Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015
HỎI ĐÁP THIỀN SƯ U.OTTAMASARA VỀ CUỘC SỐNG - 2013
Q : Lo lắng công việc cuộc sống đồng thời hành thiền nên tâm con luôn bất an, không ổn định. Kết quả là công việc và hành thiền đều không tốt. Vậy con phải làm sao?
A: So sánh giữa việc hành thiền và công việc hàng ngày chúng ta nên từ bỏ công việc hàng ngày (việc đời). Tuy nhiên, nếu chúng ta chưa thể từ bỏ ngay được việc đời thì chúng ta nên thực hành cả hai. Đó là làm những công việc của cuộc đời cùng với chánh niệm và sự buông bỏ. Sức mạnh của chánh niệm và sự buông bỏ sẽ giúp chúng ta buông bỏ được cuộc sống đời.
Nếu chúng ta không chánh niệm và buông bỏ thì chúng ta không thể từ bỏ được cuộc sống đời. Nếu chúng ta không thể buông bỏ được cuộc sống đời thì chúng ta sẽ không thể sử dụng hiểu biết và cuộc sống của chúng ta để làm việc phước thiện (bố thì, trì giới, hành thiền) suốt cả thời gian.
Công việc hàng ngày hay việc đời thì không phải là những việc phước thiện. Làm việc phước thiện và làm công việc cuộc đời thì rất trái ngược nhau. Tôi đã không thỏa mãn với cuộc sống đời của mình nhưng tôi đã tìm được sự thỏa mãn với những việc phước thiện. Làm việc phước thiện và sống cuộc sống phước thiện thì rất ý nghĩa, còn công việc đời và cuộc sống đời thì ít ý nghĩa.
Đi theo con đường của mọi người vẫn làm và đi theo con đường của Đức Phật chỉ dạy thì khác nhau và trái ngược nhau. Nếu chúng ta không đi theo con đường của Đức Phật thì chúng ta sẽ đi theo con đường của người đời. Nếu chúng ta đi theo con đường của Đức Phật chúng ta sẽ thu được kết quả, giá trị cuộc sống và trạng thái tâm như Đức Phật. Còn nếu chúng ta đi theo người đời chúng ta sẽ thu được kết quả, giá trị sống và trạng thái tâm như người đời.
Q : Con biết việc hành thiền và sống đạo là rất cần thiết và quan trọng nhưng tâm con cứ hướng ra ngoài cuộc đời. Vậy con phải làm sao thưa Thiền Sư?
A: Vì bạn đang sống trong xã hội, nên đó là một vấn đề khó khăn cho bạn. Có rất nhiều vấn đề trong xã hội thông thường và nó không bao giờ kết thúc. Bạn nên cố gắng thay đổi để được sống và làm việc cùng với những người đang làm các việc Phước thiện. Bằng cách như vậy, tâm của bạn dần có sự thay đổi.
Khi bạn có những ham muốn hướng ra ngoài cuộc sống đời, bạn nên chánh niệm đối với các ham muốn đó và cố gắng buông bỏ khỏi những ham muốn này. Nếu có thể sử dụng được những ham muốn này thì bạn có thể được giải phóng khỏi những ham muốn đó. Bạn đã không sử dụng đúng đắn những ham muốn của mình cho nên ham muốn này trở thành vấn đề.
Khi tôi bắt đầu hành thiền, những ham muốn này cũng làm phiền tôi rất nhiều và tôi đã phải chịu nhiều phiền não từ chúng. Tôi đã không muốn tiếp tục hành thiền nữa, tôi muốn đi làm kinh doanh, muốn hưởng thụ cuộc sống,v.v… Sau đó tôi đã biết cách phải làm gì, tôi chánh niệm trên điều đó và buông bỏ, xả ly khỏi những dính mắc này. Nếu tôi không chấp chặt vào những ham muốn đó thì những ham muốn đó ngày càng ít dần đi.
Bạn đã không biết cách sử dụng những ham muốn của mình nên điều đó chính là vấn đề.
Q : Thưa Thiền Sư, đâu là điều quan trọng nhất trong cuộc sống? Đâu là điều quan trọng nhất trong hành thiền?
A: Điều quan trọng nhất trong cuộc sống là không còn những Tà kiến (hiểu biết sai lầm) và sự dính mắc vào cuộc sống này. Ngoài ra còn có thể nói rằng điều quan trọng nhất trong cuộc sống này là không có cái hiểu biết sai lầm rằng chúng sinh và các sự vật là có thực.
Điều quan trọng nhất trong việc hành thiền là việc đi theo con đường Trung Đạo. Chỉ để sử dụng mà thôi, chỉ hành thiền mà thôi không có sự dính mắc vào hiểu biết sai lầm rằng chúng là có thật.
Những câu trả lời này của tôi sẽ là không hoàn hảo và chính xác dưới góc nhìn của những người bình thường.
Q: Đôi khi làm việc với tâm cân bằng không có động lực mạnh mẽ như khi làm việc với tâm phiền não, ví dụ như khi tâm có tham
A: Làm việc với tâm cân bằng sẽ mang lại kết quả tốt nhất, bạn không nên chấp nhận suy nghĩ thứ hai, suy nghĩ này là sai lầm. Chúng ta không nên so sánh Vô tham, Vô sân, Vô si với Tham, Sân, Si, không nên so sánh giữa Giác Ngộ và chưa Giác Ngộ, giữa sự dính mắc và sự xả ly. Chúng ta không nên nghĩ về Tham, Sân, Si mà chỉ nên nghĩ về Vô Tham, Vô Sân, Vô Si. Với sự thật là chỉ làm mà thôi, chỉ sử dụng mà thôi mà không có sự dính mắc rằng đó là thật (đó chỉ là những suy nghĩ mà thôi). Càng nghĩ nhiều về Tham, Sân, Si, càng có sự dính mắc vào phiền não.
Chúng ta nên cố gắng tìm ra những phiền não trong tâm mình ngay tại giờ phút hiện tại bằng việc thực hành chánh niệm và sau đó chúng ta nên cố gắng để buông bỏ những phiền não hiện tại này. Nếu bạn không chánh niệm, bạn sẽ làm việc với phiền não. Phiền não sẽ tạo nên những động lực thúc đẩy mạnh mẽ nhưng có rất nhiều hậu quả ngoài dự liệu
Khi bạn làm việc với động cơ là phiền não, bạn nên chánh niệm và buông bỏ thói quen đó. Càng buông bỏ được thói quen này, bạn càng có được hiểu biết đúng và sự buông bỏ. Với một hiểu biết đúng đắn và hoàn chỉnh, bạn chắc chắn sẽ đạt được kết quả tốt nhất trong công việc.
Q: Thưa Thầy đâu là hiểu biết đúng trong việc hành thiền, vì đôi khi con thấy con hành thiền để có được sự cân bằng trong cuộc sống chứ không phải để đạt được trí tuệ.
A: Hiểu biết đúng trong việc hành thiền là chỉ để sử dụng mà thôi, chỉ để biết mà thôi, chỉ để kinh nghiệm mà thôi. Hành thiền chỉ là hành thiền thôi, không có sự dính mắc và hiểu biết sai lầm đó là thật. Để chỉ hành thiền mà thôi, bạn nên buông bỏ việc thực hành thiền cũng như buông bỏ khỏi mục đích của việc hành thiền. Tập trung quá mức đối với việc thực hành với mục tiêu là để cân bằng cuộc sống thì không phải là chỉ làm mà thôi (chỉ hành thiền mà thôi). Có mục tiêu như vậy là do có sự dính mắc vào cuộc sống.
Q: Một số ham muốn quá mạnh và trở thành một thói quen cố hữu, đôi khi con có thể hay biết được chúng khi chúng xuất hiện nhưng con vẫn không thể buông bỏ được chúng thì con phải làm sao ạ?
A: Nếu thực hành chánh niệm, bạn có thể hay biết được những ham muốn của bản thân. Nếu như không có chánh niệm, bạn sẽ không nhận biết được ngay cả những ham muốn mạnh mẽ. Nếu không nhận biết được những ham muốn của bản thân, bạn sẽ không thể nào buông bỏ được những ham muốn đó. Việc thực hành chánh niệm và làm các việc phước thiện có thể giúp bạn nhận ra và buông bỏ được những thói quen và ham muốn của mình. Nếu bạn chánh niệm, bạn đang quan tâm tới những thói quen và sự dính mắc của mình. Càng hiểu biết về sự dính mắc và ham muốn, bạn càng có khả năng buông bỏ được những ham muốn của chính mình. Nếu không nhận ra được những thói quen và ham muốn của mình thì bạn cũng sẽ không thể nhận ra được sự chấm dứt của ham muốn và những thói quen đó.
Bởi sự thật ở đây là không có ai cả, không có cái gì cả cho nên nếu bạn nhận biết được những ham muốn của chính mình, nếu bạn ghi nhận được những ham muốn của mình thì bạn sẽ hiểu rằng ham muốn không phải là một cái gì cả, chúng không phải là ham muốn của bạn. Như vậy bạn có thể hiểu được sự thật về những ham muốn này. Hiểu biết đúng đắn này sẽ giúp bạn buông bỏ được sự ham muốn và những thói quen. Nếu ghi nhận hay biết được những thói quen và ham muốn, bạn nên tiếp tục thực hành và bạn cũng nên thực hành các việc phước thiện khác nhiều nhất có thể. Bằng cách đó, sức mạnh của sự buông bỏ sẻ trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn và bạn chắc chắn sẽ buông bỏ được sự dính mắc vào những ham muốn mạnh mẽ.
Q: Con nhận thấy mình có sự dính mắc mạnh mẽ với gia đình. Mỗi khi con nghĩ đến cha mẹ con và những áp lực, kỳ vọng, trách nhiệm cha mẹ đặt lên vai con, con đều cảm thấy tức giận. Vậy con phải làm sao ạ?
A: Nếu bạn không thể buông bỏ được sự dính mắc quá mạnh mẽ đối với gia đình, bạn nên cố gắng buông bỏ sự dính mắc của mình vào bất cứ điều gì có thể. Nếu không thể buông bỏ được sự dính mắc với gia đình, hãy cố gắng buông bỏ sự dính mắc với những người khác, bởi sự dính mắc đối với những người khác thì yếu hơn sự dính mắc với gia đình. Để buông bỏ được sự dính mắc đối với gia đình, trước hết, bạn nên cố gắng buông bỏ được sự dính mắc vào bất kỳ điều gì ở thời điểm hiện tại. Bằng cách thực hành như vậy bạn sẽ dần dần buông bỏ được các việc khó làm hơn
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét