Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

PHẬT HỌC CHUYÊN ĐỀ - KỲ 3: NIỀM TIN VÀ HIỂU BIẾT ĐÚNG ĐẮN


Ý nghĩa của tuệ trong đời thường:
Chúng ta cũng vẫn dùng chữ “Tuệ” trong đời thường để chỉ một mức độ nào đó vượt hơn từ “hiểu biết”, ví dụ người trí tuệ, sự thông tuệ. Chữ wisdom hay  insight cũng được dùng trong tiếng Anh với ý nghĩa cao hơn chữ Knowledge. Kiến thức thì cao hơn Thông tin, và Dữ liệu. Xếp thứ tự từ mức độ thấp lên cao :
Dữ liệu (Data) –> Thông tin (Information) –> Kiến thức (Knowledge) –>Tuệ (Wisdom).

Từ những dữ liệu (chưa có phân loại và định hướng), ta thu thập được  thông tin (dữ liệu có phân loại và định hướng). Thông tin phát triển thành kiến thức, chú ý kiến thức luôn có yếu tố niềm tin (belief) đi kèm, tức yếu tố chủ quan. Kiến thức phát triển sâu rộng, phù hợp với chân lý, tạo thành tuệ (wisdom). Mặc dù Tuệ, wisdom của cuộc sống thường có tên gọi giống như Tuệ trong Đạo Phật nhưng mục đích của hai loại tuệ hoàn toàn khác nhau. Tuệ, wisdom của thế gian nhằm phục vụ thế gian, phục vụ các tiện ích cho hiện sinh hữu hạn, còn Tuệ trong Đạo Phật nhằm mục đích đạt được giải thoát tối thượng, nghĩa là vượt ra khỏi các cõi giới (planes of existence)
 “Đạo Phật là đạo trí tuệ” vì vị giáo chủ đã tỏ ngộ chân lý tuyệt đối và giảng dạy cho đồ chúng những gì Ngài biết bằng trí tuệ siêu xuất của mình. Nền khoa học cách đây hơn 25 thế kỷ vẫn còn sơ khai, con người chưa có kính hiển vi hay kính viễn vọng, cũng chưa có phi thuyền không gian, thế mà Đức Phật đã biết trong ly nước có vô số vi trùng, trong vũ trụ có hằng sa thế giới. Những lời dạy của Ngài về vũ trụ nhân sinh, cho đến nay vẫn là chân lý. Và khi khoa học càng tiến bộ, càng chứng minh sự đúng đắn của mọi điều Ngài tuyên thuyết trước đây.
Đã đăng KỲ 2: ĐẠO PHẬT NGUYÊN THỦY VÀ CÁC TƯ TƯỞNG CHÍNH
http://thiengiuadoithuong.blogspot.com/2014/10/phat-hoc-chuyen-e-ky-2-ao-phat-nguyen_30.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét