7.
Chân Thật (Sacca)
Chân
Thật là Ba La Mật thứ bảy.
Sacca
(chân thật) có nghĩa là giữ tròn lời hứa. Đó là một đặc tính của Bồ Tát, luôn
luôn hành động theo lời nói và nói theo hành động (Yathavadi tathakari,
yathakari tathavadi, nói sao làm vậy, làm sao nói vậy).
Theo
Túc Sanh Truyện Harita Jataka (số 431), Bồ Tát không bao giờ thốt ra một lời
nào mà chính Ngài không nghĩ như vậy, và nếu phải phạm nhằm một trong bốn điều
kiêng cữ của ngũ giới, Ngài cũng không hề nói dối.
Chân
Thật là kim chỉ nam của Bồ Tát. Ngài tự xem có bổn phận phải luôn luôn giữ lời.
Trước khi hứa với ai điều gì, Ngài thận trọng suy nghĩ. Khi đã thốt ra lời rồi
thì quyết định phải giữ, dầu có phải hy sinh mạng sống cũng phải ưng chịu.
Trong Túc Sanh Truyện Hiri Jataka (số 363), Bồ Tát khuyên dạy:
Trong Túc Sanh Truyện Hiri Jataka (số 363), Bồ Tát khuyên dạy:
"Phải
thực hiện cho kỳ được những điều đã hứa. Phải biết từ chối, không hứa những
điều không làm được. Bậc thiện trí thức không muốn thân cận với hạng người nói
dối."
Túc Sanh Truyện Maha Sutasoma Jataka (số 537) cũng có chép lại tích chuyện một vị Bồ Tát hy sinh mạng sống để giữ lời hứa.
Túc Sanh Truyện Maha Sutasoma Jataka (số 537) cũng có chép lại tích chuyện một vị Bồ Tát hy sinh mạng sống để giữ lời hứa.
"Giống như sao mai mà ta thấy buổi sáng trên trời. Ngày nào như ngày nấy,
lặng lẽ xuất hiện nơi vị trí của nó, không sai chạy. Năm tháng trôi qua, sao
mai vẫn y hẹn. Lời nói của bậc thiện trí thức cũng phải đúng như vậy. Không khi
nào lệch khỏi sự thật, không hề sai hẹn."
Bồ Tát thật là chánh trực, thành thật và trong sạch. Nghĩ sao nói vậy và luôn luôn dung hòa tư tưởng, lời nói và việc làm.
Bồ Tát thật là chánh trực, thành thật và trong sạch. Nghĩ sao nói vậy và luôn luôn dung hòa tư tưởng, lời nói và việc làm.
Trong
mọi việc, Ngài luôn luôn ngay thẳng và không hề sai chạy. Không giả dối, không
chút sai ngoa giữa thân tâm và lời nói của Ngài. Đời tư thế nào, đời công như
thế ấy, Bồ Tát không dùng lời nịnh bợ để mua lòng người khác, không hăng hái
nhất thời để được ca tụng, không khoe khoang cái tốt, cũng không che đậy điều
xấu của mình. Ngài khen tặng những ai đáng khen, chê trách những người đáng
chê, và làm như vậy, không vị lý do nào khác hơn là lòng bi mẫn.
Nhưng
Bồ Tát không nói tất cả sự thật.
Sự
thật nào không đem lại lợi ích và hạnh phúc cho người khác thì Ngài không nói
ra. Trái lại, sự thật nào có lợi cho ai khác, dầu có bị thiệt hại cho mình đi
nữa, Ngài cũng nói.
Bồ Tát tôn trọng lời nói của người cũng như tôn trọng lời nói của mình.
Bồ Tát tôn trọng lời nói của người cũng như tôn trọng lời nói của mình.
Tiếp
theo: QUYẾT ĐỊNH (Adhitthana)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét