(Trích từ sách Tuyết giữa mùa hè)
2. Chỉ cần biết cái gì đang xảy ra trong tâm bạn. Đừng vui hay buồn về nó. Cũng đừng dính mắc. Nếu bạn đau khổ hãy nhìn nó, hiểu nó, rồi xả bỏ nó đi. Cũng giống như bạn nhận được một lá thư, bạn phải bóc lá thư ra trước khi muốn biết nội dung của lá thư.
(Thiền sư Ajahn Chah)
3. Chúng ta thực hành sự xả bỏ, chứ không trì thủ. Nhưng trước khi có thể xả bỏ Thân và Tâm, chúng ta phải biết rõ bản chất của nó. Khi ấy sự xả bỏ xảy ra tự nhiên.
(Thiền sư Ajahn Chah)
4. Hỏi: Tôi vẫn còn suy nghĩ nhiều, vẫn còn bị phóng tâm nhiều, mặc dầu tôi rất cố gắng chú tâm chánh niệm. Tại sao?
Đáp: Đừng lo lắng, băn khoăn về chuyện đó. Hãy cố gắng giữ tâm an trụ trong hiện tại. Bất kỳ tư tưởng gì hiện ra trong tâm bạn, bạn phải chú tâm ghi nhận nó. Những phóng tâm ấy sẽ tự động ra đi. Cũng đừng ao ước sẽ xua đuổi được chúng; cứ thực hành rồi bạn sẽ đạt được trạng thái tự nhiên. Cũng không nên có sự phân biệt giữa tốt và xấu, giữa nóng và lạnh. Chẳng có tôi, chẳng có anh, và chẳng có tự ngã gì cả. Chúng thế nào thì nhìn chúng thế ấy. Khi bạn ôm bát đi khất thực, bạn chẳng cần làm chuyện gì đặc biệt cả, chỉ đơn thuần đi và chú tâm vào những gì đang xảy ra. Chẳng cần phải dính mắc vào sự tĩnh lặng hay độc cư. Nghĩa là đừng bao giờ có tư tưởng: tôi phải thiền một mình ở một nơi yên tĩnh mới tiến bộ được. Bất cứ đi nơi đâu bạn cũng có thể thiền được. Khi bạn ở đâu bạn cũng đều phải biết mình và chú tâm chánh niệm một cách tự nhiên. Nếu có sự nghi ngờ xuất hiện, phải theo dõi sự nghi ngờ đến và đi. Chỉ giản dị thế thôi. Không bám víu hay nắm giữ điều gì, vật gì, dầu tốt hay xấu. Trong khi đi kinh hành, thỉnh thoảng bạn có thể gặp vài trở ngại. Chẳng hạn, tư tưởng của bạn bị ô nhiễm và hướng đi nơi khác, khiến bạn không còn chú tâm vào bước đi nữa. Gặp những trường hợp phiền não đến quấy nhiễu bạn như thế, bạn chỉ cần nhìn chúng, chúng sẽ ra đi. Đừng bao giờ suy nghĩ, bận tâm đến những trở ngại đã trôi qua. Đừng ưu tư về những chuyện gì sắp hay chưa xảy ra. Hãy an trú trong hiện tại. Đừng quan tâm đến chiều dài của con đường đi, cũng đừng dính mắc vào nó nữa. Khi thực tập đã thuần thục, tự nhiên sự quân bình sẽ đến với bạn.
(Thiền sư Ajahn Chah)
5. Quan sát Thân - Tâm một cách trực tiếp nhất, đó là không dùng sự suy nghĩ, tưởng tượng để nhìn Thân - Tâm. Có hai trình độ quan sát. Một là suy nghĩ và đi lang thang từ điểm này đến điểm khác, khiến bạn bị dính mắc vào những tri giác hời hợt giả tạo, chỉ có bề mặt mà không có thực chất. Loại quan sát thứ hai là một sự an tịnh, định tâm và lắng nghe bên trong. Chỉ khi nào có tâm định, tỉnh và an tịnh, lúc ấy chân trí tuệ mới phát sinh một cách tự nhiên. Thoạt đầu, trí tuệ chỉ là một âm vang nhè nhẹ, một mầm cây yếu mềm vừa nhô lên khỏi mặt đất. Nếu bạn không hiểu điều này, bạn có thể nghĩ quá nhiều đến nó, săn sóc nó quá nặng tay khiến nó chết một cách đau đớn dưới chân bạn. Nếu bạn cảm nhận nó một cách lặng lẽ, từ đó bạn có thể thấy được căn bản của tiến trình Thân và Tâm. Từ nhận thức này bạn sẽ thấy được vô thường và bản chất vô ngã của Thân và Tâm.
(Thiền sư Ajahn Chah)
6. Hỏi: Nhiều lúc tôi thấy dường như các vị sư ở đây chẳng thực hành thiền chút nào. Họ có vẻ lờ đờ, thiếu giác tỉnh. Những hình ảnh này làm bận tâm tôi rất nhiều.
Đáp: Không nên chú ý đến kẻ khác. Để ý đến kẻ khác chẳng đem lại lợi ích gì cho chúng ta. Nếu bạn cảm thấy bực bội, hãy xem xét sự bực bội của mình. Không nên thắc mắc rằng thiện tín này xấu, vị sư kia không tốt. Hãy để họ qua một bên, không cần phải đánh giá, phê bình người khác làm gì. Bạn sẽ không thấy trí tuệ nếu cứ để tâm theo dõi, xem xét, đánh giá kẻ khác. Giới luật, nội qui là dụng cụ trợ giúp cho bạn hành thiền có kết quả. Giới luật không phải là khí cụ để bạn chỉ trích hay tìm lỗi ở kẻ khác. Không ai có thể hành thiền thay cho bạn. Bạn cũng không thể hành thiền thay cho ai cả. Hãy chú tâm chánh niệm, tỉnh thức trước những gì bạn làm; đó là phương pháp hành thiền tốt đẹp.
(Thiền sư Ajahn Chah)
7. Bạn không nên bận tâm, lo lắng về việc có được kinh nghiệm tốt hay xấu. Mà chỉ nên quan tâm đến thái độ của mình đối với những kinh nghiệm đó mà thôi.
(Thiền sư Sayadaw U Tejaniya)
8. Bạn phải giữ chánh niệm liên tục, hay biết mình trong bất cứ oai nghi, tư thế nào, từ khi thức dậy cho đến khi đi ngủ. Đừng để tâm lười biếng hoặc bay nhảy tự do, vô tổ chức. Điều quan trọng là tâm phải luôn luôn làm việc, luôn luôn hay biết. Trong bất cứ việc gì bạn làm, giữ chánh niệm vẫn là điều quan trọng hàng đầu. Để chánh niệm liên tục, cần phải có chánh tinh tấn (sự nỗ lực, cố gắng đúng đắn). Đối với chúng ta, chánh tinh tấn nghĩa là luôn tự nhắc nhở mình chánh niệm. Chánh tinh tấn là sự cố gắng bền bỉ và liên tục, chứ không phải là dùng sức để tập trung quyết liệt vào một việc gì đó. Chánh tinh tấn chỉ đơn giản là hướng đến duy trì chánh niệm, nó không cần tốn nhiều năng lượng và sức lực.
(Thiền sư Sayadaw U Tejaniya)
9. Hãy hiểu biết, và đã biết, hãy buông bỏ.
(Thiền sư Ajahn Chah)
10. Đau khổ, học hỏi từ đau khổ ấy, và trưởng thành.
Tôi đã từng đau khổ rất nhiều và bây giờ tôi vẫn còn đau khổ, nhưng tôi chịu đựng một cách bình tĩnh, một cách cao quý, đầy lòng tự trọng. Tôi coi đau khổ như một phần của cuộc sống, một phần rất quan trọng. Làm sao tôi có thể học hỏi được điều gì nếu tôi không đau khổ? Nhưng tôi bình tĩnh mỗi khi tôi đau khổ. Ai có thể tin được rằng tôi lại đau khổ sâu sắc đến thế? Tôi không nghĩ rằng cuộc đời không nên có đau khổ; tôi không nghĩ rằng tôi cần phải loại bỏ đau khổ; tôi không cố gắng vượt qua đau khổ, nhưng tôi cố gắng biến đau khổ trở thành có ý nghĩa; tôi cố gắng thấu hiểu đau khổ một cách sâu sắc. Không chống cự. Tôi không bị trầm cảm, lo lắng bất an. Tôi chỉ hy vọng rằng tôi đủ trí tuệ để thấu hiểu đau khổ và cuộc sống.
Mỗi khi tôi đau khổ cực cùng, tôi lại tiến thêm một bước về phía xa rời dính mắc. Nó dạy tôi buông bỏ. Samudaya (Tập đế: khổ đế thứ hai) – tham ái dẫn đến đau khổ (dukkha). Đơn giản làm sao, chí lý làm sao.
Cuộc đời chúng ta đều khó khăn vất vả. Vì vậy chúng ta học hỏi được nhiều hơn những người có cuộc sống quá dễ dàng. Cuộc đời tôi cũng rất khó khăn. Nhưng dù vậy, tôi vẫn thích nó. Tôi đã học hỏi được rất nhiều: cảm xúc, tình cảm, nhìn và học thật sâu sắc.
(Thiền sư Sayadaw U Jotika)
I treat suffering as a part of life , a very important part . How I can learn anything if I do not suffer ?
Trả lờiXóaTôi coi đau khổ như một phần của cuộc sống, một phần rất quan trọng. Làm sao tôi có thể học hỏi được điều gì nếu tôi không đau khổ?
I do not think I need to eliminate misery ; I do not try to overcome suffering , but I tried to turn sufferings become meaningful ; I try to understand deeply distressed .
Whenever I am in grief , I am again moved a step forward away from the attachment. It taught me to let go
Tôi đã từng đau khổ rất nhiều và bây giờ tôi vẫn còn đau khổ, nhưng tôi chịu đựng một cách bình tĩnh, một cách cao quý, đầy lòng tự trọng. Tôi coi đau khổ như một phần của cuộc sống, một phần rất quan trọng. Làm sao tôi có thể học hỏi được điều gì nếu tôi không đau khổ? Nhưng tôi bình tĩnh mỗi khi tôi đau khổ. Ai có thể tin được rằng tôi lại đau khổ sâu sắc đến thế? Tôi không nghĩ rằng cuộc đời không nên có đau khổ; tôi không nghĩ rằng tôi cần phải loại bỏ đau khổ; tôi không cố gắng vượt qua đau khổ, nhưng tôi cố gắng biến đau khổ trở thành có ý nghĩa; tôi cố gắng thấu hiểu đau khổ một cách sâu sắc. Không chống cự. Tôi không bị trầm cảm, lo lắng bất an. Tôi chỉ hy vọng rằng tôi đủ trí tuệ để thấu hiểu đau khổ và cuộc sống.
Mỗi khi tôi đau khổ cực cùng, tôi lại tiến thêm một bước về phía xa rời dính mắc. Nó dạy tôi buông bỏ. Samudaya (Tập đế: khổ đế thứ hai) – tham ái dẫn đến đau khổ (dukkha). Đơn giản làm sao, chí lý làm sao.
Cuộc đời chúng ta đều khó khăn vất vả. Vì vậy chúng ta học hỏi được nhiều hơn những người có cuộc sống quá dễ dàng. Cuộc đời tôi cũng rất khó khăn. Nhưng dù vậy, tôi vẫn thích nó. Tôi đã học hỏi được rất nhiều: cảm xúc, tình cảm, nhìn và học thật sâu sắc.
(Thiền sư Sayadaw U Jotika)
ôi đã học hỏi được rất nhiều: cảm xúc, tình cảm, nhìn và học thật sâu sắc....phải rất dũng cảm và kiên định
Trả lờiXóa