1.
Chúng ta thường đau khổ vì
mặc cảm cô đơn nên dù sống giữa một cộng đồng tập thể cũng vậy. Và như thế thì
cuộc sống của mỗi người là một cố gắng để mình khỏi phải cô đơn nữa. Ta muốn
cùng người khác chuyện trò, sinh hoạt cho bớt đi cảm giác lẻ loi. Nhưng phải nhận
rằng mục đích đó của chúng ta xem ra không thể nào đạt tới. Chúng ta mãi cô
đơn, thực sự cô đơn ngay trong chính hình hài này của mình. Chúng ta có thể lập
nhóm hoặc cùng tham dự sinh hoạt với người khác nhưng chỉ có chừng đó thôi, đến
mức độ đó thôi. Bước vào thế giới cảm nghiệm thực sự về đời sống, ta sẽ thấy rằng
mình vẫn rất cô đơn, niềm cô đơn không cùng và toàn diện. Việc tìm kiếm một người
giúp mình thoát khỏi niềm cô đơn quả là một vọng tưởng.
(trích trong sách Họ
Đã Nghĩ Như Thế – Của Đại Đức SUMEDHO)
2.
Nếu chúng ta còn cố xem
xác thân này là một đối tượng để quan niệm về nó bằng những định kiến Ngã chấp
"Tôi, của Tôi" thì chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy cô đơn và thất vọng,
bởi cái gì cũng đang trên đường đi đến chia cắt và phân hủy nên một sự bám víu
vào phù du nào cũng chỉ đem lại cho ta những sợ hãi và mù quáng. Từ đó chúng ta
luôn dễ dàng cảm thấy bất an kể cả những lúc thật ra chẳng có gì đáng ngại. Như
vậy, cho tới khi nào Vô Minh còn che án bản chất các pháp thì cho đến lúc ấy
tâm hồn ta cũng sẽ tiếp tục bị đè nặng bởi những âu lo.
(trích trong sách Họ
Đã Nghĩ Như Thế – Của Đại Đức SUMEDHO)
3.
Hãy nhớ rằng không phải
chúng ta đang cố gắng Ðể Trở Thành một ông thánh hay một cao nhân nào cả. Chúng
ta cũng không nổ lực Ðể Tống Khứ một ác pháp nào hết. Hãy sống hồn nhiên và thoải
mái. Cảnh giới nội tâm của chúng ta Là Như Vậy. Nó có thể là bất tịnh hay trong
sáng và đó là một cặp hành trạng đối đãi nhau của ý thức. Thấy rõ Chúng như là
Chúng, thấy rõ Chúng luôn vô thường, vô ngã thì đó chính là trí tuệ vậy
(trích trong sách Họ
Đã Nghĩ Như Thế – Của Đại Đức SUMEDHO)
4.
Khi bạn không có hứng thú
trong những điều kiện sống cũng như những mưu toan dự tính, thì xem như bạn đã
không còn bị bất cứ cái gì trên đời này giam giữ nữa. Sự tự do đó mới chính là
tất cả những gì bình yên, hạnh phúc nhất. Bản thân Ðức Phật là một điển hình
chói ngời cho niềm tịnh lạc đó. Tôi dĩ nhiên không được cái may mắn nhìn thấy Ðức
Phật nhưng qua những lần gặp gỡ các bậc thiền sư, tôi đã cảm nhận được một điều
là các vị luôn sống trong sự hạnh phúc, một thứ hạnh phúc được hình thành ngay
tự nội tâm với một khả năng tự tại trước mọi hoàn cảnh.
( Trích trong sách Họ
Đã Nghĩ Như Thế - Của Đại ĐỨc JAGARO)
5. Trong văn học Hồi Giáo thường nhắc tới nhân vật Nasrudin, một
con người kỳ lạ: Ðôi khi thông minh tuyệt vời, để rồi có lúc lại ngớ ngẩn đến mức
buồn cười. Một hôm, ông ta nước mắt, nước mũi đầy mặt ngồi ăn từng trái một cái
thứ ớt hiểm cay xé. Mà có ít đâu, trước mặt ông ta có đến những một giỏ đầy. Một
người bạn già đến thăm, thấy lạ mới hỏi, Nasrudin đưa tay lau mặt rồi hít hà trả
lời:
- Tôi nghĩ thế nào cũng có một trái ngọt chứ!
Trong cuộc sống thường nhật thật ra chúng ta đâu có khác gì ông Nasrudin khi trong từng ngày, vật lộn với những điều kiện sống chua chát đắng cay nhất để mong tìm thấy một chút hạnh phúc ngọt ngào nào đó, rồi phút cuối cùng nhìn lại có được gì đâu. Cứ cho là cuộc sống của bạn có đến chín mươi phần trăm hạnh phúc, nhưng mười phần trăm còn lại trong nội tâm của chúng ta vẫn còn đó những âu lo vướng vít. Mà để chấm dứt những điều này thì đâu phải là chuyện dễ. Cho nên chúng ta có thể nói rằng đôi khi chính sự sợ hãi đã giúp ta biết nghĩ về con đường phát triển tâm linh để mong tìm thấy một nguồn hạnh phúc thật sự
- Tôi nghĩ thế nào cũng có một trái ngọt chứ!
Trong cuộc sống thường nhật thật ra chúng ta đâu có khác gì ông Nasrudin khi trong từng ngày, vật lộn với những điều kiện sống chua chát đắng cay nhất để mong tìm thấy một chút hạnh phúc ngọt ngào nào đó, rồi phút cuối cùng nhìn lại có được gì đâu. Cứ cho là cuộc sống của bạn có đến chín mươi phần trăm hạnh phúc, nhưng mười phần trăm còn lại trong nội tâm của chúng ta vẫn còn đó những âu lo vướng vít. Mà để chấm dứt những điều này thì đâu phải là chuyện dễ. Cho nên chúng ta có thể nói rằng đôi khi chính sự sợ hãi đã giúp ta biết nghĩ về con đường phát triển tâm linh để mong tìm thấy một nguồn hạnh phúc thật sự
( Trích trong sách Họ
Đã Nghĩ Như Thế - Của Đại ĐỨc JAGARO)
6.
Khi bạn không có hứng
thú trong những điều kiện sống cũng như những mưu toan dự tính, thì xem như bạn
đã không còn bị bất cứ cái gì trên đời này giam giữ nữa. Sự tự do đó mới chính
là tất cả những gì bình yên, hạnh phúc nhất.
( Trích trong sách Họ
Đã Nghĩ Như Thế - Của Đại ĐỨc JAGARO)
7.
Cái Tôi thực ra chỉ là một
giả lập đời thường. Ngày chào đời, chúng ta đâu có danh tánh gì đâu. Rồi có ai
đó đặt cho chúng ta một chuỗi tên họ, cái tên gọi được sử dụng từ đó và chúng
ta bắt đầu bận tâm về nó, đem nó gắn liền vào những cái Tôi. Của Tôi như một
cái gì riêng tư thật sự tồn tại giữa đời, rồi bỏ ra cả đời theo đuổi nó. Ðức Phật
là người hiểu biết trọn vẹn con đường thoát ly cái tôi này cùng tất cả những thứ
được thoát thai từ nó: Những sở hữu, thành kiến, định kiến, quan điểm, lập trường.
Sự hiểu biết này có ý nghĩa đình chỉ mọi cơ hội khai sinh của đau khổ và tạo điều
kiện cho ta nhìn thấy được nội dung như thật của mọi sự
(Trích trong sách Họ
Đã Nghĩ Như Thế - Của Đại ĐỨc PASSANNO)
8. Chúng ta đừng theo thói quen mà chán ghét, trốn chạy hay e sợ
các đau khổ. Các đau khổ luôn giúp ta một lời cảnh báo, nó giúp ta thông minh
hơn để có thể nhìn thẳng vào mọi sự trong đời. Nếu chúng ta có đủ can đảm để
đón nhận các đau khổ thì sẽ thấy được rằng chúng thật ra có nhiều ý nghĩa tuyệt
vời lắm. Trong tinh thần đó, chúng ta sẽ khỏi phải lo ngại bất cứ điều gì mà chỉ
việc củng cố ở nội tâm mình một sức mạnh chịu đựng. Nói vậy có nghĩa là chúng
ta phải biết mạo hiểm và gan lì, bởi vì bất luận là những đau khổ đó có mặt ở
đâu chúng ta cũng phải nhìn ngắm nó một cách trọn vẹn. Nỗi đau khổ nào cũng cần
được nhận thức, cho nên chúng ta phải học được cách nhận thức đau khổ. Có điều
là chúng ta cũng đừng quên rằng sự đam mê trong khả năng nhận thức đó không
khéo cũng tạo ra hai thứ hình thái phiền não hết sức nguy hiểm là tham ái và chấp
thủ. Chính hai phiền não này là cội nguồn cho tất cả đau khổ; đồng thời cũng
che khuất tất cả nhận thức của chúng ta về đau khổ. Ðến lúc này thì chúng ta chỉ
có thể bị đau khổ mà không thể nhìn thấy sự đau khổ. Chính vì vậy, vấn đề cốt
lõi của cuộc tu là biết chọn lấy cho mình một con đường chín chắn để thấy rõ tất
cả đau khổ
(Trích trong sách Họ
Đã Nghĩ Như Thế - Của Đại Đức GAVESAKO)
9. những cảm giác bức xúc khó chịu thực ra chỉ đến rồi đi qua tâm hồn
ta như những bóng nắng bên thềm. Chúng đi rồi cũng có lúc quay lại. Nếu chúng
ta không bận lòng vật lộn với chúng thì chắc chắn chúng sẽ không lưu trú lại được.
Tuy vậy, chúng ta cũng đừng quá chủ quan trong thái độ đó của mình. Hãy bình thản
một cách tự chủ: Không xua đuổi để khách không có cơ hội phản ứng và cũng đừng
nồng nhiệt chào đón để khách có hứng thú ở lại. Hãy để mặc chúng đến và đi theo
nhân duyên của chúng, ta không cần thiết phải can thiệp vào. Quý vị hãy an tâm,
các cảm giác đau khổ bức xúc chỉ là những du khách chứ không phải là những cư
dân. Khi chúng đến ta biết là chúng đến rồi bình thản nhìn ngắm cho tới khi
chúng ra đi. Chúng ta phải xây dựng ở nội tâm mình một khả năng trung hòa:
Không ghét thương, không sợ hãi... Chỉ giữ lại cho mình khả năng hiểu biết mà
thôi. Cứu cánh của cuộc tu không phải là một cái hầm trú ẩn để trốn tránh đau
khổ một cách nhút nhát tiêu cực mà là một trạng thái tĩnh lặng, thanh tịnh và
trong sáng.
(Trích trong sách Họ
Đã Nghĩ Như Thế - Của Đại Đức GAVESAKO)
10. Trước khi đánh giá ai đó là lỗi lầm sai trái thì chúng ta hãy nhớ
lại rằng bản thân mình cũng có lúc sai trái lỗi lầm và người kia không phải lúc
nào cũng lỗi lầm sai trái. Hãy giữ lại mọi thứ ở một nửa con số đo lường của
mình thôi. Có biết suy nghĩ như vậy chúng ta sẽ không bị các tư tưởng chủ quan
của mình đày ải. Hoặc khi nghe lại câu chỉ trích của ai đó về mình, chúng ta đừng
nông nổi tin tưởng hay phủ bác hoàn toàn. Tức là chỉ giữ lại con số đo năm mươi
phần trăm mà thôi. Ðiều đặc biệt là đừng để nội tâm mình có những phản ứng
không cần thiết để rồi bị đau khổ. Mọi sự không có gì là tuyệt đối: Rất có thể
từng người có liên quan rong chuỗi dài thông tin kia đã thêm thắc vào đó một ít
tư ý. Nói vậy có nghĩ là chúng ta đừng bao giờ bị mắc bẫy trong cái suy nghĩ của
người khác. Quý vị hãy nhớ lại xem chúng ta thường nổi giận trước khi tìm ra
căn cội của vấn đề chính bằng sự suy nghĩ cẩn thận của mình. Ðại khái, hãy luôn
tỉnh táo và sáng suốt trước khi muốn làm điều gì đó.
(Trích trong sách Họ
Đã Nghĩ Như Thế - Của Đại Đức GAVESAKO)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét