Sự Thật Gốc vượt ra ngoài khả năng hiểu biết thông thường của chúng ta. Chúng ta chỉ có thói quen sử dụng năng lực của sự dính mắc mà thôi. Chúng ta dính mắc với những sự hiểu biết lý trí, bộ não của mình, với đôi mắt và những gì nhìn thấy; tương tự như vậy, với đôi tai và những gì chúng ta nghe được. Chúng ta chỉ biết về những hiểu biết lý trí và đều có sự dính mắc ở đó. Vì sự dính mắc vào mắt mình, chúng ta muốn thấy Sự Thật Gốc với đôi mắt thông thường của mình. Vì sự dính mắc vào sự hiểu biết lý trí, chúng ta muốn hiểu về Sự Thật Gốc. Vì sự dính mắc vào bộ não của mình, chúng ta suy nghĩ để hiểu về Sự Thật Gốc. Chừng nào sự dính mắc còn đó thì sự hiểu biết không bao giờ đúng đắn.
Nếu chúng ta không thể buông bỏ được sự dính mắc thì sự hiểu biết luôn sai lạc. Sự hiểu biết sai lạc và sự dính mắc chính là mối quan hệ nhân quả. Nếu có sự hiểu biết sai lầm thì có sự dính mắc. Nếu có sự dính mắc tức là có sự hiểu biết sai lầm. Hiểu về mối quan hệ nhân quả, sự hiểu biết sai lầm, sự dính mắc, đó là những sự hiểu biết đúng đắn. Có được chánh kiến sẽ giúp xả ly, buông bỏ được các tà kiến. Chúng ta phải hướng tới việc thiết lập chánh kiến và giảm dần sự dính mắc.
Chúng ta cũng cần buông bỏ sự dính mắc đối với các thói quen của mình. Chúng ta quen với việc hiểu khái niệm tôi, anh, của anh, của tôi. Nếu không thể buông bỏ được sự hiểu biết về các khái niệm này, chúng ta sẽ không bao giờ ngưng được việc sử dụng thân tâm với dính mắc. Chính vì vậy, cần buông bỏ các khái niệm tôi, ta, của anh, của tôi. Chỉ khi nào buông bỏ được các khái niệm như vậy, mới có thể buông bỏ được các tiến trình thân tâm, sự quan sát mới trở nên đúng đắn, việc sử dụng cuộc sống của chúng ta mới đúng đắn, đó là chỉ sử dụng mà thôi.
Có 2 Sự Thật Gốc: bản chất luôn luôn thay đổi và bản chất luôn luôn thường hằng.
“Sự Thật Gốc vượt lên trên mối quan hệ nhân quả. Đối với Sự Thật Gốc thì không còn các nguyên nhân. Chỉ khi nào không còn nguyên nhân mới có Sự Thật Gốc. Sự Thật Gốc cũng không phải là quả được phát sinh từ nhân”.
Chính vì vậy, Sự Thật Gốc tự thân nó là hoàn thiện, thường hằng. Nếu có thể đi trên con đường Trung Đạo, chúng ta mới có được sự kết nối với Sự Thật Gốc. Chỉ khi nào chúng ta thực sự biết rõ về Sự Thật Gốc thì sự tầm cầu Sự Thật Gốc mới trở nên hoàn thiện, với ý nghĩa là Sự Thật Gốc không bao giờ thay đổi, bản chất của nó là thường hằng.
Hỏi: Xin ngài giảng thêm về Sự thật do Tâm tạo và Sự thật Gốc.
Đáp:Tất cả chúng sinh và không phải chúng sinh đều là sự thật do tâm tạo. Hay nói cách khác, sự thật về một chúng sinh hay sự vật nào đó đều là kết quả do tâm tạo.
Những cái mà chúng ta biết về nhân và quả đều là sự thật do tâm tạo. Cái gọi là tôi hay ta, của tôi hay của ta cũng chỉ có ở trong lý trí của chúng ta. Những cái gọi là tôi hay bạn chỉ là những sự thật do tâm tạo ra mà không phải là sự thật tối hậu. Đàn ông hay đàn bà, những thực tế đó chỉ có ở trong tâm, trong lý trí của chúng ta mà thôi.
Lý trí của con người cũng là sự thật do tâm tạo. Chúng ta hiểu là các việc phước thiện thì sẽ có quả tốt, sinh ra mang hình hài của các súc sinh là do các hành động bất thiện đã tạo tác trong quá khứ. Tất cả các hành động mà chúng ta tạo tác và các kết quả của chúng cũng là các sự thật do tâm tạo.
Xét về mặt lý trí, chúng ta sẽ thấy có các sự thực như tôi, ta, đàn ông, đàn bà, cái này, cái kia. Chúng ta luôn tiếp nhận, quan sát trong cuộc sống hàng ngày với cái nhìn của cái này hay cái kia. Chúng ta thấy là có người này là vì chúng ta thấy có hình dạng của một con người nào đó. Chúng ta thấy có bóng dáng của cái tôi, thấy thông qua hình dạng của một ai đó. Lý trí của chúng ta trả lời, có đáp án cho tất cả các vấn đề theo cách như vậy. Như thế, chúng ta đang sử dụng sự thật do tâm tạo một cách sai lầm.
Sử dụng trí tuệ do tâm tạo là cần thiết. Tuy nhiên, trí tuệ do tâm tạo không bao giờ có thể hiểu được Sự thật Gốc, Trí tuệ Gốc hay Trí tuệ nguyên bản.
- Bước đầu tiên để tiếp cận được Sự thật Gốc là chúng ta cần hiểu sự thật do tâm tạo chỉ là sự thật do tâm tạo.
- Bước kế tiếp là chúng ta cần hiểu bản chất hay sự thật của sự thật do tâm tạo. Điều đó có nghĩa là chúng ta chỉ hành động mà thôi, chỉ hay biết mà thôi, chỉ kinh nghiệm mà thôi, chỉ sử dụng mà thôi, không phải để dính mắc hay chối bỏ những điều đó.
Theo thói quen, khi chúng ta làm cái gì đó, bao giờ cũng có bóng dáng của tôi hay của một ai đó. Chúng ta có thói quen kinh nghiệm dưới góc nhìn của một ai đó, một con người nào đó. Điều này trở thành một tập quán, một thói quen cố hữu mà chúng ta không biết đến sự thật đằng sau nó.
Chúng ta phải luôn luôn nhớ sự thật do tâm tạo trong tất cả thời gian, trong tất cả hoạt động của mình. Khi việc quan sát, thực hành của chúng ta đã mạnh mẽ hơn, chúng ta cần hiểu về bản chất, sự thật của các hiện tượng do tâm tạo. Có nghĩa là chúng ta chỉ hành động mà thôi, chỉ sử dụng mà thôi, không chỉ áp dụng trong khi hành thiền mà trong tất cả các hoạt động thường nhật khác.
Chúng ta cần hiểu rõ về bản chất, sự thật các hiện tượng do tâm tạo và luôn luôn tuân thủ, hướng theo các sự thật này. Chúng ta sử dụng một cách sai lầm các sự thật do tâm tạo, chính vì vậy mà không thể hiểu được Sự thật Gốc hay sự thật của sự thật do tâm tạo.
Ngay như là trong hành thiền cũng vậy, hầu hết các thiền sinh cũng sử dụng các pháp môn một cách không đúng đắn. Chính vì vậy mà có nhiều vấn đề nảy sinh trong khi hành thiền.
Những cái biết truyền thống của chúng ta như là cái chúng ta biết về cái xác thân này, là sự hiểu biết sai lầm. Chính vì vậy mà chúng ta hiểu biết không đúng đắn về sự thật do tâm tạo, chúng ta cho rằng sự thật do tâm tạo chính là sự thật nguyên bản.
Các Phật tử có thể tới địa chỉ sau để thỉnh sách, Chúng ta có thể mắc sai lầm hoặc trở thành ngốc ngếch nhưng đó chỉ là sự thật do tâm tạo và chúng ta có thể thay đổi được điều này. Còn sự thật nguyên bản hay Sự thật Gốc thì luôn như vậy, bất biến, chúng ta không thể thay đổi.
Chúng ta hiểu một cách sai lầm về sự thật do tâm tạo, chính vì vậy mà sự dính mắc nảy sinh. Nếu chúng ta không thể thay đổi, buông bỏ thì sự hiểu biết sai lầm luôn tồn tại. Vì vậy chúng ta cần hiểu rõ sự thật do tâm tạo chỉ là sự thật do tâm tạo. Tiếp theo, cần hiểu rõ về sự thật, bản chất của các sự thật do tâm tạo. Và kế tiếp, chúng ta chỉ đơn thuần hành động, tất cả hành động chỉ để để sử dụng mà thôi, chỉ kinh nghiệm mà thôi đối với bất kỳ hiện tượng nào xảy ra.
Chúng ta chỉ đơn thuần có sự hay biết đối với bản thân mình hay đối với người khác. Chúng ta chỉ sử dụng các khái niệm về chúng sinh hay không phải chúng sinh mà không có sự dính mắc ở đó.
Càng thực hành nhiều, chúng ta càng hiểu rõ về Sự thật Gốc, Trí tuệ Gốc. Sự thật Gốc ở đây chính là Sắc pháp, Tâm, Tâm Sở và Niết Bàn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét