Trong khi tập làm quen với Giáo pháp của đức Phật, ta đã thấy được thứ hạnh phúc thâm sâu đến từ sự hiến tặng ( bố thí), thứ hạnh phúc thâm sâu đến từ sự tự chế đối với các hành động bất thiện( giữ giới), cho dù ta có muốn làm các hành động ấy bao nhiêu chăng nữa.
Lúc đến với HÀNH THIỀN ta đã phát triển một mức độ tin tưởng nào đó, rằng cho đến giờ phút này Phật đã đúng, và vì vậy ta mở lòng với Ngài trong lĩnh vực thiền tập. Niềm tin này cho ta vượt qua bao nhiêu trở ngại ban đầu: những chuyện làm phân tâm, sự đau nhức. Đồng thời, khi ngồi xuống chuyên chú vào hành thiền, ta ngồi với loại tâm thức nào? Loại tâm thức đã được bồi đắp qua các hành động đức hạnh và vị tha.
Ta bước vào thiền tập, sẵn sàng áp dụng cùng những nguyên tắc ấy vào việc rèn luyện sự tĩnh lặng và sáng suốt. Ta nhận rõ rằng thiền không phải là một dự án ích kỷ. Ta ngồi đây, tìm cách hiểu những tham đắm, giận hờn và mê muội của mình, tìm cách làm chủ chúng – điều này có nghĩa là ta không phải là kẻ duy nhật được lợi lạc từ thiền tập. Người khác cũng sẽ - hay đang - được hưởng lợi lạc. Khi ta trở nên chánh niệm hơn, thức tỉnh hơn, khéo léo hơn trong việc giảm đoạn những ô nhiễm trong tâm mình, người khác cũng bớt phải hứng chịu những ô nhiễm ấy. Tham lam, sân hận, và si mê sẽ bớt đi trong các hành động của ta, và người xung quanh ta sẽ bớt khổ. Việc tập thiền của ta là món quà cho họ.
Rất nhiều người đến với thiền với câu hỏi: ‘Tôi sẽ thu thập được gì khi bỏ thì giờ ra tập thiền?’ Ta đã được khuyên xóa đi ý niệm thu về, nhưng ta không thể xoá bỏ nếu ta không tu tập điều này như một phần nhuần nhuyễn trong tâm. Nếu đến với thiền bằng kinh nghiệm rộng rãi vị tha, câu hỏi sẽ trở thành: ‘Tôi đóng góp gì vào cho thiền?’ Ta đóng góp cho thiền sự chú tâm trọn vẹn của ta. Ta đóng góp cho thiền nỗ lực, ta hoan hỷ dồn năng lực vào, vì ta đã học được từ kinh nghiệm rằng: nỗ lực tốt đặt vào tu tập sẽ mang đến những kết quả tốt.
Do kinh nghiệm từ việc bố thí và giữ giới, ta nhận ra rằng: TA THU THẬP ĐƯỢC TỪ CUỘC SỐNG NÀY NHIỀU HƠN KHI BẮT ĐẦU BẰNG THÁI ĐỘ HIẾN DÂNG. Như vậy, hiến dâng là một lực đẩy đưa ta đi trong suốt cuộc tu hành, và ta nhận ra rằng hiến dâng chẳng hề tước đoạt gì nơi ta cả. Đây chẳng qua cũng như một cuộc trao đổi mậu dịch. Ta cho đi một đồ vật và tăng thêm những phẩm chất hào phóng nơi tâm. Ta cho ra những cấu uế của mình, và đạt được tự do.
Trích từ sách Thiền Tập (Meditation) của Thanissaro Bhikkhu,
Xem thêm Kỳ 1
Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015
Pháp hành Thiền Tuệ Vipassana, PHẦN 2: CHUẨN BỊ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(Atom)
Bài post của tác giả rất hay, thank bạn đã chia sẻ.
Trả lờiXóaThông tin thêm : Thiền cho doanh nhân