HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
TÂM QUÁN NIỆM XỨ
Trích từ nguyên tác
“contemplation of the Mind”
Của Tỳ Khưu Khemavamasa
“Này Chư Tỳ Khưu,. Đây là con đường đọc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn.
Đó là Bốn Niệm Xứ
Thế nào là Bốn?
Này chư Tỳ Khưu, ở đây Tỳ Khưu
Sống quán thân trên thân, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngựa tham ưu ở đời.
Sống quán Thọ trên các Thọ, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
Sóng quán Tâm trên Tâm, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
Sống quán Pháp trên các Pháp, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
KINH TỨ NIỆM XỨ
THẾ NÀO LÀ TÂM QUÁN NIỆM XỨ?
Trong Kinh Tứ Niệm Xứ, Đức Phật đã dạy. “Sống quán Tâm trên Tâm, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời”.
Như vậy, Tâm Quán Niệm Xứ là “Quán Tâm Trên Tâm”, hay nói một cách dễ hiểu hơn là “Lấy Tâm Nhìn Tâm”.
Tâm dẫn đầu các pháp. Chính nhờ Tâm mà chúng ta có thể thấy biết mọi việc, mọi sự. Tâm là một sân khấu kỳ thú nhất trong thế gian này, và do thế, trong bốn niệm xứ, quán Tâm là lý thú và hấp dẫn nhất.
Khi quán Tâm, chúng ta phải quán gì?
Bước đầu, bạn chỉ cần nhớ một chuyện Chánh Niệm!
Khi thuần thục trong Pháp hành, lúc quan sát bạn sẽ kinh nghiệm rằng có một đối tượng và một cái Tâm biết đối tượng đó. Đối tượng được biết và cái Tâm Biết này luôn luôn đi đôi với nhau.
Đa phần, mọi người trong khi quan sát đối tượng, không nhìn thấy có một cái Tâm Biết đang hoạt động đằng sau.
Làm thế nào để nhận biết cái Tâm biết này
Chỉ có một cách duy nhất: Xem cái Tâm biết thành chính nó cũng là một đối tượng.
Thông thường, chúng ta không nhìn cái Tâm Biết này như là một đối tượng mà luôn cho rằng “Tôi đang biết”.
Trên bình diện lý thuyết, chúng ta hiểu rõ rằng cái Tâm Biết này là vô thường, không phải là “Ta” hay “Của Ta”. Nhưng trên bình diện kinh nghiệm, điều này không phải dễ dàng thực chứng. Chỉ từ Pháp hành, dần dần chúng ta mới hiểu rõ (bằng kinh nghiệm) rằng chẳng có cái Ta nào đang “suy nghĩ”, “đau đớn”, “mong muốn”, “dự tính” hay “giận dữ” cả.
Khi thực hành Tâm Quán Niêm Xứ, chúng ta sẽ thấy rất thêm rằng có một cái Tâm khác đang “nhìn” cái Tâm biết này như một đối tượng. Và rồi lại có một cái Tâm khác nữa đang “nhìn” cả hai Tâm này, và cứ như thế…. Tầng tầng lớp lớp Tâm thức.
Đến lúc này, chúng ta sẽ có một sự hiểu biết vô cùng rõ ràng là: tâm Biết chỉ là một đối tượng như mọi đối tượng khác; chẳng có cái Ta nào trong đó cả. Cho rằng “Tôi đang biết” hay “Cái Biết là Tôi” là một chuyện hoàn toàn vô nghĩa. Đây chính là kinh nghiệm thực chứng mà bạn có được từ pháp hành, không phải từ lý thuyết. Đây chính là Pháp Bảo.
Khi thực hành, bạn dùng Tâm Biết để làm đề mục chính và các tâm khác làm đối tượng quan sát. Quán Phồng – Xẹp đôi khi cũng rất hữu dụng trong Tâm Quán Niệm Xứ.
Rất nhiều người thắc mắc là : “Có gì khác biệt giữa phương pháp Mahasi và phương pháp được trình bày ở đây? “Câu trả lời là : Không có sự khác biệt nào về nguyên tắc và phương pháp, mà chỉ có sự khác biệt về kỹ thuật bởi vì ở đây chúng ta lấy Tâm làm đối tượng quan sát chính.
Xem tiếp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét