3.
Xuất Gia (Nekkhamma)
Xuất Gia, hay xa lìa cuộc đời phồn hoa đô hội và khoái lạc vật chất, là điều mà
chư vị Bồ Tát hết lòng mong mỏi, vì bẩm tánh của các Ngài là ưa thích vắng vẻ,
yên tĩnh.
Danh từ Nekkhamma có nghĩa là từ khước những lạc thú trần gian để trọn lấy cuộc sống của hàng tu sĩ. Nekkhamma cũng có nghĩa là tạm thời vượt qua khỏi các pháp che lấp con đường Niết Bàn (Nivarana) bằng cách thực nghiệm các tầng Thiền (Jhanas).
Trong mọi hành động, một vị Bồ Tát không bao giờ vị kỷ cũng không bao giờ dành để sở hữu nào cho riêng mình, mà luôn luôn vị tha. Bao giờ Ngài cũng hy sinh hạnh phúc của riêng mình để tạo hoàn cảnh an lành cho kẻ khác.
Danh từ Nekkhamma có nghĩa là từ khước những lạc thú trần gian để trọn lấy cuộc sống của hàng tu sĩ. Nekkhamma cũng có nghĩa là tạm thời vượt qua khỏi các pháp che lấp con đường Niết Bàn (Nivarana) bằng cách thực nghiệm các tầng Thiền (Jhanas).
Trong mọi hành động, một vị Bồ Tát không bao giờ vị kỷ cũng không bao giờ dành để sở hữu nào cho riêng mình, mà luôn luôn vị tha. Bao giờ Ngài cũng hy sinh hạnh phúc của riêng mình để tạo hoàn cảnh an lành cho kẻ khác.
Mặc
dầu đôi khi, để tiện bề giúp đỡ người nào, Bồ Tát có thể sống sung sướng và đầy
đủ tiện nghi, nhưng luôn luôn các Ngài không mê đắm trong lạc thú phù du tạm bợ
của trần gian.
"Đời sống gia đình tựa hồ như sào huyệt của bao điều tranh chấp, bao nhiêu gay go, cãi vã, như nơi chứa dựa của bao nhiêu thiếu thốn, bao nhu cầu, như chỗ cư trú của bao điều phiền não khổ đau, bao nhiêu sự thất bại, bao nhiêu việc trái lòng. Nhưng đời sống của người đã ly da cắt ái thật là thong dong tự tại, thâm diệu như trời xanh."
"Đời sống gia đình tựa hồ như sào huyệt của bao điều tranh chấp, bao nhiêu gay go, cãi vã, như nơi chứa dựa của bao nhiêu thiếu thốn, bao nhu cầu, như chỗ cư trú của bao điều phiền não khổ đau, bao nhiêu sự thất bại, bao nhiêu việc trái lòng. Nhưng đời sống của người đã ly da cắt ái thật là thong dong tự tại, thâm diệu như trời xanh."
Nhận
thức rằng xa hoa vật chất là ảo huyền và thú vui vật chất không tạo hạnh phúc
thật sự, Bồ Tát tự nguyện lìa bỏ tất cả sự nghiệp trên đời để khoác lấy tấm ý
vàng và cố gắng sống hoàn toàn trong sạch. Ngài tự nguyện giữ tròn giời luật và
nỗ lực nâng cao đức hạnh đến tột độ để trở nên hoàn toàn vị tha trong mọi hoạt
động. Không gì có thể lay chuyển lòng Ngài. Thanh danh, sự nghiệp, hoàn cảnh
vinh hiển giàu sang chỉ là vật báu của trần gian, không thể làm cho Bồ Tát lãng
quên lồi sống thanh đạm của mình.
Lắm
khi, như trong câu chuyện của Túc Sanh Truyện Makhadeva Jataka (số 9), chỉ một
con thỏ xám cũng đủ nhắc nhở Bồ Tát, làm cho Ngài từ bỏ không khí nhộn nhịp,
bất tịnh, của đền đài cung điện, để sống đời vắng vẽ cô đơn và biết bao lần
thuận tiện hơn cho sự tiến hóa trên đường giác ngộ. Có khi một giọt sương trên
cây cỏ trong buổi bình minh, có khi một lá đắng, cũng đủ làm cho Ngài thức
tỉnh.
Hầu
như đó là một thông lệ, tuy nhiên không phải tất cả chư vị Bồ Tát đều hành pháp
Xuất Gia Ba La Mật.
Túc
Sanh Truyện Kusa Jakata (số 531) có thuật tích chuyện một vị Bồ Tát phải chịu
nhiều tủi nhục vì không tự chế ngự được tình yêu một bà công chúa xinh đẹp tên
Pabhavati.
Túc Sanh Truyện Darimukha Jataka (số 378) thuật rằng có một vị Độc Giác Phật (Pacceka Buddha) một hôm, gặp một vị Bồ Tát và nhận rằng trước kia vị nầy là bạn mình. Đức Phật Độc Giác lại gần Bồ Tát và khuyên:
Túc Sanh Truyện Darimukha Jataka (số 378) thuật rằng có một vị Độc Giác Phật (Pacceka Buddha) một hôm, gặp một vị Bồ Tát và nhận rằng trước kia vị nầy là bạn mình. Đức Phật Độc Giác lại gần Bồ Tát và khuyên:
"Những
khoái lạc của nhục dục ngũ trần không khác nào bùn non, hơi, bụi. Tất cả đều
tạm bợ, không bền vững, bởi nó bắt nguồn từ tham, sân, si. Ta khuyên bạn hãy từ
bỏ nó đi."
Bồ Tát liền trả lời:
Bồ Tát liền trả lời:
"Tôi
thật điên cuồng. Các thú vui của trần gian đã thấm nhuần, ăn sâu vào xương tủy.
Tôi biết rằng đời sống vật chất thật vô cùng ghê tởm, thật đáng sợ, đáng tránh.
Nhưng nầy hỡi con người cao quý, tôi rất trìu mến nó và không thể từ bỏ được.
Tôi chỉ có thể cố gắng làm một điều là tự nguyện luôn luôn phục vụ kẻ
khác."
Nếu
Bồ Tát ra đời không nhằm nhiệm kỳ của một vị Phật, Ngài sẽ tự mình tìm nơi vắng
vẻ để sống đời độc thân cao thượng của nhà tu sĩ. Nếu sanh ra trong nhiệm kỳ
của một vị Phật, Bồ Tát khép mình vào giới luật để sống đời hoàn toàn trong
sạch. Một vị tỳ khưu có đời sống gương mẫu, một vị tỳ khưu lý tưởng, là một
nguồn hạnh phúc cho mình và một phước lành cho kẻ khác. Mọi người đều có thể
học hỏi nơi Ngài, noi theo gương lành của Ngài và thực hành những lời vàng ngọc
mà Ngài dạy dỗ. Bên trong, các Ngài tự làm cho mình trong sạch, bên ngoài, các
Ngài làm cho kẻ khác trong sạch.
Một
vị Bồ Tát luôn luôn tinh tấn trau giồi trí tuệ, đồng thời Ngài cũng tự thấy có
bổn phận giúp đỡ những ai còn sút kém, và tạo cho họ cơ hội học hỏi để trở nên
sáng suốt. Không làm phiền ai, không muốn cho ai nặng lo vì mình, các Ngài sống
như loài ong, hút mật của hoa, nhưng không làm tổn thương đến đời sống của hoa.
Ngài từ bỏ tất cả sự nghiệp, của cải, không giữ lấy một món chi của trần thế.
Nhu cầu của một vị tỳ khưu thật là ít oi. Bao nhiêu tài sản của Ngài chỉ gồm
vỏn vện trong hạnh tri túc.
Vị
tỳ khưu thuần thành không thắc mắc hối hận những lỗi lầm trong quá khứ và không
lo âu sợ sệt vì tương lai. Ngài chỉ sống trong hiện tại, sống ngoài những trách
nhiệm và những phiền nhiễu của đời sống xã hội, gia đình, Ngài luôn luôn sẵn
sàng đi bất luận nơi đâu để phục vụ chúng sanh, nhưng không hề quyến luyến một
nơi nào. Trong cảnh vô thường tạm bợ của trần gian, trong cuộc thăng trầm của
thế sự, Ngài luôn luôn giữ tâm bình thản và sẵn sàng hiến thân để giúp ích cho
những ai cần đến. Nhưng không bao giờ ước mong được đền ơn đáp nghĩa.
Trong
sạch, độc thân, tự ý kham khổ, nghèo nàn, đơn giản, vị tha phục vụ, và thanh
tao nhã nhặn là một vài đặc tánh của vị tỳ khưu chân chánh.
Thầy
tỳ khưu không phải là người đi ăn xin như người đời thường lầm hiểu, mặc dầu
Phạn ngữ "bhikkhu" có nghĩa là "người ăn xin". Thầy tỳ khưu
cũng không phải là vị trung gian giữa người và một thần linh toàn tri, toàn
năng, cũng không phải là người thay mặt, thế quyền một nhân vật ngự trị con
người. "Tu sĩ hành khất" có lẽ là định nghĩa gần nhất của danh từ
"bhikkhu".
Ngày
nay, khi dùng danh từ "bhikkhu", người ta hàm ý là những tu sĩ Phật
Giáo. Tu sĩ các tôn giáo khác được gọi là Paribbajaka, Ajivaka, Sanyasin v.v...
Giới luật của Giáo Hội Tăng Già không cho phép thầy tỳ khưu thọ lãnh tất cả mọi
vật mà người ta dâng đến cho mình. Nếu có người dâng, thầy chỉ được nhận bốn
món vật dụng thông thường là: y, thức ăn, chổ ở, và thuốc men. Khi cần dùng một
trong bốn món "vật dụng" ấy mà không có ai dâng đến cho mình, thầy tỳ
khưu chỉ được phép hỏi những bà con thân thuộc, hoặc những thí chủ nào đã có
hứa trước và đã có yêu cầu Ngài cho biết khi cần đến. Thiện tín không thể nhờ
thầy tỳ khưu chuyển đạt lên thần linh những lời cầu nguyện,vì trong Phật Giáo,
không có quyền lực nào ở trên và ngoài con người, có thể tiếp nhận những lời
cầu khẩn xuyên qua trung gian của một tu sĩ, để ban phước hoặc xá tội.
Thầy
tỳ khưu không bắt buộc phải giữ trọn đời lời nguyện xuất gia. Giới tử tự ý xin
khép mình vào giới luật để sống trong sạch đời sống của người tu sĩ, cho đến
ngày muốn hườn tục, cũng tự ý bước chân ra khỏi Giáo Hội Tăng Già. Nhưng ngày
nào còn khoác bộ y vàng, tượng trưng chư vị A La Hán, là bậc đáng tôn kính (Ưng
cúng), thì chư vị tỳ khưu có bổn phận phải giữ tròn giới hạnh. Ngày nào cảm
thấy mình không còn đủ nghị lực để sống đời cao thượng, vị tỳ khưu có thể hườn
tục bất luận lúc nào mà vẫn không làm hoen ố cửa thiền.
Đồi với tỳ khưu, có bốn trọng tội là: hành dâm, trộm cắp, sát nhân và khoe khoang mình đã thành đạt các pháp của bậc cao nhân mà thật sự mình không có. Vị nào vi phạm một trong bốn trọng tội ấy tức thì không còn là tỳ khưu nữa (bất cộng trụ). Ví dụ như có vị nào, chưa đắc Quả Tu Đà Hườn mà khoe khoang rằng mình đã chứng đắc (tội thứ tư), tức thì vị ấy không còn là tỳ khưu nữa, và bị trục xuất khỏi Giáo Hội Tăng Già.
Đồi với tỳ khưu, có bốn trọng tội là: hành dâm, trộm cắp, sát nhân và khoe khoang mình đã thành đạt các pháp của bậc cao nhân mà thật sự mình không có. Vị nào vi phạm một trong bốn trọng tội ấy tức thì không còn là tỳ khưu nữa (bất cộng trụ). Ví dụ như có vị nào, chưa đắc Quả Tu Đà Hườn mà khoe khoang rằng mình đã chứng đắc (tội thứ tư), tức thì vị ấy không còn là tỳ khưu nữa, và bị trục xuất khỏi Giáo Hội Tăng Già.
Ngoài
bốn trọng tội ấy, nếu vị tỳ khưu vi phạm giới luật nào khác thì phải sám hối.
Để sống hoàn toàn trong sạch và vị tha, để kiểm soát và giữ tâm luôn luôn thanh tịnh, để thấy rỏ chân tướng của sự vật, để có những tư tưởng đúng đắn và sâu rộng, để phát triển thể cách và phẩm giá cao thượng của con người, để hoàn toàn có thể xác nhận chân giá trị của tinh thần cao thượng, không còn lối sống nào thích hợp hơn, không còn lối sống nào đem lại nhiều phương tiện và nhiều cơ hội thuận lợi hơn là đời sống tỳ khưu.
Để sống hoàn toàn trong sạch và vị tha, để kiểm soát và giữ tâm luôn luôn thanh tịnh, để thấy rỏ chân tướng của sự vật, để có những tư tưởng đúng đắn và sâu rộng, để phát triển thể cách và phẩm giá cao thượng của con người, để hoàn toàn có thể xác nhận chân giá trị của tinh thần cao thượng, không còn lối sống nào thích hợp hơn, không còn lối sống nào đem lại nhiều phương tiện và nhiều cơ hội thuận lợi hơn là đời sống tỳ khưu.
Vị
tỳ khưu có thể sống trầm lặng ở một nơi vắng vẻ, tịch mịch, yên tĩnh, hoặc tích
cực hoạt động trong xã hội. Lối sống cô độc, trầm lặng, rất thích hợp với lý
tưởng của vị tỳ khưu.
Y vàng tượng trưng cho sự trong sạch và khiêm tốn. Khi vị tỳ khưu khoác lên thân mình bộ y vàng, Ngài đã nhắm lấy mục tiêu cuối cùng là tận diệt ái dục để chứng đạt Đạo Quả Niết Bàn.
Cũng nên ghi chú rằng đời sống tỳ khưu hay nói cách khác, sự từ bỏ những thú vui và những khát vọng của đời sống trần tục chỉ là một phương tiện hữu hiệu để thành đạt mục tiêu.
Sự xuất gia, tự nó, không phải là một cứu cánh.
Y vàng tượng trưng cho sự trong sạch và khiêm tốn. Khi vị tỳ khưu khoác lên thân mình bộ y vàng, Ngài đã nhắm lấy mục tiêu cuối cùng là tận diệt ái dục để chứng đạt Đạo Quả Niết Bàn.
Cũng nên ghi chú rằng đời sống tỳ khưu hay nói cách khác, sự từ bỏ những thú vui và những khát vọng của đời sống trần tục chỉ là một phương tiện hữu hiệu để thành đạt mục tiêu.
Sự xuất gia, tự nó, không phải là một cứu cánh.
Tiếp theo: TRÍTUỆ (Panna)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét