Nếu tôi đang giữ cái đồng hồ này và 'Buông xả khỏi nó !', đó không có nghĩa là 'vứt nó đi'. Cái đồng hồ không phải là vấn đề. Vấn đề là sự nắm giữ, dính mắc trong tâm về cái đồng hồ ấy. Như vậy tôi phải làm gì. Cho nó qua, để nó qua một bên - đặt nó xuống nhẹ nhàng mà không có một sự ác cảm nào. Rồi tôi có thể nhặt nó lên khi cần xem giờ và đặt nó sang một bên khi cần thiết.
Giữ Lấy Là Đau khổ
Thông thường chúng ta đo lường đau khổ bằng cảm thọ, nhưng cảm thọ không phải là đau khổ. Sự giữ lấy dục vọng mới chính là đau khổ. Dục vọng không gây ra đau khổ; nguyên nhân gây ra đau khổ là sự giữ lấy dục vọng. Sự quả quyết này xin để dành cho sự soi xét và nghiền ngẫm bằng kinh nghiệm riêng của bạn.
Khi bạn thực sự thấy căn nguyên của đau khổ, bạn nhận thức rằng vấn đề là ở chỗ giữ lấy dục vọng chứ không phải chính dục vọng. Giữ lấy cũng có nghĩa bị huyễn hoặc bởi dục vọng, nghĩ rằng dục vọng là 'tôi' và 'thuộc về tôi': 'Những dục vọng này là tôi và có điều gì sai khi tôi có nó', hoặc, 'Tôi không thích cái hiện tại của tôi. Tôi phải trở thành cái khác'; hoặc, 'Tôi phải dứt bỏ cái gì đó trước khi tôi có thể trở thành cái tôi mong muốn'. Tất cả những cái này là dục vọng. Cứ như thế mà bạn lắng nghe dục vọng với sự chú ý đừng phán xét dục vọng tốt hay xấu, chỉ cần công nhận dục vọng là gì mà thôi.
Trích:Tứ Diệu Đế - Ajahn Sumedho
Xem thêm
Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015
PHẬT HỌC CHUYÊN ĐỀ - KỲ 7: TỨ DIỆU ĐẾ (Phần 2)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét