“Đề cập đến bậc Đạo Sư của chúng ta, trước tiên, chúng ta cần nhấn mạnh đến vị trí có một không hai của Đức Phật- vị trí này cho chúng ta thấy không thể có một Đức Phật thứ hai trong suốt hiền kiếp Đức Phật tại thế - vị trí này còn giúp chúng ta nhận rõ những đóng góp gì của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cho nhân loại, cho thế giới này thật là đặc biệt vô song, có vậy, chúng ta mới đánh giá đúng đắn sự xuất hiện rất đặc biệt của vị Bổn Sư của chúng ta.
Kinh Tăng Chi Bộ Kinh tập I, trang 37 ghi chép: "Sự kiện này không xảy ra, này các Tỳ keo, không có được trong một thế giới có hai vị A la hán Chánh đẳng giác, không trước không sau, xuất hiện một lần. Sự kiện này không xảy ra. Và sự kiên này có xảy ra, này các Tỳ-kheo. Trong một thế giới, chỉ có một vị A la hán Chánh đẳng giác, xuất hiện, sự kiện này có xảy ra".
Từ nơi vị trí Phật độc nhất vô nhị này, Kinh Tăng Chi Bộ Kinh tập I trang 29 nói rõ thêm:
"Một người, này các Tỳ-kheo, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có đặt ngang hàng, bậc tối thượng giữa các loài hai chân. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A la hán, Chánh Đẳng giác; một người này khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tự, không có đối phần, không có người ngang hàng,không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng bậc Tối thắng giữa các loài hai chân".
Với Đức Phật, tự mình đã giác ngộ, khi Ngài mới thành chánh giác. Ngài khởi lên một tư tưởng rất khiêm tốn:
"Thật là khó khăn sống không cung kính, không vâng lời. Vậy Ta hãy cung kính, đảnh lễ và sống y chỉ vào một Sa môn hay Bà la môn. Với mục đích làm cho đầy đủ giới uẩn chưa đầy đủ,làm cho đầy đủ chưa định uẩn đầy đủ... Làm cho đầy đủ tuệ uẩn chưa đầy đủ...Làm cho đầy đủ giải thoát uẩn chưa đầy đủ. Ta hãy cung kính, đảnh lẽ và sống ychỉ vào một Sa môn hay Bà la môn nào khác. Nhưng ta không thấy một chỗ nào trong thế giới chư Thiên, Ác ma và Phạm Thiên, giữa quần chúng Sa môn và Bà la môn, Chư Thiên và loại người, không có một Sa môn hay Bà la môn nào khác, với giới.. với định... với tuệ... với giải thoát đầy đủ hơn Ta mà Ta có thể cung kính đảnh lễ và sống y chỉ. Rồi này các Tỳ kheo. Ta suy nghĩ như sau: 'Với Pháp này mà Ta đã chơn chánh giác ngộ, Ta hãy cung kính đảnh lễ và sống y chỉ Pháp ấy'."
Sau đây là những kinh nghiệm được ghi lại về đời sống đầy dục lạc khi Đức Phật còn là Thái tử, thái độ đức Phât đối với vấn đề sanh lão bệnh tử và ba sự kiêu mạn của tuổi trẻ, không bệnh và trọng sự sống.
"Này các Tỳ-kheo, Ta được nuôi dưỡng tế nhị, tối thắng nuôi dưỡng tế nhị, cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị. Này các Tỳ-kheo, trong nhà Phụ vương Ta, các hồ nước được xây lên, trong một hồ có hoa sen xanh, trong một hồ có hoa sẽ đỏ, trong một hồ có hoa sen trắng, tất cả phục vụ cho Ta. Không một chiên đàn nào Ta dùng, này các Tỳ-kheo, là không từ Kàsi đến, bằng vải Kàsi là khăn của Ta, này các Tỳ-kheo. Bằng vải Kàsi là áo cánh; bằng vải Kàsi là nội y, bằng vải Kàsi là thượng y. Đêm và ngày, một lọng trắng được che chở cho Ta, để tránh xúc chạm lạnh, nóng, bụi, cỏ hay sương. Này các Tỳ kheo, ba lâu đài được xây dựng cho Ta, một cho mùa đông, một cái cho mùa hạ, một cái cho mùa mưa. Và Ta này các Tỳ-kheo, tại lâu dài mùa mưa, trong bốn tháng mưa, được những nữ nhạc công doanh vậy, Ta không có xuống dưới lầu..."
"Với Ta, này các Tỳ kheo, được đầy đủ với sự giàu sang như vậy, được cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị như vậy, Ta suy nghĩ rằng: "Kẻ vô văn phàm phụ tự mình bị già, không vượt qua khỏi già, khi thấy người khác bị già, lại bực phiền, hổ thẹn ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị già, không vượt qua khỏi già, khi ngưòi khác già.Ta có thể bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy thật không xứng đáng cho Ta. Sau khi quan sát về Ta như vậy, này các Tỳ kheo, sự kiêu mạn của tuổi trẻ trong tuổi trẻ được đoạn trừ hoàn toàn".
"Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị bệnh, không vượt khỏi bệnh, thấy người khác bị bệnh, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị bệnh, không vượt qua khỏi bệnh, khi thấy người khác bị bệnh, Ta có thể bực phiền, hổ thẹn ghê tởm sao? Như vậy thật không xứng đáng cho Ta. Sau khi quán sát về Ta như vậy này các Tỳ kheo, sự kiêu mạn của không bệnh trong không bệnh được đoạn trừ hoàn toàn".
"Kẻ vô văn phàm phu, tự mình bị chết, không vượt khỏi chết thấy người khác bị chết, lại bực phiền hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng vậy. Ta cũng bị chết, không vượt qua khỏi chết, khi thấy người khác chết, Ta có thể bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy thật không xứng đáng cho Ta. Sau khi quán sát về Ta như vậy này các Tỳ kheo, sự kiêu mạn của sự sống được đoạn trừ hoàn toàn". (Tăng Chi I, 162 -163).
Ở đoạn kinh trên chúng ta thấy rõ đức Phật của chúng ta khi còn làm Thái tử, được hưởng thọ dục lạc ở đời, nhưng không để cho các dục lạc ấy làm cho say đắm si mê, vẫn ý thức được rằng sanh già bệnh chết vẫn đang đe dọa nặng trên kiếp sống của con người và như vậy đoạn trừ được ba sự kiêu ngạo của tuổi trẻ trong tuổi trẻ, kiêu mạn của không bệnh trong không bệnh, kiêu mạn của sự sống trong sự sống.
Chính nhờ ở kinh nghiệm bản thân về những dục lạc ở đời, chính nhờ quán sát sáng suốt về thực trạng già, bệnh, chết của cuộc đời chính mình và tất cả mọi người, nên đức Phật của chúng ta vượt qua sự kiêu mạn của tuổi trẻ, của không bệnh, của sự sống, để sau này từ bỏ tất cả, xuất gia tu đạo.
Khi Ngài đã quyết định từ bỏ ngai vàng, châu báu, vợ đẹp con thơ, tầm đạo giải thoát, chúng ta được nghe đức Phật của chúng ta kể lại sự học đạo của Ngài với Alàra Kàlama và Udaksa Ràmaputta,hai vị đạo sư nổi tiếng thời bấy giờ và sau đây là kinh nghiệm bản thân của đức Phật khi học đạo với Alàra Kalama như kinh Thánh cầu, Trung bộ I, trang 164b đã khéo ghi chép:
"Rồi này các Tỳ kheo,sau một thời gian, khi Ta còn trẻ, niên thiếu, tóc đen nhánh, đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son của cuộc đời, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ta xuất gia như vậy, đi tìm cái gì chi thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh, hướng đến tịch tịnh. Ta đến chỗ Alàra Kàlama ở, khi đến xong liền thưa với Alàra Kàlama: "Hiền giả Kàlama,tôi muốn sống phạm hạnh trong Pháp và Luật này".
"Này các Tỳ kheo, được nghe nói vậy, Alàra Kàlama nói với Ta: "Này Tôn giả, hãy sống (và an trú) Pháp này là như vậy, khiến kẻ có trí, không bao lâu vị Bổn sư của mình chỉ dạy,tự trị, tự chứng, tự đạt và an trú" Này các Tỳ kheo, và không bao lâu Ta đã thông suốt Pháp ấy một cách mau chóng... "Này các Tỳ kheo, Ta suy nghĩnhư sau: "Alàra Kàlama tuyên bố Pháp này không phải chỉ vì lòng tin. Sau khi tự trị, tự chứng, tự đạt, Ta mới an trú. Chắc chắn Alàra Kàlama biết Pháp này, thấy Pháp này rồi mới an trú".
"Này các Tỳ kheo, rồi Ta đi đến chỗ Alàra Kàlama ở, sau khi đến, Ta nói với Alàra Kàlama: "Hiền giả Kàlama, cho đến mức độ nào, Ngài tự trị, tự chứng tự đạt và tuyên bố Pháp này?" Này các Tỳ kheo, được nói vậy, Alàra Kàlama tuyên bố về vô sở hữu xứ. Rồi các Tỳ kheo, Ta suy nghĩ: "Không phải chỉ có Alàra Kàlama có lòng tin. Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Alàra Kàlama mới có tinh tấn. Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Alàra Kàlama mới có niệm. Ta cũng có niệm.Không phải chỉ có Alàra Kàlama mới có định. Ta cũng có định. Không phải chỉ có Alàra Kàlama mới có tuệ. Ta cũng có tuệ. Vậy Ta hãy cố gắng chứng cho được Pháp mà Alàra Kàlama tuyên bố: "Sau khi tự trị, tự chứng, tự đạt, Ta an trú"
"Rồi này các Tỳ kheo,không bao lâu, khi tự trị, tự chứng, tự đạt Pháp ấy một cách mau chóng. Ta an trú. Rồi này, các Tỳ kheo, Ta đi đến chỗ Alàra Kàlama ở, sau khi đến, Ta nói với Alàra Kàlama: "Này hiền giả Kàlama có phải hiền giả đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố Pháp này đến mức độ như vậy" - "Vâng hiền giả.Tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố Pháp này đến mức độ như vậy" -"Này hiền giả, Tôi cũng đã tự trị, tự chứng, tự đạt và tuyên bố Pháp này đến mức độ như vậy". "Thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một đồng Phạm hạnh như tôn giả Pháp mà tôi tự trì, tự chứng, tự đạt và tuyên bố, chính Pháp này hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú;Pháp này hiển giả tự tri, tự chừng, tự đạt và an trú; chính Pháp ấy tôi tự tri,tự chứng, tự đạt và tuyên bố. Pháp mà tôi biết, chính Pháp ấy hiền giả biết;Pháp mà hiền giả biết, chính Pháp ấy Tôi biết. Tôi như thế nào, hiền giả là như vậy; hiền giả như thế nào, Tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, hiền giả! Hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này".
"Như vậy, này các Tỳ-kheo, Alàra Kàlama là Đạo sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn tối thượng. Này các Tỳ kheo, rồi Ta tự suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết Bàn, mà chỉ đưa đến giác ngộ, không hướng đến Niết bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt vô sở hứu xứ" Như vậy, này các Tỳ kheo, Ta không tôn kính Pháp này và chán nản Pháp ấy, Ta bỏ đi".
Tiếp đến là nếp sống khổ hạnh, Đức Phật của chúng ta tự mình hành trì luôn trong sáu năm trên kinh nghiệm bản thân của Ngài, như đức Phật đã diễn tả: "Này Sariputta, Ta đầy đủ bốn hạnh: về khổ hạnh Ta khổ hạnh đệ nhứt; về bần uế, Ta bần uế đệ nhất; về yểm ly,Ta yểm ly đệ nhất; về độc cư, Ta độc cư đệ nhất" (Trung Bộ I, trang 76b).
Đoạn văn sau đây diễn tả hạnh ăn ít của Đức Phật chúng ta, chính những hạnh này khiến Thế Tôn gầy mòn chỉ còn da bọc xương, như đã được diễn tả trong các bức tượng Tuyết Sơn, khắc ghi lại sự khổ hạnh đặc biệt của Thế Tôn (trong kinh Sư Tử Hống,Trung Bộ I, trang 80).
"Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành những cộng cỏ hay những đốt cây leo khô héo. Vì Ta ăn quá ít,hàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà. Vì Ta ăn quá ít, cái xương sống phô bày của Ta giống như một chuối banh. Vì Ta ăn quá ít, cái xương sườn gầy mòn của Ta giống nư rui cột một nhà sàn hư nát. Vì Ta ăn quá ít, nên con người của Ta long lanh nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẩm trong một giếng nước thâm sâu. Vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nhiu khô cằn như trái bí đắng màu trắng, cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nhíu khô cằn".
"Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ da bụng", chính xương sông bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ xương sống; chính da bụng bị Ta nắm lấy vì ta ăn quá ít". Này Sariputa, nếu Ta muốn xoa dịu thân ta, lấy tay xoa bóp chân tay,thời này Sariputta trong khi Ta lấy tay xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụg khỏi thân Ta, vì ta ăn quá ít". Đức Phật của chúng ta đã tự mìn hành tri khổ hạnh, và sau sáu năm hành trì không có kết quả, Ngài cương quyết từ bỏ khổ hạnh và bắt đầu hướng đến hành thiền như đoạn kinh sau này nêu rõ:
"Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Thưở xưa có những Sa môn, Bà la môn, và tương lai có những Sa môn, Bà la môn; và hiện tại có những Sa môn, Bà la môn thình lình cảmthọ những cảm thọ, những cảm giác chói đau, khổ đau, khốc liệt. Những sự đau khổ này là tối thượng, không thể có gì hơn nữa, vẫn không chứng được pháp thượng nhân, trí kiến thù thắng, xưng đáng bậc Thánh. Hay có đạo lộ nào khác hơn đưa đến giác ngộ?".
"Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: Ta biết trong khi phụ thân Ta thuộc giòng Sakka đang cày, và Ta đang ngồi dưới bóng mát cây Diêm phù đề. Ta ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Khian trú như vậy, Ta nghĩ: "Đạo lộ này có thể đưa đến giác ngộ chăng? Và này Aggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta. Đây là đạo lộ đưa đến Giác ngộ" (Trung bộ I, trang 240b). Từ nơi kinh nghiệm bản thân này,Đức Phật của chúng ta từ bỏ khổ hạnh, hành trì thiền định, chứng được sơ thiền,thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư, chứng được túc mạng minh, thiên nhãn minh và "với tâm định tỉnh, thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, như nhuyễn, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta hướng Tâm đến lâu tận trí. Ta biết như thật: "Đây là khổ", Ta biết như thật:"Đây là khổ tập". Ta biết như thật: "Đây là khổ diệt". Ta biết như thật: "Đây là con đường đưa đến khổ diệt". Ta biết như thật:"Đây là các lậu hoặc", Ta biết như thật: "Đây là lâu hoặc tập khởi". Ta biết như thật: "Đây là lâu hoặc diệt". Ta biết như thật: "Đây là con đường đưa đến lâu hoặc diệt". Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu,thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự tâm đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát". Ta đã biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa" (Trung bộ I, 248a-248).
Như vậy, cùng với kinh nghiệm bản thân, từ bỏ khổ hạnh, tu tập thiền định, phát triển trí tuệ,bậc Đạo sư của chúng ta thành tựu chánh đẳng chánh giác và trở thành đức Phật.”
Kinh Tăng Chi Bộ Kinh tập I, trang 37 ghi chép: "Sự kiện này không xảy ra, này các Tỳ keo, không có được trong một thế giới có hai vị A la hán Chánh đẳng giác, không trước không sau, xuất hiện một lần. Sự kiện này không xảy ra. Và sự kiên này có xảy ra, này các Tỳ-kheo. Trong một thế giới, chỉ có một vị A la hán Chánh đẳng giác, xuất hiện, sự kiện này có xảy ra".
Từ nơi vị trí Phật độc nhất vô nhị này, Kinh Tăng Chi Bộ Kinh tập I trang 29 nói rõ thêm:
"Một người, này các Tỳ-kheo, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có đặt ngang hàng, bậc tối thượng giữa các loài hai chân. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A la hán, Chánh Đẳng giác; một người này khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tự, không có đối phần, không có người ngang hàng,không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng bậc Tối thắng giữa các loài hai chân".
Với Đức Phật, tự mình đã giác ngộ, khi Ngài mới thành chánh giác. Ngài khởi lên một tư tưởng rất khiêm tốn:
"Thật là khó khăn sống không cung kính, không vâng lời. Vậy Ta hãy cung kính, đảnh lễ và sống y chỉ vào một Sa môn hay Bà la môn. Với mục đích làm cho đầy đủ giới uẩn chưa đầy đủ,làm cho đầy đủ chưa định uẩn đầy đủ... Làm cho đầy đủ tuệ uẩn chưa đầy đủ...Làm cho đầy đủ giải thoát uẩn chưa đầy đủ. Ta hãy cung kính, đảnh lẽ và sống ychỉ vào một Sa môn hay Bà la môn nào khác. Nhưng ta không thấy một chỗ nào trong thế giới chư Thiên, Ác ma và Phạm Thiên, giữa quần chúng Sa môn và Bà la môn, Chư Thiên và loại người, không có một Sa môn hay Bà la môn nào khác, với giới.. với định... với tuệ... với giải thoát đầy đủ hơn Ta mà Ta có thể cung kính đảnh lễ và sống y chỉ. Rồi này các Tỳ kheo. Ta suy nghĩ như sau: 'Với Pháp này mà Ta đã chơn chánh giác ngộ, Ta hãy cung kính đảnh lễ và sống y chỉ Pháp ấy'."
Sau đây là những kinh nghiệm được ghi lại về đời sống đầy dục lạc khi Đức Phật còn là Thái tử, thái độ đức Phât đối với vấn đề sanh lão bệnh tử và ba sự kiêu mạn của tuổi trẻ, không bệnh và trọng sự sống.
"Này các Tỳ-kheo, Ta được nuôi dưỡng tế nhị, tối thắng nuôi dưỡng tế nhị, cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị. Này các Tỳ-kheo, trong nhà Phụ vương Ta, các hồ nước được xây lên, trong một hồ có hoa sen xanh, trong một hồ có hoa sẽ đỏ, trong một hồ có hoa sen trắng, tất cả phục vụ cho Ta. Không một chiên đàn nào Ta dùng, này các Tỳ-kheo, là không từ Kàsi đến, bằng vải Kàsi là khăn của Ta, này các Tỳ-kheo. Bằng vải Kàsi là áo cánh; bằng vải Kàsi là nội y, bằng vải Kàsi là thượng y. Đêm và ngày, một lọng trắng được che chở cho Ta, để tránh xúc chạm lạnh, nóng, bụi, cỏ hay sương. Này các Tỳ kheo, ba lâu đài được xây dựng cho Ta, một cho mùa đông, một cái cho mùa hạ, một cái cho mùa mưa. Và Ta này các Tỳ-kheo, tại lâu dài mùa mưa, trong bốn tháng mưa, được những nữ nhạc công doanh vậy, Ta không có xuống dưới lầu..."
"Với Ta, này các Tỳ kheo, được đầy đủ với sự giàu sang như vậy, được cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị như vậy, Ta suy nghĩ rằng: "Kẻ vô văn phàm phụ tự mình bị già, không vượt qua khỏi già, khi thấy người khác bị già, lại bực phiền, hổ thẹn ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị già, không vượt qua khỏi già, khi ngưòi khác già.Ta có thể bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy thật không xứng đáng cho Ta. Sau khi quan sát về Ta như vậy, này các Tỳ kheo, sự kiêu mạn của tuổi trẻ trong tuổi trẻ được đoạn trừ hoàn toàn".
"Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị bệnh, không vượt khỏi bệnh, thấy người khác bị bệnh, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị bệnh, không vượt qua khỏi bệnh, khi thấy người khác bị bệnh, Ta có thể bực phiền, hổ thẹn ghê tởm sao? Như vậy thật không xứng đáng cho Ta. Sau khi quán sát về Ta như vậy này các Tỳ kheo, sự kiêu mạn của không bệnh trong không bệnh được đoạn trừ hoàn toàn".
"Kẻ vô văn phàm phu, tự mình bị chết, không vượt khỏi chết thấy người khác bị chết, lại bực phiền hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng vậy. Ta cũng bị chết, không vượt qua khỏi chết, khi thấy người khác chết, Ta có thể bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy thật không xứng đáng cho Ta. Sau khi quán sát về Ta như vậy này các Tỳ kheo, sự kiêu mạn của sự sống được đoạn trừ hoàn toàn". (Tăng Chi I, 162 -163).
Ở đoạn kinh trên chúng ta thấy rõ đức Phật của chúng ta khi còn làm Thái tử, được hưởng thọ dục lạc ở đời, nhưng không để cho các dục lạc ấy làm cho say đắm si mê, vẫn ý thức được rằng sanh già bệnh chết vẫn đang đe dọa nặng trên kiếp sống của con người và như vậy đoạn trừ được ba sự kiêu ngạo của tuổi trẻ trong tuổi trẻ, kiêu mạn của không bệnh trong không bệnh, kiêu mạn của sự sống trong sự sống.
Chính nhờ ở kinh nghiệm bản thân về những dục lạc ở đời, chính nhờ quán sát sáng suốt về thực trạng già, bệnh, chết của cuộc đời chính mình và tất cả mọi người, nên đức Phật của chúng ta vượt qua sự kiêu mạn của tuổi trẻ, của không bệnh, của sự sống, để sau này từ bỏ tất cả, xuất gia tu đạo.
Khi Ngài đã quyết định từ bỏ ngai vàng, châu báu, vợ đẹp con thơ, tầm đạo giải thoát, chúng ta được nghe đức Phật của chúng ta kể lại sự học đạo của Ngài với Alàra Kàlama và Udaksa Ràmaputta,hai vị đạo sư nổi tiếng thời bấy giờ và sau đây là kinh nghiệm bản thân của đức Phật khi học đạo với Alàra Kalama như kinh Thánh cầu, Trung bộ I, trang 164b đã khéo ghi chép:
"Rồi này các Tỳ kheo,sau một thời gian, khi Ta còn trẻ, niên thiếu, tóc đen nhánh, đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son của cuộc đời, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ta xuất gia như vậy, đi tìm cái gì chi thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh, hướng đến tịch tịnh. Ta đến chỗ Alàra Kàlama ở, khi đến xong liền thưa với Alàra Kàlama: "Hiền giả Kàlama,tôi muốn sống phạm hạnh trong Pháp và Luật này".
"Này các Tỳ kheo, được nghe nói vậy, Alàra Kàlama nói với Ta: "Này Tôn giả, hãy sống (và an trú) Pháp này là như vậy, khiến kẻ có trí, không bao lâu vị Bổn sư của mình chỉ dạy,tự trị, tự chứng, tự đạt và an trú" Này các Tỳ kheo, và không bao lâu Ta đã thông suốt Pháp ấy một cách mau chóng... "Này các Tỳ kheo, Ta suy nghĩnhư sau: "Alàra Kàlama tuyên bố Pháp này không phải chỉ vì lòng tin. Sau khi tự trị, tự chứng, tự đạt, Ta mới an trú. Chắc chắn Alàra Kàlama biết Pháp này, thấy Pháp này rồi mới an trú".
"Này các Tỳ kheo, rồi Ta đi đến chỗ Alàra Kàlama ở, sau khi đến, Ta nói với Alàra Kàlama: "Hiền giả Kàlama, cho đến mức độ nào, Ngài tự trị, tự chứng tự đạt và tuyên bố Pháp này?" Này các Tỳ kheo, được nói vậy, Alàra Kàlama tuyên bố về vô sở hữu xứ. Rồi các Tỳ kheo, Ta suy nghĩ: "Không phải chỉ có Alàra Kàlama có lòng tin. Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Alàra Kàlama mới có tinh tấn. Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Alàra Kàlama mới có niệm. Ta cũng có niệm.Không phải chỉ có Alàra Kàlama mới có định. Ta cũng có định. Không phải chỉ có Alàra Kàlama mới có tuệ. Ta cũng có tuệ. Vậy Ta hãy cố gắng chứng cho được Pháp mà Alàra Kàlama tuyên bố: "Sau khi tự trị, tự chứng, tự đạt, Ta an trú"
"Rồi này các Tỳ kheo,không bao lâu, khi tự trị, tự chứng, tự đạt Pháp ấy một cách mau chóng. Ta an trú. Rồi này, các Tỳ kheo, Ta đi đến chỗ Alàra Kàlama ở, sau khi đến, Ta nói với Alàra Kàlama: "Này hiền giả Kàlama có phải hiền giả đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố Pháp này đến mức độ như vậy" - "Vâng hiền giả.Tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố Pháp này đến mức độ như vậy" -"Này hiền giả, Tôi cũng đã tự trị, tự chứng, tự đạt và tuyên bố Pháp này đến mức độ như vậy". "Thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một đồng Phạm hạnh như tôn giả Pháp mà tôi tự trì, tự chứng, tự đạt và tuyên bố, chính Pháp này hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú;Pháp này hiển giả tự tri, tự chừng, tự đạt và an trú; chính Pháp ấy tôi tự tri,tự chứng, tự đạt và tuyên bố. Pháp mà tôi biết, chính Pháp ấy hiền giả biết;Pháp mà hiền giả biết, chính Pháp ấy Tôi biết. Tôi như thế nào, hiền giả là như vậy; hiền giả như thế nào, Tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, hiền giả! Hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này".
"Như vậy, này các Tỳ-kheo, Alàra Kàlama là Đạo sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn tối thượng. Này các Tỳ kheo, rồi Ta tự suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết Bàn, mà chỉ đưa đến giác ngộ, không hướng đến Niết bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt vô sở hứu xứ" Như vậy, này các Tỳ kheo, Ta không tôn kính Pháp này và chán nản Pháp ấy, Ta bỏ đi".
Tiếp đến là nếp sống khổ hạnh, Đức Phật của chúng ta tự mình hành trì luôn trong sáu năm trên kinh nghiệm bản thân của Ngài, như đức Phật đã diễn tả: "Này Sariputta, Ta đầy đủ bốn hạnh: về khổ hạnh Ta khổ hạnh đệ nhứt; về bần uế, Ta bần uế đệ nhất; về yểm ly,Ta yểm ly đệ nhất; về độc cư, Ta độc cư đệ nhất" (Trung Bộ I, trang 76b).
Đoạn văn sau đây diễn tả hạnh ăn ít của Đức Phật chúng ta, chính những hạnh này khiến Thế Tôn gầy mòn chỉ còn da bọc xương, như đã được diễn tả trong các bức tượng Tuyết Sơn, khắc ghi lại sự khổ hạnh đặc biệt của Thế Tôn (trong kinh Sư Tử Hống,Trung Bộ I, trang 80).
"Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành những cộng cỏ hay những đốt cây leo khô héo. Vì Ta ăn quá ít,hàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà. Vì Ta ăn quá ít, cái xương sống phô bày của Ta giống như một chuối banh. Vì Ta ăn quá ít, cái xương sườn gầy mòn của Ta giống nư rui cột một nhà sàn hư nát. Vì Ta ăn quá ít, nên con người của Ta long lanh nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẩm trong một giếng nước thâm sâu. Vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nhiu khô cằn như trái bí đắng màu trắng, cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nhíu khô cằn".
"Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ da bụng", chính xương sông bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ xương sống; chính da bụng bị Ta nắm lấy vì ta ăn quá ít". Này Sariputa, nếu Ta muốn xoa dịu thân ta, lấy tay xoa bóp chân tay,thời này Sariputta trong khi Ta lấy tay xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụg khỏi thân Ta, vì ta ăn quá ít". Đức Phật của chúng ta đã tự mìn hành tri khổ hạnh, và sau sáu năm hành trì không có kết quả, Ngài cương quyết từ bỏ khổ hạnh và bắt đầu hướng đến hành thiền như đoạn kinh sau này nêu rõ:
"Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Thưở xưa có những Sa môn, Bà la môn, và tương lai có những Sa môn, Bà la môn; và hiện tại có những Sa môn, Bà la môn thình lình cảmthọ những cảm thọ, những cảm giác chói đau, khổ đau, khốc liệt. Những sự đau khổ này là tối thượng, không thể có gì hơn nữa, vẫn không chứng được pháp thượng nhân, trí kiến thù thắng, xưng đáng bậc Thánh. Hay có đạo lộ nào khác hơn đưa đến giác ngộ?".
"Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: Ta biết trong khi phụ thân Ta thuộc giòng Sakka đang cày, và Ta đang ngồi dưới bóng mát cây Diêm phù đề. Ta ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Khian trú như vậy, Ta nghĩ: "Đạo lộ này có thể đưa đến giác ngộ chăng? Và này Aggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta. Đây là đạo lộ đưa đến Giác ngộ" (Trung bộ I, trang 240b). Từ nơi kinh nghiệm bản thân này,Đức Phật của chúng ta từ bỏ khổ hạnh, hành trì thiền định, chứng được sơ thiền,thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư, chứng được túc mạng minh, thiên nhãn minh và "với tâm định tỉnh, thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, như nhuyễn, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta hướng Tâm đến lâu tận trí. Ta biết như thật: "Đây là khổ", Ta biết như thật:"Đây là khổ tập". Ta biết như thật: "Đây là khổ diệt". Ta biết như thật: "Đây là con đường đưa đến khổ diệt". Ta biết như thật:"Đây là các lậu hoặc", Ta biết như thật: "Đây là lâu hoặc tập khởi". Ta biết như thật: "Đây là lâu hoặc diệt". Ta biết như thật: "Đây là con đường đưa đến lâu hoặc diệt". Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu,thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự tâm đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát". Ta đã biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa" (Trung bộ I, 248a-248).
Như vậy, cùng với kinh nghiệm bản thân, từ bỏ khổ hạnh, tu tập thiền định, phát triển trí tuệ,bậc Đạo sư của chúng ta thành tựu chánh đẳng chánh giác và trở thành đức Phật.”
0 nhận xét:
Đăng nhận xét