Điều
quan trọng ở đây là nhìn lại cấu trúc của Diệu Đế Thứ Nhất. Nó được phân câu
một cách rõ ràng: 'Có sự đau khổ', thay vì nói, 'Tôi khổ'. Về mặt tâm lý, đó
còn là một sự quán chiếu thiện xảo. Chúng ta có khuynh hướng diễn đạt sự đau
khổ của chúng ta như 'Tôi đang thực sự đau khổ. Tôi khổ nhiều - và tôi không
muốn khổ'. Đây là chiều hướng suy nghĩ theo thói quen cố hữu của ta.
'Tôi
đang đau khổ' luôn luôn truyền dẫn cái nghĩa 'Tôi là người đang đau khổ nhiều.
Cái đau khổ này thuộc về tôi; tôi đã từng chịu nhiều đau khổ trong cuộc đời'.
Cứ như vậy cả cái quá trình liên tưởng giữa bản ngã và ký ức lại khởi sự. Bạn
nhớ lại những gì đã xảy ra từ khi bạn còn là một đứa trẻ sơ sanh ... và cứ như
thế mà tiếp diễn.
Nhưng
lưu ý, chúng ta không nói rằng có người đang chịu đau khổ. Sự đau khổ không còn
có tính cách cá nhân khi ta nhìn nó như 'Có đau khổ'. Cái nhìn đó không còn là:
'Ôi thật khổ tôi, tại sao tôi phải khổ nhiều vậy? Tôi làm gì mà phải chịu đựng
hậu quả như thế? Tại sao tôi phải già đi thế này? Tại sao tôi phải chịu buồn
rầu, đau đớn, thương tiếc và tuyệt vọng? Không công bằng! Tôi đâu có muốn điều
đó. Tôi chỉ muốn hạnh phúc và sự an toàn'. Cách suy nghĩ này dẫn dắt bởi vô
minh đã làm rối ren mọi thứ và đồng thời tạo ra những vấn đề thuộc về nhân
tính.
Muốn
lìa khổ, chúng ta phải thừa nhận đau khổ trong ý thức. Nhưng sự thừa nhận trong
pháp tu thiền của Phật Giáo không phải từ khía cạnh: 'Tôi đang đau khổ' mà là
'Có sự hiện diện của đau khổ, bởi vì chúng ta không cố gắng nhận ra vấn đề mà
chỉ đơn giãn công nhận rằng đau khổ hiện diện. 'Tôi là một người sân; tôi nóng
giận rất dễ dàng; làm sao tôi bỏ được nó?' là một lối suy nghĩ không khéo léo,
không uyển chuyển - vì nó gây ra mọi thừa nhận ngấm ngầm có tính cách phản quan
tự kỷ của bản ngã và như thế rất khó mà nắm được bất cứ một thực trạng nào về
vấn đề 'khổ' đó. Những suy nghĩ này trở nên rất lộn xộn bởi vì cái ý nghĩa của
những vấn đề của tôi hay cái suy nghĩ của tôi dễ dàng dẫn dắt chúng ta tới sự
đè nén hoặc tới những sự phán xét và tự chỉ trích lấy mình. Chúng ta có khuynh
hướng chụp bắt và nhận ra hơn là quan sát, chứng kiến và hiểu được vấn đề đúng
như nó đang là. Ngay khi bạn thừa nhận rằng có cái cảm giác lẫn lộn này, rằng
có cái tham, cái sân, thì lập tức có một cái nhìn trung thực về nó và như thế
bạn đã loại trừ được những tự phụ tiềm ẩn - hoặc ít ra đã làm lung lay được nó.
Như
vậy đừng nắm lấy vấn đề như những lỗi lầm cá nhân mà phải coi những điều kiện
này là vô thường, bất toại nguyện và vô ngã. Cứ tiếp tục nhìn nhận mọi việc như
nó đang là. Khuynh hướng của ta ở đây là nhìn cuộc đời theo nghĩa 'đây là những
vấn đề của ta', và điều đó là một sự thừa nhận rất trung thực, thẳng thắn. Như
thế cuộc sống của chúng ta có khuynh hướng xác nhận lại điều đó bởi vì chúng ta
luôn hành xử từ những thừa nhận sai lầm. Nhưng ngay cái quan điểm đó đã là vô
thường, bất toại nguyện và vô ngã.
'Có
đau khổ' là một sự chấp nhận rõ ràng, chính xác rằng chính lúc này, có một cảm
giác không ổn không vui. Đau khổ dàn trải từ sự thống khổ và tuyệt vọng cho đến
cái bực mình vụn vặt; dukkha không nhất thiết có nghĩa phải đau khổ trầm trọng.
Bạn không cần phải bị hành hung tàn bạo bởi cuộc đời; bạn không phải đến từ
trại tập trung Auschwitz hoặc Belsen để nói
rằng có đau khổ. Ngay cả Nữ Hoàng Elizabeth có thể nói, 'Có đau khổ'. Tôi chắc
rằng bà ta có những giây phút thống khổ và tuyệt vọng hay, ít ra, những giây
phút của sự bực bội.
Thế
giới giác quan là một kinh nghiệm nhạy cảm. Nghĩa là lúc nào bạn cũng phải đứng
trước khoái lạc, đau đớn và thuyết nhị nguyên của vòng sanh tử luân hồi
(samsara). Chúng ta như đang sống trong một trạng thái rất dễ đổ vở và đồng
thời phải giao tiếp với tất cả mọi sự vật và những giác quan của chúng. Quy
luật chung là thế. Đó là kết quả của sinh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét