Khác biệt giữa thiền vắng lặng và thiền
minh sát
Ðể giải đáp một câu hỏi về sự khác biệt giữa thiền vắng lặng và thiền
minh sát, Ngài Acharn Chah -- một thiền sư danh tiếng ở Thái Lan -- nói:
"... Thật dễ hiểu. Thiền vắng lặng và thiền minh sát cùng đi chung
với nhau. Trước tiên, do nhờ pháp hành gom tâm an trụ vào đề mục, tâm
trở nên an tĩnh, vắng lặng. Tâm chỉ vắng lặng trong khi ta ngồi thiền.
Ðó là thiền vắng lặng. Căn bản tâm định sẽ khởi duyên, tạo điều kiện cho
trí tuệ, tuệ minh sát, phát sanh. Ðến mức độ này tâm luôn luôn vẫn an
tĩnh, dầu ta ngồi nhắm mắt tham thiền nơi vắng vẻ hay đi bách bộ giữa
phố phường nhộn nhịp. Nó là vậy. Ngày nào còn là trẻ con, giờ đây lớn
khôn. Ta là người đứng tuổi. Em bé thủa nào và người đứng tuổi hiện nay
có phải là một không? Có thể nói là một. Hoặc, theo một lối nhìn khác,
có thể nói là hai người khác biệt. Cùng thế ấy, ta có thể tách rời thiền
vắng lặng và thiền minh sát"
Thiền Vắng Lặng là pháp môn nhằm đè nén năm triền cái và định tâm trong một đối tượng nhất định. Tâm phỉ lạc đưa đến chứng đắc các tầng Thiền Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Thiền Minh Sát đưa đến một loại trí tuệ nhận thức rõ ràng ba đặc tướng của các pháp hữu vi là vô thường, khổ, vô ngã.
Trong thiền vắng lặng, hành giả chọn và xử dụng một trong số các môn, như nhãn môn hay ý môn. Còn các môn khác thì không dùng. Trong thiền minh sát, hành giả không nhất thiết chọn một đề mục nào mà dùng cả sáu môn cùng với sáu đối tượng của nó.
Trong thiền vắng lặng, khi hành giả chọn đề mục, dùng tâm quán tưởng ở trong đề mục ấy cho đến lúc tâm có đủ năng lực đè nén năm triền cái, năm chi thiền dần dần hiện rõ, tâm an trụ vững trong đề mục và cuối cùng chứng đắc các tầng Thiền (Jhàna). Năm triền cái đối nghịch với thiền vắng lặng vì là chướng ngại, cản trở tâm an trụ, nhưng không đối nghịch với thiền minh sát. Niệm về năm triền cái, tức lấy sự hay biết năm chướng ngại tinh thần này làm đề mục thiền, là một phần của Niệm Pháp.
Ðối tượng của thiền minh sát là thực thể pháp trong thời hiện tại, những gì thật sự xảy diễn trong khoảnh khắc hiện tại. Ðối tượng của thiền minh sát là Tứ Niệm Xứ. Các đối tượng chế định, do hành giả tự tạo như ấn chứng, cảm giác hay hình ảnh v.v... không thể dùng làm đối tượng thiền minh sát, chỉ dùng làm đối tượng của thiền vắng lặng.
Dầu thiền vắng lặng và thiền minh sát có sự khác biệt nhau song thiền vắng lặng có thể làm nền tảng cho thiền minh sát như trường hợp Ðức Phật. Ngài tiến cao đến mức cùng tột của thiền vắng lặng là Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng rồi xả thiền, quán chiếu thân và tâm Ngài, dùng chi thiền phỉ, lạc v.v... làm đối tượng và thấy rõ vô thường, khổ, vô ngã. Ðó là "thiền minh sát dùng thiền vắng lặng làm nền tảng."
Ta cũng có thể trực tiếp hành thiền minh sát mà không qua thiền vắng lặng, như chỉ quán niệm theo bốn oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi.
Phạm Kim Khánh (1993)
Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015
THIỀN VẮNG LẶNG VÀ SỰ AN ỔN TÂM 1e
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(Atom)
Xem tại website : Thiền cho người bận rộn
Trả lờiXóaKiến thức của Admin thật hữu ích, cám ơn bạn đã share.
Trả lờiXóaPage hữu ích : Thiền cho người bận rộn
Bài post của tác giả rất hay, thank bạn đã chia sẻ.
Trả lờiXóaThông tin thêm : Thiền cho doanh nhân