Mục đích của Đức Phật
Mặc dầu các nhà phê bình đã định
nghĩa danh từ tôn giáo và triết học như thế nào Phật Giáo chắc chắn là một lối
sống, một con đường, một đạo pháp dạy tín đồ của mình sống một cách tích cực
và tinh tấn từng giây, từng phút, từng giờ, từ ngày này qua ngày khác, chớ
không phải là một đề tài để học hỏi, nghiên cứu và tranh luận suông. Ðức Phật
là vị Y Vương đại từ, đại bi. Chúng ta là bịnh nhân.
Mục đích của Ngài là chữa bịnh, chớ
không phải để thỏa mãn tánh tò mò của bịnh nhân hay để giải quyết giùm cho bịnh
nhân những bí ẩn của vũ trụ. Mối quan tâm chánh yếu của Ngài là thuyết phục
bịnh nhân rằng thật sự họ đang lâm bịnh và thật sự chứng bịnh ấy trầm kha, vô
cùng nguy hiểm. Công việc ấy không phải là dễ dàng và càng khó khăn hơn nếu
bịnh nhân là một thanh niên tráng kiện, có sức khỏe dồi dào và một đời sống vật
chất đầy đủ. Trong trường hợp này, dầu vi lương y có tài giỏi đến đâu cũng khó
làm cho bịnh nhân nhận định rằng mình thật sự bịnh vì triệu chứng cơn bịnh tiềm
tàng chớ không phải là nổi bật lên để lộ ra ngoài cho ta có thể trông thấy dễ
dàng. Vả lại, giữa hai cơn khủng hoảng trầm trọng cũng có những giai đoạn xem
chừng như dễ chịu.
"Phiền
não trá hình, ẩn náu dưới bộ mặt hạnh phúc,
Thù hận dưới hình thức tình thương,
Tội khổ dưới lớp phước báu,
Người dễ duôi lười biếng vị tha tràn ngập". -- Udàna (ch. II-VIII, tr.18)
Thù hận dưới hình thức tình thương,
Tội khổ dưới lớp phước báu,
Người dễ duôi lười biếng vị tha tràn ngập". -- Udàna (ch. II-VIII, tr.18)
Trong những trường hợp tương tợ rất
có thể bịnh nhân không nghĩ đến việc đi tìm bác sĩ cho đến ngày nào cơn bịnh
trở nên trầm trọng.
Mục đích thứ nhì của Ðức Phật là tạo cho bịnh nhân một niềm
tin, những tia hy vọng, lòng hăng hái tự chữa phát sanh do sự hiểu biết căn
nguyên chứng bịnh và chí nhất quyết tin tưởng vững chắc trong sự thành công
diệt trừ căn bịnh mặc dầu phải trải qua nhiều giai đoạn lâu dài, khó khăn,
phiền phức và có thể đau khổ. Ðức Phật bắt đầu giải thích cho bịnh nhân sự cần
thiết phải có một ý niệm rõ rệt về chứng bịnh của mình và miêu tả chi tiết
phương thức trị liệu tùy theo trình độ hiểu biết và hoàn cảnh của từng người.
Ðức Phật cũng phác họa cho bệnh nhân đại khái những giai đoạn tiến triển lần
đến sự dứt tuyệt chứng bịnh, nhờ đó ngươi bịnh có thể liên tục theo dõi phương
thức trị liệu khó khăn ấy một cách hăng hái, có ý thức và hiểu biết.
Nhiều lần và trong nhiều trường hợp
khác nhau, tùy căn cơ của người nghe, Ðức Phật giảng đi nhắc lại rằng nền tảng
của Giáo Lý Ngài gồm bốn Chân Lý Cao Siêu thâm diệu: chân lý về sự đau khổ, về
nguồn gốc sự khổ, về sự dập tắt cái khổ và con đường đi đến sự diệt khổ. Nhiều
lần Ðức Phật lập lại rằng:
"Này
hỡi các con, chính vì không hiểu biết, không thấu đáo bốn Chân Lý Cao Thượng
(Tứ Diệu Ðế) ấy mà đã bao nhiêu lâu chúng ta, các con và Như Lai, mãi lang
thang lê bước trong vòng luân hồi triền miên này, và vì không nhận thấy thực
tướng của bốn Chân Lý ấy nên con đường mà chúng ta đã phải trải qua xuyên nhiều
kiếp sống thật là dài. Ngày nào nhận thức được nó, là chấm dứt tái sanh, tận
diệt phiền não và thoát khỏi vòng luân hồi". -- (Digha Nikaya XVI, ch.II.
23; ch. IV.2)
Ðức Phật dạy:
"Như Lai chỉ dạy một điều duy
nhất là khổ và thoát khổ". -- (Majjhima Nikàya, II, ch.IX, trang cuối
cùng)
Và một lần khác Ngài lập lại:
"Cũng như biển cả tuy mênh mông
nhưng đâu đâu nước biển chỉ có một vị, vị mặn của muối. Này hỡi các tỳ khưu,
Giáo Pháp của Như Lai chỉ có một vị, đó là vị giải thoát" -- (Udàna, ch.
V, Kinh số 5)
Thật là rõ ràng, minh bạch, không
còn chỗ nào mơ hồ, khả nghi, không có lý do nào để lầm lẫn. Đã đăng KỲ 1: ĐỨC PHẬT LÀ AI?
http://thiengiuadoithuong.blogspot.com/2014/10/uc-phat.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét