Đau
khổ là cái ta thường không muốn biết - chúng ta chỉ muốn loại trừ nó. Ngay khi
có bất cứ một sự bất tiện hay bực mình, một người chưa thức tỉnh có khuynh
hướng loại trừ hoặc đè nén nó. Bạn có thể thấy tại sao xã hội hiện đại ngày nay
bị thu hút vào sự tìm kiếm khoái lạc và vui sướng trong những cái gì mới, hấp
dẫn và khêu gợi. Chúng ta có khuynh hướng chú trọng vào cái đẹp và sự thỏa
thích của tuổi trẻ trong khi những mặt xấu của cuộc đời - già nua, bệnh tật,
chết chóc, chán nản, tuyệt vọng và phiền nảo, bị gạt qua một bên. Khi ta thấy
những gì không thích, ta cố gắng lánh xa để đến với những gì ta thích hơn. Nếu
ta cảm thấy chán nản, ta đến với những gì thú vị. Nếu ta cảm thấy sợ sệt, ta
tìm chỗ an toàn. Đây là một điều hoàn toàn tự nhiên. Chúng ta bị gắn liền với
cái quy luật sung sướng/đau khổ đang bị thu hút hoặc đẩy lùi. Như vậy nếu tâm
trí còn sung mãn và còn tiếp thu được, nó có khuynh hướng lựa chọn - thâu thập
những gì thích và cố gắng đè nén những gì không thích. Nhiều kinh nghiệm của
chúng ta bị đè nén bởi vì đôi khi có nhiều cái khó chịu chúng ta không thể nào
tránh khỏi liên lụy.
Nếu
bất cứ sự khó chịu nào phát sinh, chúng ta tự nhủ, 'Trốn chỗ khác!'. Nếu có ai
cản trở, chúng ta tự nhủ, 'Giết nó!'. Khuynh hướng này rất rõ ràng trong những
gì được thực hiện bởi chính quyền của nhiều nước.... Nghe có vẻ khủng khiếp,
phải không bạn? Khi bạn nghĩ về loại người lãnh đạo đất nước của chúng ta - bởi
vì họ vẫn còn rất vô minh và chưa giác ngộ. Nhưng lề thói chung là thế. Đầu óc
vô minh nghĩ đến sự hủy diệt: 'Đây là một con muỗi; giết nó!', 'Mấy con kiến
này đang bò lan vô phòng; xịt nó với thuốc trừ kiến!'. Có một công ty ở Anh tên
là Giết-Mướn (Rent-To-Kill). Tôi không biết đó có phải là một loại tổ chức mafia
của Anh hay không, nhưng họ chuyên môn giết những sinh vật có hại - tùy bạn
muốn diễn dịch thế nào là 'sinh vật có hại'.
Đạo
Đức và Từ Bi
Đó là
lý do tại sao chúng ta phải có giới luật như, 'Tôi sẽ kiêng sát sanh', bởi vì
bản năng tự nhiên của chúng ta là giết: nếu nó gây cản trở, giết nó. Bạn có thể
thấy được điều này trong thế giới loài vật. Bản thân con người chúng ta là
giống săn mồi; chúng ta nghĩ chúng ta văn minh nhưng chúng ta có một lịch sử
đẫm máu - nói một cách chính xác. Một lịch sử đã được tích lũy bằng những sự
giết chóc không ngừng cùng với những sự biện minh cho tất cả những loại tội lỗi
gây ra cho đồng loại - đó là chưa kể đến loài vật - và tất cả những điều đó bắt
nguồn từ sự vô minh này, sự khinh suất, vô lương tâm của con người đã xúi giục
chúng ta tàn sát những gì cản trở chúng ta.
Tuy vậy, với một sự xét lại chúng ta đang tạo ra một sự chuyển hóa; chúng ta đang vượt qua cái bản năng thú tánh đó. Chúng ta không phải chỉ là những người bù nhìn tuân theo luật pháp của xã hội, sợ giết người bởi vì chúng ta sợ bị trừng phạt. Hiện tại chúng ta đang thật sự nhận lấy trách nhiệm. Chúng ta tôn trọng đời sống của những sinh vật khác, ngay cả đời sống của loài côn trùng và những sinh vật chúng ta không thích. Không ai thích muỗi hoặc kiến, nhưng chúng ta nên xét lại ghi nhận rằng chúng cũng có quyền sống. Đó là sự xét lại của trí tuệ; không phải chỉ là một phản ứng: 'Đồ xịt côn trùng đâu?'. Tôi cũng không thích thấy kiến bò ngổn ngang trên sàn của tôi; phản ứng đầu tiên của tôi là: 'Đồ xịt côn trùng đâu?'. Nhưng rồi tư tưởng xét lại chỉ cho tôi thấy rằng mặc dầu những sinh vật này đang làm phiền tôi và tôi thật cứ muốn chúng đi chỗ khác, chúng cũng có quyền tồn tại. Đó là một sự quán chiếu của trí tuệ.
Điều này cũng đúng với những trạng thái khó chịu của tinh thần. Như vậy khi bạn đang cảm thấy nóng giận, thay vì nói: 'à, đây mình lại sân nữa rồi!' chúng ta xét lại: 'Có sân'. Nỗi lo sợ cũng vậy - nếu bạn bắt đầu thấy nó như nỗi lo sợ của cha hay mẹ mình, nỗi lo sợ của con chó hay nỗi lo sợ của chính bạn, tất cả những nỗi lo này có lúc giống nhau, có lúc không giống nhau và điều đó có khi rất khó hiểu. Tuy vậy, nỗi lo sợ trong bản thể này và nỗi lo sợ trong con chó bẩn thỉu kia cũng chỉ là giống nhau. 'Có lo sợ'. Đơn giản thế thôi. Nỗi lo sợ mà tôi cảm nhận được không khác gì nỗi lo sợ những người khác có. Đó là chỗ chúng ta có lòng từ bi ngay cả cho những con chó xơ xác. Chúng ta hiểu rằng nỗi lo sợ đó cũng khủng khiếp cho con chó như chính cho chúng ta. Khi một con chó bị đá mạnh với một chiếc giày và bạn bị đá mạnh với một chiếc giày, cái cảm giác đau đớn đó cũng giống nhau thôi. Đau đớn là đau đớn, lạnh là lạnh, sân là sân. Đau đớn không thuộc về tôi mà chỉ là: 'Có đau đớn'. Đây là một lối tư duy thiện xảo giúp ta thấy mọi sự việc rõ ràng, hơn là củng cố quan điểm cá nhân. Kết quả của sự nhận ra trạng thái của đau khổ - rằng có đau khổ - là sự tự chứng thứ nhì của Khổ Đế. 'Đau khổ phải được hiểu'. Sự đau khổ này phải được khảo cứu.
Đạo
Đức và Từ Bi
Đó là
lý do tại sao chúng ta phải có giới luật như, 'Tôi sẽ kiêng sát sanh', bởi vì
bản năng tự nhiên của chúng ta là giết: nếu nó gây cản trở, giết nó. Bạn có thể
thấy được điều này trong thế giới loài vật. Bản thân con người chúng ta là
giống săn mồi; chúng ta nghĩ chúng ta văn minh nhưng chúng ta có một lịch sử
đẫm máu - nói một cách chính xác. Một lịch sử đã được tích lũy bằng những sự
giết chóc không ngừng cùng với những sự biện minh cho tất cả những loại tội lỗi
gây ra cho đồng loại - đó là chưa kể đến loài vật - và tất cả những điều đó bắt
nguồn từ sự vô minh này, sự khinh suất, vô lương tâm của con người đã xúi giục
chúng ta tàn sát những gì cản trở chúng ta.
Tuy vậy, với một sự xét lại chúng ta đang tạo ra một sự chuyển hóa; chúng ta đang vượt qua cái bản năng thú tánh đó. Chúng ta không phải chỉ là những người bù nhìn tuân theo luật pháp của xã hội, sợ giết người bởi vì chúng ta sợ bị trừng phạt. Hiện tại chúng ta đang thật sự nhận lấy trách nhiệm. Chúng ta tôn trọng đời sống của những sinh vật khác, ngay cả đời sống của loài côn trùng và những sinh vật chúng ta không thích. Không ai thích muỗi hoặc kiến, nhưng chúng ta nên xét lại ghi nhận rằng chúng cũng có quyền sống. Đó là sự xét lại của trí tuệ; không phải chỉ là một phản ứng: 'Đồ xịt côn trùng đâu?'. Tôi cũng không thích thấy kiến bò ngổn ngang trên sàn của tôi; phản ứng đầu tiên của tôi là: 'Đồ xịt côn trùng đâu?'. Nhưng rồi tư tưởng xét lại chỉ cho tôi thấy rằng mặc dầu những sinh vật này đang làm phiền tôi và tôi thật cứ muốn chúng đi chỗ khác, chúng cũng có quyền tồn tại. Đó là một sự quán chiếu của trí tuệ.
Điều này cũng đúng với những trạng thái khó chịu của tinh thần. Như vậy khi bạn đang cảm thấy nóng giận, thay vì nói: 'à, đây mình lại sân nữa rồi!' chúng ta xét lại: 'Có sân'. Nỗi lo sợ cũng vậy - nếu bạn bắt đầu thấy nó như nỗi lo sợ của cha hay mẹ mình, nỗi lo sợ của con chó hay nỗi lo sợ của chính bạn, tất cả những nỗi lo này có lúc giống nhau, có lúc không giống nhau và điều đó có khi rất khó hiểu. Tuy vậy, nỗi lo sợ trong bản thể này và nỗi lo sợ trong con chó bẩn thỉu kia cũng chỉ là giống nhau. 'Có lo sợ'. Đơn giản thế thôi. Nỗi lo sợ mà tôi cảm nhận được không khác gì nỗi lo sợ những người khác có. Đó là chỗ chúng ta có lòng từ bi ngay cả cho những con chó xơ xác. Chúng ta hiểu rằng nỗi lo sợ đó cũng khủng khiếp cho con chó như chính cho chúng ta. Khi một con chó bị đá mạnh với một chiếc giày và bạn bị đá mạnh với một chiếc giày, cái cảm giác đau đớn đó cũng giống nhau thôi. Đau đớn là đau đớn, lạnh là lạnh, sân là sân. Đau đớn không thuộc về tôi mà chỉ là: 'Có đau đớn'. Đây là một lối tư duy thiện xảo giúp ta thấy mọi sự việc rõ ràng, hơn là củng cố quan điểm cá nhân. Kết quả của sự nhận ra trạng thái của đau khổ - rằng có đau khổ - là sự tự chứng thứ nhì của Khổ Đế. 'Đau khổ phải được hiểu'. Sự đau khổ này phải được khảo cứu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét