Bản chất của hơi thở có mối quan hệ rất mật thiết với các trạng thái tâm thức. Khi nào phiền não sinh khởi trong tâm, khi ấy hơi thở trở nên bất thường - chúng ta bắt đầu thở nhanh và mạnh hơn. Khi những phiền não qua đi, hơi thở sẽ trở lại nhẹ nhàng. Vì vậy hơi thở có thể giúp ta khám phá ra thực tại của thân và tâm.
Hơi thở trở thành đối tượng quan sát chính trong khi ngồi thiền, và trong cuộc sống khi những phiền não tham, sân, si quá mạnh mẽ, đột ngột ta có thể “ nắm” lấy hơi thở để tâm an xuống, sau đó quan sát học hỏi từ các trạng thái tâm
Kỹ thuật:
- Bài 1( Khi quá nhiều phóng tâm), Đếm hơi thở: Không đếm dưới 5 và không đếm quá 10). Khi thở vào từ lúc bắt đầu thở vào đến lúc hơi thở kết thúc, đếm một, một, một… liên tục như vậy. Khi thở ra từ lúc bắt đầu thở ra cho đến khi hơi thở ra kết thúc đếm một, một, một… liên tục như vậy. Dừng phương pháp đếm khi tâm có thể giữ được trên đối tượng hơi thở Vào-Ra mà không cần phải gắng sức. Khi tâm không còn lãng quên hơi thở hay bị lăng xăng nữa.
- Bài 2( khi biết được hơi thở ra vào một cách rõ ràng): Đặt tâm tại điểm xúc chạm của hơi thở với thân và theo dõi hơi thở Ra-Vào. Đặt sự quan sát tại khu vực 2 cánh mũi, hoặc dưới cánh mũi và trên môi trên.
- Không cần cố gắng tạo ra hoặc chỉnh sửa hơi thở theo ý mình.
- Không cần nhẩm đọc trong tâm lúc thở là: dài,ngắn hay ra, vào mà trực diện theo dõi tiến trình làm việc thật của hơi thở. Quan sát các cảm giác tại điểm xúc chạm và bản chất của hơi thở: đó là sự chuyển động hay nâng đỡ, chứ không phải quan sát hình dáng của hơi thở. Hãy cố gắng quán sát hơi thở vào và hơi thở ra riêng biệt nhau, đừng nhập chung. Ðừng để tâm chạy theo hơi thở vào trong cơ thể hay hơi thở ra khỏi cơ thể.
Kỳ trước:
Thiền Giữa Đời Thường: Phương pháp Thiền Phật giáo nguyên thủy (Thiền Vipassana)
Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015
Bài tập Thiền Vắng Lặng
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét