Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

PHẬT HỌC CHUYÊN ĐỀ - KỲ 8: BÁT CHÁNH ĐẠO

Con đường thánh thiện (Bát Chánh Đạo) gồm có 8 chi phần.
NHÓM TUỆ
* Chánh Kiến hay Cái thấy biết chân chánh (samma ditthi): Chúng ta phải thấy rằng tất cả sự vật đều sinh và diệt và không có tự ngã. Và cái biết nầy phải là cái biết bằng kinh nghiệm trực tiếp không dựa trên suy nghĩ, tư duy trừu tượng hay khái niệm.
* Chánh Tư Duy (samma sankappa): hay thái độ chân chánh, ý định chân chánh, mục đích chân chánh. Bạn sẽ thấy là bạn vẫn còn bị hoài nghi, lo âu hay sợ hãi chi phối nhưng bây giờ bạn có thể nhận ra những lực nầy. Bạn biết được thực tướng của nó và sẽ không bị chìm đắm lâu trong đó.

NHÓM GIỚI
* Chánh Ngữ hay lời nói chân chánh (samma vaca),
* Chánh Nghiệp hay hành động chân chánh (samma kammanta),
* Chánh Mạng hay đời sống chân chánh (samma ajiva).
Trí tuệ sẽ hỗ trợ cho Giới hạnh vì khi thấy được sự thật về khổ đau, nguồn gốc của khổ đau, và sự tận diệt của khổ đau, bạn sẽ không còn muốn làm và nói những gì có thể gây thiệt hại cho mình và các chúng sanh khác.
Khi có Giới Hạnh, tình cảm chúng ta sẽ quân bình và chúng ta sẽ thanh tịnh. Vì không giết hại, trộm cắp hay nói dối, chúng ta sẽ không bị dày dò bởi tình cảm hối tiếc và mặc cảm tội lỗi, và tâm chúng ta sẽ an vui, quân bình, buông xả và khiêm hạ.
Sự thanh tịnh nầy sẽ đưa chúng ta đến:

NHÓM ĐỊNH
* Chánh Tinh Tấn: chuyên cần chân chánh (samma vayama)
* Chánh Niệm: quan sát chân chánh (samma sati),
* Chánh Định: tĩnh lặng chân chánh (samma samadhi).
Với tinh tấn, chánh niệm và tĩnh lặng chân chánh, tâm chúng ta sẽ quân bình, buông xả, không hưng phấn hoạt động cũng không thụ động trì trệ.
 Trích: Tứ Diệu Đế

Thiền Giữa Đời Thường: Phương pháp Thiền Phật giáo nguyên thủy (Thiền Vipassana)

1 nhận xét: