Diệt
Đế là gì?
Là sự diệt khổ Là sự tẩy sạch và sự diệt trừ dục vọng; sự bác bỏ, buông xả, từ bỏ và không thừa nhận nó. Nhưng trên căn bản nào dục vọng này được bỏ mặc và làm cho triệt tiêu? Nó có thể được bỏ mặc và làm cho triệt tiêu ngay nơi nào có sự vừa lòng và yêu thích. Diệt Đế dạy về sự diệt khổ: đó là linh kiến, sự tự chứng, trí huệ, sự nhận biết, và ánh sáng đã nảy sinh trong ta về mọi việc chưa từng nghe thấy trước đây. Diệt Đế này phải được thấu suốt bằng sự nhận thức được sự diệt khổ ... Diệt Đế này đã được thấu suốt bằng sự nhận thức được sự diệt khổ :đó là linh kiến, sự tự chứng, trí huệ, sự nhận biết, và ánh sáng đã nảy sinh trong ta về mọi việc chưa từng nghe thấy trước đây. [ Kinh Tương Ưng Bộ, LVI, 11]
Là sự diệt khổ Là sự tẩy sạch và sự diệt trừ dục vọng; sự bác bỏ, buông xả, từ bỏ và không thừa nhận nó. Nhưng trên căn bản nào dục vọng này được bỏ mặc và làm cho triệt tiêu? Nó có thể được bỏ mặc và làm cho triệt tiêu ngay nơi nào có sự vừa lòng và yêu thích. Diệt Đế dạy về sự diệt khổ: đó là linh kiến, sự tự chứng, trí huệ, sự nhận biết, và ánh sáng đã nảy sinh trong ta về mọi việc chưa từng nghe thấy trước đây. Diệt Đế này phải được thấu suốt bằng sự nhận thức được sự diệt khổ ... Diệt Đế này đã được thấu suốt bằng sự nhận thức được sự diệt khổ :đó là linh kiến, sự tự chứng, trí huệ, sự nhận biết, và ánh sáng đã nảy sinh trong ta về mọi việc chưa từng nghe thấy trước đây. [ Kinh Tương Ưng Bộ, LVI, 11]
Diệu
Đế có ba luận điểm: 'Có sự đoạn trừ của đau khổ, của dukkha. Sự đoạn trừ của
dukkha phải được nhận thức. Sự đoạn trừ của dukkha đã được nhận thức'.
Toàn
bộ mục đích của giáo lý Phật Giáo là để phát huy trí tuệ nhằm thoát ra khỏi
những vọng tưởng. Tứ Diệu Đế là một giáo lý về sự buông xả bằng cách khảo cứu
hoặc nhìn vào - suy gẫm: 'Tại sao sự việc như thế này? Tại sao sự việc như thế
kia?'. Nghĩ về những điều như tại sao mấy sư phải cạo đầu hoặc tại sao sắc
tượng của Phật phải giống như thế có tốt hay không? Chúng ta cứ suy gẫm... trí
tuệ không hình thành một quan điểm cho rằng những điều này xấu hay tốt, hữu ích
hay vô ích. Trí tuệ chỉ thực sự mở đầu và suy xét, 'Điều này có nghĩa gì? Mấy
sư biểu tượng những gì? Tại sao họ lại mang bình bát? Tại sao họ không được giữ
tiền? Tại sao họ không tự kiếm sống?'. Chúng ta suy gẫm làm thế nào cách sống
này đã duy trì được truyền thống và cho phép nó được truyền lại cho hậu thế từ
người khai sáng, Đức Phật Thích Ca, cho đến nay.
Chúng
ta quán chiếu trong lúc chúng ta thấy sự đau khổ; trong lúc chúng ta thấy bản
chất của dục vọng; trong lúc chúng ta công nhận rằng sự ràng buộc của dục vọng
dẫn tới sự đau khổ. Rồi chúng ta có được sự tự chứng trong sự cho phép dục vọng
lìa xa và sự nhận thức về lìa khổ, sự diệt khổ. Những sự tự chứng này chỉ có
thể đến qua sự quán chiếu; nó không thể đến từ lòng tin. Bạn không thể tự làm
cho mình tin hay nhận thức một sự tự chứng như một hành động theo ý muốn; mà
phải qua sự suy gẫm, cân nhắc và suy nghĩ về những chân lý này, thì sự tự chứng
mới đến với bạn. Sự tự chứng chỉ đến với một trí tuệ khoáng đạt, sẵn sàng tiếp
nhận lời giáo huấn - chứ không kêu gọi và mong mỏi một lòng tin mù quáng của
bất cứ ai. Thay vì thế, trí tuệ phải tự nguyện tiếp thu, cân nhắc và suy xét.
Trạng
thái tinh thần này rất quan trọng - nó là đường thoát ra khỏi cái khổ. Không
phải ở chỗ tri thức có được những định kiến, thiên kiến rồi cho là mọi thứ đã
được biết hoặc chỉ biết nhận lấy điều những người khác nói như là sự thật.
Trong tinh thần này, trí tuệ mở rộng để sẵn sàng đón nhận Tứ Diệu Đế và có thể
đối chứng bất luận sự việc gì bên trong tâm ta.
Con
người ít khi nhận thức được sự lìa khổ bởi vì sự nhận thức này đòi hỏi một sự
tự nguyện đặc biệt để cân nhắc, khảo cứu và vượt qua sự thô thiển và những điều
hiển nhiên. Sự vượt thoát này đòi hỏi sự sẵn sàng thiết thực nhìn vào những
phản ứng của chính bạn, nhằm thấy được những ràng buộc và suy gẫm: 'Sự ràng
buộc được cảm thấy như thế nào?'.
Ví dụ,
bạn có cảm thấy sung sướng hoặc tự do bởi sự ràng buộc của dục vọng không? Cảm
thọ này nâng cao tinh thần hay đem lại sự phiền não? Những câu hỏi này xin dành
cho bạn khảo cứu. Nếu bạn thấy sự bị ràng buộc với những dục vọng của bạn đem
lại sự giải thoát, thì cứ thế mà làm. Cứ ràng buộc vào tất cả những dục vọng
của bạn rồi xem hậu quả ra sao.
Trong
sự thực hành của tôi, tôi thấy sự ràng buộc của dục vọng là đau khổ. Không còn
một sự hoài nghi nào về điều đó cả. Tôi có thể thấy biết bao nhiêu đau khổ
trong cuộc đời tôi đã gây ra bởi những ràng buộc của vật chất, tư tưởng, quan
điểm hoặc những lo âu. Tôi có thể thấy tất cả những hình thức khổ sở tôi đã gây
ra cho chính mình qua sự ràng buộc bởi vì tôi đã không hiểu biết gì hơn. Tôi
sinh ra và được nuôi nấng ở Mỹ - vùng đất của sự tự do. Một đất nước luôn hứa
hẹn cái quyền được mưu cầu hạnh phúc, nhưng nó chỉ thực sự ban cho con người
cái quyền bị ràng buộc vào mọi thứ. Nước Mỹ khuyến khích bạn hãy cố gắng sống
hạnh phúc bằng cách chiếm hữu. Tuy nhiên nếu bạn đang thực hành với Tứ Diệu Đế,
sự ràng buộc phải được hiểu, suy gẫm và quán chiếu; rồi sự tự chứng sẽ tạo điều
kiện cho sự tự tại nảy sinh. Đây không phải là một quan điểm tri thức hay một
mệnh lệnh từ bộ óc của bạn nói rằng bạn không được bị ràng buộc; đây chỉ là một
sự tự chứng tự nhiên tạo điều kiện cho sự tự tại hoặc lìa khổ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét