nhận chúng là khổ. Sự hiểu biết
nầy gọi là dukkhanupassana, quán khổ, là sự thấy thực sự của khổ.
Đại
Đức Xá lợi Phất nói rằng một vị tỳ khưu giới hạnh và có kiến thức phải cẩn trọng
quán sát năm uẩn chủ thể của sự dính mắc, để thấy và hiểu chúng là khổ. Nghĩa
là vị tỳ khưu phải hành thiền minh sát.
Có
hai thứ khổ-- khổ giả tạo và sự khổ thật sự. Sự khổ giả tạo không cần có sự
hành thiền minh sát mới biết được. Khi cắt nhầm ngón tay hay đụng đầu gối vào một
vật gì và nói rằng đó là khổ. Sự hiểu biết nầy rất giả tạo vì không thật sự thấy
được đặc tướng của Khổ. Khi kinh nghiệm một cảm giác không vui và cho rằng đó
là khổ. Không cần phải có hành thiền mới biết được nó.
Cái
mà ta quan tâm ở đây là sự khổ thật sự, sự hiểu sâu rộng của cái khổ thật sự.
Chú giải nói rằng chúng ta cần phải biết ba việc: (1) Cái gì là khổ? (2) Đặc tướng
của khổ? (3) Quán niệm khổ hay sự thấy khổ là gì?
Cái
gì là khổ? Trả lời câu hỏi nầy rất dễ-- cũng là năm uẩn. Khi nói khổ, bao gồm
ngũ uẩn và ngũ uẩn thủ.
Và
cái gì là đặc tướng của khổ? Phải hiểu nghĩa đúng của dukkha. Thường nó có
nghĩa là khổ, cảm giác không vui, nhưng nó có nghĩa sâu hơn. Phải hiểu nghĩa của
nó theo lời dạy của Đức Phật: “Cái gì vô thường là khổ.” Đức Phật không nói rằng
những gì khó chịu đựng là khổ, hay những gì tương tự như vậy. Ngài nói rằng cái
gì vô thường là khổ. Nếu biết những gì vô thường, thì sẽ biết chúng là khổ, Thế
nên nghĩa của từ ngữ khổ đi sâu hơn nghĩa ngoài bề mặt của nó. Để hiểu nó, cần
nhớ lời dạy của Đức Phật rằng những gì vô thường là khổ. Nếu muốn biết cái gì
là khổ, phải xem chúng là thường hay vô thường. Nếu nó là vô thường, nó là khổ.
Đừng sợ, phải khẳng định rằng đó là khổ.
Khi
đọc sách, Sư không thỏa mãn khi những tác giả nói rằng cái nầy hay cái kia là đối
tượng của khổ, hay các pháp hữu vi là đối tượng của khổ. Ta phải có can đảm nói
rằng các pháp hữu vi là khổ, chớ không nói một cách thụ động rằng, “cho là đối
tượng của khổ,” có nghĩa dưới sự kiểm soát của khổ, có khuynh hướng khổ, hay
tùy thuộc vào khổ. Khi thấy cái gì vô thường, nên mạnh dạn nói đó là khổ.
Từ
ngữ khổ, “suffering” trong tiếng Anh, và dukkha trong tiếng Pali, có nhiều
nghĩa sâu hơn là nghĩa ở bề ngoài . Dukkha nghĩa là khổ, cái gì khó chịu đựng,
bị áp chế. Theo Đức Phật định nghĩa, cái gì vô thường là khổ. Tại sao nói cái
gì vô thường là khổ? Có nhiều khi ta thưởng thức những món ăn ngon, giao thiệp
với những người bạn tốt –chúng ta hưởng thụ được nhiều thứ. Phải chăng những thứ
nầy là khổ? Khi thưởng thức món ăn ngon, ta có nói rằng, “Ôi, ta đang khổ
đây!”? Nhưng theo Đức Phật, thực sự là ta đang khổ đó.
Tại
sao những sinh hoạt xem như vô hại đó lại là khổ? Phải hiểu đặc tướng của khổ.
Chú giải dạy có ba lý do tại sao ngũ uẩn thủ là khổ. Lý do thứ nhứt là nó luôn
luôn bị áp chế bởi sự sanh và diệt. Phải nên ghi nhớ, giữ chặt trong tâm là sự
áp chế bởi sanh và diệt là đặc tướng của khổ.
Nếu
muốn biết cái gì là khổ hay không khổ, thử xem nó có sanh và diệt không. Nếu nó
có sanh và diệt, nó phải bị áp chế bởi sư sanh và diệt, và sự áp chế nầy có
nghĩa của khổ. Cho nên, tất cả năm uẩn, gồm cả ngũ uẩn thủ, gọi là khổ bởi vì
chúng luôn luôn bị áp chế bởi sanh và diệt. Hãy nhìn xem tất cả các pháp trên
thế gian, và sẽ thấy rằng các pháp đều bị áp chế bởi sanh và diệt, và cả sự
sanh diệt cũng luôn luôn bị áp chế bởi sanh và diệt.
Thử
tìm xem có một khoảnh khắc nào mà không có sự sanh và diệt? Thử tìm xem có một
giây phút nào tiến trình sanh diệt ngừng sinh hoạt? Ngay giây phút tượng hình
trong thai bào, thì sự sanh và diệt bắt đầu áp chế, và nó tiếp tục trong suốt
cuộc đời. Không có một giây phút nào mà được tự do ra khỏi sự sanh và diệt.
Luôn luôn có sự sanh và diệt. sanh và diệt, sanh và diệt.
Khi
hành thiền, ghi nhận đối tượng khi chúng sanh rồi diệt, cái nầy tiếp theo cái
kia, có thể cả trăm đề mục. Kế đó có cảm tưởng rằng tất cả mọi sự việc đều bị
áp chế bởi sanh và diệt. Sự diệt có nghĩa là hủy hoại, là một thứ áp chế. Và
sanh là một sự đi trước của diệt. Nó sanh để rồi nó diệt, và diệt cũng là một
thứ áp chế.
Sanh
và diệt áp chế ngũ uẩn trong từng khoảnh khắc, nó tạo ra một sự áp chế liên tục.
Nếu hiểu khổ như thế, ta sẽ chấp nhận việc thưởng thức miếng ăn ngon là khổ. Những
gì thụ hưởng là khổ, vì không có gì là không khổ. Và phải công nhận giáo pháp của
Đức Phật dạy rằng ngũ uẩn thủ là khổ.
Khi
giảng giải Chân Lý thứ nhứt trong Tứ Diệu Đế, bài Pháp đầu tiên, Đức Phật dạy
trong phần cuối rằng,”Ngũ uẩn thủ là khổ,”nghĩa là, tất cả mọi sự vật trên thế
gian là khổ. Nếu hiểu có sự áp chế liên tục bởi sanh và diệt, sẽ dễ dàng chấp
nhận sự thật của lời giảng dạy của Đức Phật.
Nếu
không hiểu như vậy, có thể biện bác về giáo lý của Đức Phật, và nói về vài thứ
hạnh phúc, hưởng thụ, vân vân…Nhưng Sư muốn quí vị hiểu và ghi nhớ trong tâm rằng–nghĩa
của khổ dukkha là sự liên tục áp chế bởi sanh và diệt.
Bây
giờ chúng ta hãy trở sang một sự hiểu biết khác của ngũ uẩn thủ, theo mười một
phương thức ghi chép trong kinh Giới Hạnh. Đại Đức Xá Lợi Phất nói rằng một vị
tỳ khưu giới hạnh và có kiến thức phải chú tâm quán sát ngũ uẩn thủ thấy chúng
là vô thường. Kế đó phải thấy chúng là khổ, cũng như vị nầy đã học và hiểu như
thế. Bây giờ vị nầy phải thấy chúng là bịnh
Một
vị tỳ khưu giới hạnh và có kiến thức phải thấy ngũ uẩn thủ là bịnh kinh niên. Một
người có bịnh kinh niên như bịnh tiểu đường, suyễn, hay cao huyết áp, thì không
có tự do. Họ không thể ăn những thứ gì họ thích, nhưng phải uống thuốc và kiêng
cử các thức ăn có thể làm tình trạng thêm nặng. Họ phải luôn luôn cẩn thận. Bịnh
trạng nầy có thể tăng và có thể giảm, nhưng họ không bao giờ làm chủ hay kiểm
soát. Dù họ cẩn thẩn được đến đâu, căn bịnh vẫn là căn bịnh. Dù cò sự săn sóc
và lo lắng, căn bịnh nầy sẽ không bao giờ chữa khỏi.
Cùng
thế ấy, tuy tìm thấy nhược điểm của ngũ uẩn, ta vẫn phải có chúng và phải chăm
sóc chúng. Phải kiêng cữ những thức ăn không thích hợp với cơ thể, phải tránh
cư ngụ những nơi có khí hậu không hợp với cơ thể, và phải chăm sóc trông chừng
hằng loạt những thứ khác, cũng vì ngũ uẩn. Cho nên các uẩn nầy được xem như là
một thứ bịnh kinh niên.
Vị tỳ
khưu giới hạnh và có kiến thức cũng phải xem ngũ uẩn thủ như một ung nhọt hay một
vết đau nhức nhối. Khi có một ung nhọt hay một vết đau nhức chảy máu mủ và gây
ra sự đau đớn khủng khiếp, ta phải chăm sóc nó với thuốc men. Ngũ uẩn cũng như
một ung nhọt. Có nhiều thứ ghê tởm từ từ chảy ra, như tham lam, sân hận, ảo tưởng,
ngã mạn, và ganh tị. Chúng chảy ra qua mắt, tai, mũi, lưởi, thân và tâm. Chúng
luôn luôn chảy ra. Khi ta thấy một vật gì đẹp, cái gì chảy ra từ đôi mắt của
ta? Đó là tham ái hay dính mắc. Và nếu ta thấy một vật gì ta không thích, sân hận
chảy ra qua đôi mắt của ta. Vì những thứ nầy luôn luôn chảy ra từ ngũ uẩn,
chúng giống như là ung nhọt hay vết đau nhức nhối.
Vị tỳ
khưu phải thấy ngũ uẩn thủ như tên nhọn. Khi mũi tên bén nhọn đâm xuyên qua
thân thể, nó gây ra một sự đau đớn khủng khiếp mỗi khi quí vị đụng vào chỗ bị
thương. Cùng thế ấy ngũ uẩn cho ta một thứ đau khổ khác. Vì có mắt, ta khổ về
những thứ mà ta không muốn thấy. Vì có tai, ta khổ về những tiếng mà ta không
muốn nghe. Chúng giống như mũi tên nhọn dính trong da thịt, mỗi khi mũi tên nhọn
cấm vào da thịt rồi thì không thể dễ dàng rút nó ra. Như thế ngũ uẩn được xem
như mũi tên nhọn gây đau khổ, và ngũ uẩn thủ được coi là khổ.
Ngũ
uẩn cũng được xem như là bất thiện nghiệp “akusala.” Gốc của từ ngữ akusala
trong tiếng Pali là agha, và trong một chú giải nó có nghĩa là dukkha khổ. Nếu
ta đối chiếu chữ nầy với nghĩa dukkha khổ, nó sẽ có nghĩa là “khổ.” Nhưng trong
Thanh Tịnh Đạo lại giải nghĩa cách khác. Chữ agha có nghĩa là bị chê trách,
đáng khiển trách, bất thiện nghiệp bị chê trách bởi các bực cao thượng, và nó
cho quả đau khổ. Ngũ uẩn đáng bị chê trách vì chúng gây đau khổ và gây nghiệp bất
thiện, nên chúng được coi như là bất thiện nghiệp.
Chúng
cũng được xem như bịnh hoạn, ở đây có nghĩa là đau ốm bất thường như cảm, ăn
không tiêu, tiêu chảy hay thương hàn. Khi bịnh vài ngày, và không thể ăn uống
hay làm những việc mà mình thích, sẽ rất khổ sở vì sự bịnh hoạn nầy. Tuy đó chỉ
là những sự đau ốm bất thường, nó cũng làm cho đau khổ. Cùng thế ấy, ngũ uẩn
cũng giống như những cơn bịnh bất thường. Vì chúng ta do ngũ uẩn cấu tạo, ta
không thể làm những gì mà ta muốn. Ta phải chăm sóc chúng, bảo vệ chúng, và
tránh những gì không thích hợp với chúng. Cho nên vị tỳ khưu được dạy rằng phải
thấy ngũ uẩn thủ là đau khổ hay những cơn bịnh hoạn bất thường.
-----
Thiền Giữa Đời Thường: Phương pháp Thiền Phật giáo nguyên thủy (Thiền Vipassana)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét