Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

HỎI ĐÁP THIỀN SƯ U.OTTAMASARA VỀ HIỂU BIẾT ĐÚNG 2013

Câu hỏi: Sayadaw cũng nói rằng, quan tâm đến sự hiểu biết thì không còn là sự hiểu biết đơn thuần, nhưng trong cuộc sống cũng cần suy xét những điều mình ghi nhận, nếu suy tư đúng đăn vẫn được coi là chánh tư duy, vậy sự tư duy nên vận dụng lúc nào để không ảnh hưởng đến thiền tập?
Trong cuộc sống bất kỳ những gì chúng ta làm, cần ghi nhớ đó đơn thuần chỉ là hành động mà thôi, chỉ để sử dụng mà thôi, không phải để dính mắc. Nếu quên điều này, chúng ta đang thực hiện mà có sự dính mắc. Chúng ta luôn sử dụng thân và tâm này. Chúng ta không thể ngưng được việc sử dụng bản thân mình. Chính vì vậy, cần ghi nhớ các hiện tượng thân tâm chỉ để sử dụng mà thôi, các hành động hay kết quả xảy ra không phải để dính mắc hay chối bỏ. Nếu quên đi sự thật chỉ để kinh nghiệm mà thôi thì chúng ta sẽ dính mắc ngay vào kết quả đạt được.

Tất cả những gì chúng ta chấp chặt, dính mắc đều là sai lầm vì không có ai ở đó, không có gì ở đó cả. Trong tâm của chúng ta luôn luôn sinh khởi cái này biết, cái kia không biết. Chúng ta cần ghi nhớ về sự thật chỉ biết đơn thuần mà thôi, không có sự dính mắc hay chối bỏ ở đó. Nếu không hiểu được như vậy, chúng ta sẽ dính mắc vào tức là dính mắc vào điều mình biết và điều mình không biết. Tất cả chúng ta, tất cả mọi người đều chỉ sử dụng thân và tâm này mà thôi.
Chúng ta luôn luôn tạo ra các hiện tượng thân, khẩu, ý. Chúng ta cần kinh nghiệm những gì xảy ra. Không có sự khác biệt nhiều giữa bản thân chúng ta và người khác. Vấn đề ở đây là sự dính mắc đối với các hiện tượng thân tâm, vào những điều mình đang làm, với những gì đang xảy ra, với những cái biết hay không biết, hiểu hay không hiểu.

Chúng ta sử dụng thân một cách sai lầm, sử dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm một cách sai lầm. Để vượt ra khỏi điều này, cần luôn nhớ một điều chỉ sử dụng mà thôi, chỉ hay biết mà thôi, chỉ kinh nghiệm mà thôi. Nếu gặp khó khăn trong việc áp dụng con đường Trung Đạo trong cuộc sống hàng ngày thì chúng ta có thể hành thiền ở nhà hay tham gia thiền tại các trường thiền một cách thường xuyên. Trong cuộc sống hàng ngày khó áp dụng con đường Trung Đạo vì chúng ta luôn có sự dính mắc vào các hoạt động của mình. Khi tới các khóa tu, các hành động thường  ngày được giảm thiểu, công việc duy nhất khi đó là hành thiền, quan sát thân và tâm.

Dĩ nhiên sẽ có nhiều khó khăn khi theo đuổi con đường Trung Đạo. Chính vì vây, để vượt qua những khó khăn này, chúng ta cần tạo ra rất nhiều phước thiện. Tất cả cũng chỉ là nhân và quả, có nhân thì mới có quả, có quả thì có nhân. Chúng ta có thói quen làm một cách sai lầm, do các thói quen nên chúng ta làm những điều sai lạc, từ đó các vấn đề nảy sinh. Để có thể đi trên con đường Trung Đạo, chúng ta cần phải làm những điều cần làm, không làm những điều không cần làm. Bằng cách như vây, chúng ta sẽ tách rời các điều kiện nhân duyên hình thành nên các hiện tượng.

Chúng ta có thói quen làm những điều muốn làm, vì thế, các vấn đề nảy sinh. Điều đó chúng ta cũng đưa vào trong việc hành thiền: chúng ta thực hành theo cách mình muốn và mình nghĩ, do đó mà có các vấn đề liên quan đến hành thiền. Chúng ta đang chấp chặt vào các ham muốn của mình. Chính vì vậy, chúng ta cần đáp ứng cho nhu cầu của người khác và buông bỏ đi những ham muốn của bản thân.

Khi bị bệnh, chúng ta thường nghĩ cần phải làm, dùng loại thuốc gì. Điều cần thiết là chúng   ta cần suy xét, quán chiếu xem mình đã phạm phải sai lầm nào, tức là chúng ta nên nghĩ đến các nguyên nhân, để giúp chúng không lặp lại. Chúng ta cần phải hiểu về nhân và quả, sử dụng mối tương quan nhân quả theo một cách đúng đắn.

 Q : Nếu luôn có Tà Kiến thì làm sao để thay đổi được từ Tà Kiến sang Chánh Kiến?
A: Đừng chấp chặt vào việc hiểu đúng hay hiểu sai của chúng ta. Chúng ta nên từ bỏ thói quen dính mắc với những hiểu biết của mình. Vì như vậy cũng là tập trung quá mức vào bản thân mình, vào cá nhân, vào một thực thể đang tồn tại này. Cái chúng ta đã quen làm và muốn làm thì khác hẳn với điều chúng ta nên làm. Chúng ta nên Chánh Niệm trên hiểu biết hiện tại và buông bỏ, xả ly khỏi những hiểu biết đúng (hiểu biết đúng cũng chỉ để sử dụng mà thôi, không phải để dính mắc). Nếu chúng ta không chánh niệm trên những hiểu biết hiện tại chúng ta không thể buông bỏ khỏi những hiểu biết này. Chúng ta nên sử dụng những hiểu biết thông thường với chánh niệm và sự buông bỏ, chỉ để sử dụng mà thôi.
Nếu chúng ta có thể sử dụng bản thân mình và hiểu biết của mình một cách đúng đắn (là chỉ để sử dụng mà thôi, không có sự dính mắc) thì sự hiểu biết đúng và sự buông bỏ sẽ xuất hiện. Nếu chúng ta không thể sử dụng bản thân mình và hiểu biết của mình một cách đúng đắn thì đó không phải là hiểu biết đúng và sự buông bỏ.

Câu hỏi  :
Ví dụ nama hay rupa thì cũng không để dính mắc hay chối bỏ mà chỉ để sử dụng mà thôi có phải không?

Thiền Sư:
Đúng như vậy. Cái cách dạy của tôi hiện nay là giúp cho chúng ta để sử dụng sự thật ngụy tạo theo 1 cách đúng đắn chứ không đưa ra cái lời giải thích trực tiếp về giáo lý của Đức Phật với những cái kinh nghiệm mà Người đã dạy, chúng ta hiểu về giáo lý của Đức Phật nhưng cái hiểu đó nó tới từ trí tuệ chưa trọn vẹn, chính vì vậy chúng ta không nên dừng lại ở cái hiểu biết hiện giờ của chúng ta. Nếu bạn chấp thủ vào cái hiểu biết của mình về Đức Phật và giáo lý của Ngài là đã đúng rồi thì bạn sẽ kết thúc ở trong cái hiểu biết không hoàn hảo đó. Tôi muốn thay thế chánh kiến vào cái hiểu trước đây của bạn và chính vì vậy hãy chỉ sử dụng cái hiểu này thôi và bằng cách đó thì các bạn sẽ xả bỏ được cái hiểu biết đã có trước đây.

 Chúng ta cho rằng chúng ta hiểu về danh và sắc, tức là điều mà Đức Phật đã dạy cho chúng ta, nhưng trên thực tế thì chúng ta chưa thật sự hiểu về danh và sắc chính vì vậy mà tôi muốn bạn từ bỏ cách hiểu thông thường. Danh sắc và Niết Bàn là những sự thật nguyên thủy sự thật gốc, trong khi đó thì chúng ta lại sử dụng cái trí tuệ ngụy tạo để hiểu nó. Vì vậy chỉ khi nài có được cái trí tuệ gốc thì nó mới hiểu được sự thật gốc. Chính vì lẽ ấy cái hiểu biết của chúng ta về Danh, Sắc, Niết Bàn nó không đúng.

Với cái trí tuệ chưa hoàn hảo chúng ta biết về cái sự thật gốc không hoàn hảo nhưng điều mà chúng ta cần làm là nên biết các sử dụng cái hiểu biết chưa hoàn hảo ấy 1 cách đúng đắn trên con đường trung đạo một cách rất là tự nhiên. Tức là thông thường thì chúng ta có thói quen chấp thủ vào cái hiểu biết của ta rằng đây là Danh, đây là Sắc, chúng ta biết về Danh, về Sắc và Niết Bàn từ trước và vấn đề là chúng ta sử dụng những cái hiểu biết đấy với sự chấp thủ, chúng ta chấp thủ vào cái hiểu biết không hoàn hảo đó. Và chính vì lẽ ấy chúng ta không thể sử dụng cái sự thật ngụy tạo một cách đúng đắn.Nếu chúng ta chấp thủ vào cái hiểu biết không hoàn hảo thì chúng ta sẽ không thể biết một cách hoàn hảo.

Tất cả cái trí tuệ ngụy tạo, cái hiểu biết ngụy tạo và cái năng lực ngụy tạo mà chúng ta có thì không phải để chối bỏ và không phải để dính mắc.Vấn đề là chúng ta đang sử dụng những cái đó với sự dính mắc, chúng ta nên cố gắng sử dụng chúng với sự buông xả. Làm mọi thứ với sự dính mắc và chấp thủ là cái bản chất tự nhiên của chúng ta. Chúng ta cần biết cách làm thế nào mà không có sự dính mắc, làm mà không có sự dính mắc; để có thể thoát khỏi sự dính mắc thì chánh kiến là rất cần thiết. Chúng ta cần phải thay đổi cái hiểu biết của chúng ta về tất cả các sự thật  ngụy tạo là không để chấp thủ, chỉ sử dụng, chỉ kinh nghiệm, chỉ làm, chỉ biết mà thôi

. Chúng ta hiểu rằng chúng ta phải học, phải làm việc, chúng ta phải sống, chúng ta phải ăn nhưng những cái điều đó là do có cái hiểu biết sai lầm hoặc đúng hơn là chưa hoàn hảo. Đúng là chúng ta có thể ăn, chúng ta có thể ngủ, chúng ta có thể làm việc nhưng chúng ta không cần thiết phải chú ý đến những điều đó, không nhất thiết chú trọng quá mức đến hành động, đến nguyên nhân hay đến kết quả, hay bất cứ điều gì xảy ra, tất cả các hành động chỉ là cái hành động mà thôi không phải để chú tâm quá bất cứ cái điều gì xảy ra chỉ là kinh nghiệm thôi, không nên chú trọng quá .Tôi đang ốm, tôi đang già hay tôi đang sắp chết không chú ý đến kết quả, chỉ là kinh nghiệm mà thôi. Chúng ta có thể làm tất cả những thứ đó nhưng điều mà chúng ta phải làm là làm mà không có cái sự chú trọng quá mức đến hành động, đến con người, đến thời gian, nơi chốn hay phương pháp; bằng cách này thì tất cả các hành động của chúng ta sẽ chỉ là hành động mà thôi. Nếu chúng ta không thể bỏ được cái thói quen chú ý, chú trọng này thì tất cả các hành động của chúng ta làm sẽ là làm với sự chú ý; Và cái điều mà chúng ta làm, chú ý đến thời gian, chú ý đến nơi chốn, chú ý đến phương pháp và chú ý đến kết quả; Chú trọng hay chú ý quá mức ở đây có nghĩa là chú ý đến nguyên nhân, đến kết quả, đến thời gian, đến nơi chốn và cái đó thì là sai, tất cả đều chỉ là sự thật ngụy tạo mà thôi, tất cả sự thật ngụy tạo không cần thiết phải để chúng ta phải chú ý đến, không cần thiết phải chú tâm quá mức chỉ để sử dụng mà thôi.

 Theo truyền thống thì chúng ta không thể nào sử dụng cái sự thật ngụy tạo một cách trung đạo, đúng đắn. Chính vì vậy bất cứ  khi nào chúng ta sử dụng sự thật ngụy tạo thì ngay lập tức có sự chú trọng quá mức vào bản thân hay đối với những người khác, hay đến thời gian hay đến nơi chốn. Chúng ta cần phải cố gắng làm những việc thiện mà chú trọng đến sự xả ly. Nếu chúng ta chưa làm được những việc thiện thì chúng ta cần làm việc thiện và bây giờ nếu chúng ta đang làm việc thiện thì chúng ta cần phải làm việc đó một cách đúng đắn, chỉ làm mà thôi, kinh nghiệm mà thôi, biết mà thôi.Tất cả chúng ta đều hành thiền nhưng mà chúng ta hành thiền với sự dính mắc, chúng ta có những kinh nghiệm hành thiền mà chúng ta không thể từ bỏ, dính mắc vào những kinh nghiệm đó. Chính vì vậy mà chúng ta đang sử dụng sự thật ngụy tạo, chúng ta đang không sử dụng sự thật ngụy tạo một cách đúng đắn.

Trên thực tế cần phải nhớ là chỉ sử dụng mà thôi, chỉ làm mà thôi, kinh nghiệm mà thôi, biết mà thôi. Nếu các bạn không nghe những lời dạy này thì rất là khó mà để có thể từ bỏ cái hiểu biết thông thường, cái hiểu biết chưa trọn vẹn.Chúng ta có thể làm những việc thiện, chúng ta có thể bố thí, chúng ta có thể hành thiền, chúng ta có thể giữ giới. Nhưng khi chúng ta làm các việc thiện thì vấn đề là chúng ta làm với cái hiểu biết chưa hoàn hảo. Điều tôi muốn nói ở đây là cái hành động thì đúng nhưng cái  hiểu biết thì chưa đúng, chưa phải như là Đức Phật. Cái lời dạy của tôi thì nó liên quan đến cái điều mà Đức Phật muốn chúng ta hiểu khi mà chúng ta sử dụng sự thật ngụy tạo. Đó là lý do nếu như chúng ta có thể sửa chửa cái hiểu biết thì chúng ta sẽ có thể làm được các việc thiện theo đúng con đường trung đạo.

Câu hỏi:
Chúng con có thể làm gì để có được trí tuệ trọn vẹn mà thiền sư nói tới.

Trả lời:
Chúng ta cần phải lấy tất cả các hành động của Đức Phật làm tấm gương được chừng nào tốt chừng ấy. Làm các việc thiện có nghĩa là chúng ta đều bận rộn, nhưng trên thực tế thì chúng ta chỉ làm cho bản thân mà thôi. Các loài thú vật chúng nó cũng bận rộn mà chúng nó chỉ bận rộn cho bản thân chúng nó. Cái điều mà chúng ta cần làm là chúng ta cần làm việc nhưng không phải chỉ cho bản thân mà chúng ta cần làm cái điều cần thiết. Chúng ta cần làm việc không phải chỉ cho bản thân mà chúng ta cần làm cái điều cần thiết có nghĩa là chúng ta làm không chỉ để cho 1 người hay cho tất cả mà chúng ta làm cái điều cần phải làm. Cái hành động đó nó sẽ mang lại lợi lạc cho bản thân cho mọi người hay có thể cho tất cả nhưng cái điều cốt yếu là phải làm cái điều cần thiết đó ở một thời điểm cụ thể không phải vì tự ngã, làm việc phục vụ cho bản thân thì không được coi là làm việc thiện, làm việc phục vụ cho tổ quốc cũng không phải là làm việc thiện trọn vẹn. Chúng ta cần cố gắng làm cái gì cần thiết nó có thể mang lại lợi ích cho 1 người lạ hay cho những người khác trong tương lai.

Cái cốt yếu ở đây là làm cái điều cần thiết và chúng ta cần phải làm mà không có khái niệm về tự ngã ở đây có nghĩa là chú ý đến một người hay tất cả mọi người thì có nghĩa là làm việc với tự ngã. Khi mà có khái niệm là làm cho 1 người này hay làm cho tất cả tức là đang làm với tự ngã. Bạn cần phải làm cái điều cần thiết mà thôi. Khi mà chúng ta hành thiền thì thông thường chúng ta không thể bỏ được cái sự tập trung quá mức vào bản thân.Và đó là làm với tự ngã, đó là làm với cái cách không đúng đắn.Hãy chỉ thực hành với cái ý niệm để từ bỏ tất cả. Cái sự chú trọng vào một cái gì đó có nghĩa là chỉ làm thôi, chỉ thực hành thôi. Con đường trung đạo duy nhất chỉ là làm, chỉ kinh nghiệm, chỉ biết.

Nếu chúng ta làm việc vì tiền thì đó không phải là cái cách đúng đắn.Nếu chúng ta làm việc vì danh vọng thì đó không phải là cái cách đúng. Chúng ta làm chỉ là làm việc mà thôi không cần chối bỏ hay dính mắc vào các công việc của thế gian. Có nghĩa là chỉ làm thôi, chỉ sử dụng thôi.Vấn đề ở chổ là chúng ta khó mà làm cái việc thiện trong đó chỉ có cái làm, chỉ có sự sử dụng mà thôi. Để có thể theo được con đường trung đạo thì chúng ta cần phải bỏ tất cả các ý niệm về chúng sinh hữu tình cũng như vô tình và tất cả các nghiệp thân khẩu ý chỉ với phẩm chất xả ly đối với tất cả các hoạt động thì chúng ta mới có thể làm các điều chúng ta phải làm và chúng ta mới có thể không làm cái điều chúng ta không nên làm.
Mục đích của việc từ bỏ tất cả mọi người, tất cả mọi thứ và tất cả mọi hoạt động để có thể kiểm soát được tất cả các nghiệp thân khẩu ý. Nếu như có được cái năng lực xả ly thì chúng ta có thể kiểm soát ngay cả ý nghiệp bằng cách ấy chúng ta không nghĩ cái điều mà chúng ta không nên nghĩ, chúng ta sẽ không nói cái điều mà chúng ta không nên nói và chúng ta sẽ có thể nói cái điều mà chúng ta cần nói và làm cái điều mà chúng ta cần làm. Chúng ta có thể không làm cái điều mà chúng ta không nên làm. Nếu chúng ta không thể xả ly mọi thứ thì sẽ có cái ham muốn sở hữu cái này hay cái kia; chẳng hạn như tôi muốn có 1 cái máy camera hay tôi muốn có một cái máy tính đó là vì chúng ta không thể xả ly. Thông thường thì chúng ta sử dụng mọi thứ là để chấp thủ chứ không để xả ly. Nếu chúng ta không thể kiểm soát được hành động ấy thì sẽ có cái ham muốn, muốn có muốn sỡ hữu bất cứ những gì mà chúng ta có thể sở hữu. Nếu không có được năng lực xả ly thì sẽ có cái ham muốn làm một cái gì đó. Chẳng hạn khi chúng ta thấy người ta hát và múa thì sẽ có cái ham muốn tôi muốn làm như vậy đó là bởi vì chưa có được cái năng lực xả ly đối với hành động.

Hỏi: Làm thế nào để áp dụng chánh kiến khi mà tham, sân, si và ngã mạn đang nổi lên,
Trả lời: Thông thường thì chúng ta thường sử dụng cái sự thật ngụy tạo với sự dính mắc, chính vì vậy, bản thân cái lời dạy của tôi cũng là một sự thật ngụy tạo, nhưng nó không có sự dính mắc ở trong đó. Một cách truyền thống theo thông thường thì chúng ta luôn sử dụng sự thật ngụy tạo với sự dính mắc. Các bạn cần lắng nghe cái lời dạy của tôi, bởi vì có cái năng lực của sự xả ly trong cái sự thật ngụy tạo mà tôi nói ra, bạn không nên chấp nhận sự dính mắc.Cái điều mà bạn cần làm là thay đổi nguyên nhân chứ không giải quyết cái vấn đề.Thông thường chúng ta chỉ cố gắng thay đổi kết quả mà thôi. Điều mà chúng ta cần làm là ngừng lại thân, khẩu, ý nghiệp. Tham, sân, si hay dính mắc sinh khởi là bởi có sự chú ý quá mức đến các sự thật ngụy tạo.

Tâm của chúng ta cũng là một sự thật ngụy tạo, cơ thể của chúng ta, cuộc sống của chúng ta cũng là sự thật ngụy tạo.Chúng ta thường có thói quen chú ý đến sự thật ngụy tạo.Có nghĩa là chúng ta đang sử dụng cái sự thật ngụy tạo cùng với sự dính mắc.Chẳng hạn như chúng ta thường chăm sóc thân và tâm của chúng ta, và để làm cái điều ấy, chúng ta sử dụng tâm nhưng tâm cũng là sự thật ngụy tạo.Thân và tâm đều là sự thật ngụy tạo.Có nghĩa là chúng ta sử dụng sự thật ngụy tạo để chú ý đến sự thật ngụy tạo, đó là lý do mà có sự dính mắc. Điều mà chúng ta phải làm là sử dụng cái sự thật ngụy tạo trong tâm của chúng ta để mà nhớ cái chân lý rằng: không chấp thủ, chỉ sử dụng thôi, chỉ kinh nghiệm thôi, chỉ làm thôi, chỉ biết thôi. Có nghĩa rằng chúng ta sử dụng sự thật ngụy tạo chỉ sử dụng thôi mà không tạo nên sự chú ý quá mức đến cái sự thật ngụy tạo.Sự thật ngụy tạo chỉ nên ở cái phía của chủ thể chứ không phải ở phía khách thể và cũng không ở cả hai bên.Không phải ở chủ thể cũng không phải ở khách thể vì cả hai thái cực đó đều là sự thật ngụy tạo, và chúng ta sử dụng sự thật ngụy tạo như vậy bằng cách suy nghĩ về sự thật ngụy tạo.

Nếu như không sử dụng sự thật ngụy tạo theo cách đúng đắn, tức là chỉ sử dụng thôi, có nghĩa là chú ý đến cái sự thật chỉ để sử dụng mà thôi, chỉ kinh nghiệm thôi, có nghĩa là bất cứ điều gì xảy ra đối với thân và tâm chúng ta cần phải nhớ rằng nó chỉ là kinh nghiệm thôi, chứ không phải chú ý đến cái sự thật ngụy tạo hay cái hành động. Cái gì đang xảy ra ở trong thân tôi, trong tâm tôi, chúng ta luôn luôn nghĩ về tương lai.Tương lai cũng là một sự thật ngụy tạo, tâm cũng là một sự thật ngụy tạo. Chính vì vậy, chúng ta đang sử dụng sự thật ngụy tạo với sự dính mắc, đó là lý do chúng ta phải từ bỏ tất cả các ý nghiệp và chỉ hãy để ý đến các lời dạy của tôi. Ngay cả Đức Phật và lời dạy của Ngài cũng là sự thật ngụy tạo, nhưng mà bây giờ chúng ta học về Đức Phật và giáo lý của Ngài một cách gián tiếp. Không còn có Đức Phật nữa để bạn có thể hỏi xem cái hiểu biết của bạn có đúng hay không.Chính vì vậy, tôi đang cố gắng giải quyết vấn đề đó. Nếu bạn nghe cái lời dạy của tôi thì bạn có thể hỏi xem cái hiểu biết của bạn có đúng hay không và chỉ bằng cách ấy bạn mới hiểu được những điều mà Đức Phật đã dạy cùng với giáo lý của Người. Tôi có thể thành công trong việc từ bỏ việc chú trọng các hành động của mình và thân mình. Tôi có thể xả lý các hành động của mình, đó là lý do vì sao tôi có thể đại diện cho Đức Phật và các hành động của Ngài. Cũng như vậy, bạn cần phải cố gắng, hãy cố gắng như thế, bằng cách ấy, các bạn có thể đại diện cho Đức Phật và các hành động của bạn đại diện cho Ngài.

Câu hỏi: Con nhận thấy rằng trong sự thực hành của mình có những trở ngại và mất chánh niệm rất nhiều, có lẽ là do không có đầy đủ chánh kiến. Con nhận thấy rằng có khi buổi sáng thì hiểu thế này nhưng chiều đã thấy khác rồi, điều con muốn hỏi là có phải là cần phải có chánh kiến ngay cả trước khi hành thiền để đừng dính mắc vào việc hành thiền và không bị dính mắc ngay cả vào Đức Phật, dính mắc vào trí tuệ mà mình có được, đó có phải là điều Ngài muốn nói không?
Trả lời: Đúng như vậy.

Câu hỏi: Có phải khi mà Ngài dạy chỉ kinh nghiệm thôi thì nó cũng giống như kỹ thuật hành thiền mà theo đó khi mà chúng ta thực hành và trở nên hay biết bất cứ hiện tượng nào trên thân và trên tâm mà không có gán một khái niệm nào đó thì có phải là những người thực hành như thế cũng đang trên con đường kiến tạo nên chánh kiến hay là điều Ngài muốn nói là chúng ta cần có chánh kiến trước đã.
Trả lời: Vào thời điểm hiện giờ thì bạn không thể hiểu cái chánh kiến bằng tự mình được, đó là lý do tại sao bạn cần đến những lời dạy như thế này nhiều hơn. Bạn cần phải gắng sử dụng cái hiểu biết đó mỗi một khi nào, trong bất cứ việc gì bạn làm. Nếu bạn quên cái chánh kiến, bạn cần nghe cái lời dạy này nữa và chú ý đến cái chánh kiến thì quan trọng hơn ở thời điểm hiện tại đối với bạn. Nếu bạn đã thành công trong việc thay thế cái chánh kiến thay cho tà kiến thì điều mà bạn cần làm là làm những việc thiện khó làm và sử dụng chánh kiến vào những việc đó, làm hay không làm, tồn tại hay không tồn tại, biết hay không biết, không có quan trọng, đừng có chú trọng vào quá đến  hành động, quá đến nỗ lực hay không biết thì không quan trọng, không cần phải cố làm, làm hay không làm, biết hay không biết nó đã là trong bản chất của chúng ta rồi, nó là tự nhiên rồi, bản chất đó chỉ để sử dụng thôi, chỉ kinh nghiệm thôi, không phải để chú ý hay chú trọng quá mức. Không cần phải chú trọng đến bản thân hay người nào khác. Những khái niệm một người hay nhiều người chỉ để sử dụng mà thôi. Chính vì lẽ ấy, tôi đang làm cái mà cần phải làm.Nhưng mọi người lại cho rằng tôi làm việc cho tất cả mọi người, bởi vì họ nhìn từ cái khía cạnh gọi là ngã kiến.Thực ra thì khi tôi làm thì tôi làm với cái không có ý niệm về tự ngã. Cái điều mà tôi làm là làm một cách đúng đắn, tôi có thể sử dụng tất cả các nguyên nhân và các kết quả, những cái hiểu và không hiểu một cách đúng đắn, chỉ là sử dụng mà thôi, vì vậy các hành động của tôi nó rất là có năng lực, bởi vì có cái sự thật, có cái chân lý trong hành động của tôi. Sự thật là chỉ sử dụng thôi, sử dụng sự thật ngụy tạo mà thôi. Chúng ta đang sử dụng cuộc sống của chúng ta với cái sự chấp thủ, với tự ngã, chính vì vậy chúng ta cần phải làm những việc không có khái niệm về ngã, chú ý đến sự thật ngụy tạo thì sẽ tạo nên cái ngã.  Chính vì vậy, thay cho việc chú ý đến sự thật ngụy tạo, chúng ta cần phải chú ý đến chân lý về sự thật ngụy tạo mà chân lý đó là chỉ sử dụng, chỉ kinh niệm mà thôi.

Câu hỏi: Khi chúng con nghe và hiểu thì chúng con cũng phải nhớ rằng cái hiểu biết đó cũng chỉ để sử dụng mà thôi có phải không ạh?
Trả lời: Đúng vậy, không chỉ đối với cái hiểu mà đối với tất cả.

Câu hỏi: Kể cả Niết Bàn hay sao?
Trả lời: Không, bạn không thể. Niết Bàn là sự thật gốc, là sự thật nguyên thủy rồi.

Câu hỏi: Khi con tới đây và gặp bạn của mình thực hành ở đây, con đã nói rằng để đến đây thực hành thì phải sử dụng được Tiếng Anh mới có thể học chánh kiến được. Bạn con có nói rằng, bạn không cần phải nghe nhiều mới học được, tới đây nhìn hành động và làm theo các hành động của Ngài, làm những gì cần làm và cảm nhận được từ trường của Ngài thì tự nhiên bạn sẽ thay đổi, khi đó con không tin là điều đó có thể. Vì để có chánh kiến thì cần phải được nghe và hiểu nhưng sau đó khi trở lại trường thiền cũ thì con lại thấy lời của bạn con là đúng vì con có cảm nhận được năng lực từ trường của Ngài vẫn đi theo con và ở lại trong mấy ngày rất là mạnh mẽ. Con có cảm nhận rằng sự buông xả và chánh kiến của Ngài có năng lực và ảnh hưởng đến mọi người có đúng vậy không?
Đáp: Đúng vậy.

Câu hỏi: Vừa rồi thiền sư mới dạy chúng con hãy hướng đến hành động vô ngã, hành động vô tác có phải vậy không ạh?
Đáp: Đúng như vậy.

Câu hỏi: Nếu thiền sinh Việt Nam muốn đến trường thiền của Ngài và ở lại tu tập lâu dài thì Ngài có chấp nhận không và sẽ ở được bao lâu?
Đáp: được và có thể ở lại lâu chừng nào bạn muốn.

Câu hỏi: Con có một người bà con có một ý  kiến như thế này: “chừng nào cô ấy còn có các hành động thiện và bất thiện thì cô ấy vẫn còn phải đi trong vòng luân hồi vì vậy cô ấy không muốn làm gì nữa cả. Vậy Ngài có thể đưa ra một lời khuyên thế nào cho cô ấy để cô ấy thay đổi cái tri kiến của mình về việc đó.
Đáp: Đó cũng là chú trọng quá mức đến sự thật ngụy tạo được tồn tại và không tồn tại, làm và không làm, biết và không biết; đó là chú trọng quá mức đến sự thực ngụy tạo. Nếu chúng ta không thể sử dụng cái sự thật ngụy tạo một cách đúng đắn nghĩa là chỉ sử dụng mà thôi thì điều đó không bao giờ có sự chấm dứt cả, nếu bạn không thể chấp nhận cái ý tưởng đó thì bạn sẽ chấp thủ vào cái ý tưởng đó luôn luôn và bây giờ như thế, quá khứ cũng như thế và tương lai cũng như thế đó không phải là tự do, đó không phải là cách hiểu đúng đắn. Nếu bạn đang đi trên con đường sai thì những gì bạn làm đều uổng phí. Chính vì vậy điều mà chúng ta cần làm là cần phải biết sử dụng chánh kiến và từ bỏ những tà kiến.

Câu hỏi: Như vậy bất cứ điều gì xảy ra chỉ cần nhìn nhận rằng đó là sự thật ngụy tạo, là kinh nghiệm đúng không ạh?
Đáp: Đúng vậy và không chấp thủ rằng đó là thực, bất cứ cái gì chúng ta làm đừng cho rằng đó là thực, chỉ là việc làm thôi.

Hỏi: Cái từ sự thực ngụy tạo của Ngài sử dụng giống như là từ pannati hay là khái niệm ở trong kinh có phải vậy không?
Đáp: Bất cứ những gì chúng ta làm thì đều là nhân và quả, hay khái niệm thì cũng như vậy.

Câu hỏi: Điều Ngài muốn dạy là phải có chánh kiến đầu tiên, rồi có sự buông xả, vô ngã, vô tướng đó là những chân lý không thể diễn tả bằng lời, không thể giải thích cho hết được nên ai muốn học, muốn biết thì hãy đến đây học với Ngài phải không?
Đáp: Đúng như vậy, hiện giờ đó là cách duy nhất.

Hỏi: Khi Ngài nói luôn luôn nhớ chân lý là luôn luôn nhớ sự thật ấy từng phút trong mọi hoàn cảnh nếu không ta sẽ quay lại với các suy nghĩ thông thường của mình đúng không ạh?
Đáp: Đúng rồi.

Hỏi: Bất cứ khi nào có chánh kiến thì chánh niệm đã có mặt rồi đúng không ạh? Chính vì vậy chánh kiến phải đi hàng đầu.
Đáp: Đúng rồi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét