Nội Dung Buổi Chia Sẻ Phật Pháp của nhóm TGĐT
I.Phân biệt Mê Tín và Chánh Tín
Tín là một lòng tin vào một sự vật hiện tượng nào đó.
1. Mê tín
-Mê tín thể hiện sự mê muội, niềm tin mù quáng, làm cho con người mất hết lý trí
-Không có cơ sở, thiếu lý trí
*Nguyên nhân: Xuất pháp từ tham, vô minh
*Kết quả:
+Làm con người mất tự tin
+Làm tăng sự mê mờ, thiếu hiểu biết hơn.
2. Chánh tín
- Chánh tín thể hiện sự đúng đắn
- Có cơ sở, thể hiện trí tuệ và sáng tỏ vấn đề
*Nguyên Nhân: Phát triển từ trí tuệ của người
*Kết Quả:
+Làm con người tự tin vì xuất pháp từ hiểu biết đúng
+Đưa con người đến hiểu biết sáng tỏ, giác ngộ
II. Tín và Tín Tâm
- Tín là một Tâm sở, mà bản chất của Tâm thì luôn thay đổi từ thiện sang bất thiện và từ bất thiện sang thiện. Vậy nên Tín cũng thay đổi theo những trạng thái của tâm đó khi bị hoàn cảnh tác động (thói uen, môi trường, văn hóa,...)
- Trạng thái luôn thay đổi này thể hiện sự vô thường của tâm. Nên thái độ đúng ở đây là cần hiểu, chấp nhận và học hỏi từ sự thay đổi đó. Ta sẽ không bị ảnh hưởng khi ta có thể hiểu rõ nó, và từ đó Tín mới thêm vững mạnh được.
III. Tín trong Ngũ lực
Ngũ lực là 5 yếu tố hỗ trợ Giác Ngộ bao gồm:Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ.
Trong đó Tín và Tuệ; Tấn và Định là hai cặp luôn phải được cân bằng (bài này chỉ đề cập đến Tín và Tuệ). Yếu tố duy nhất giúp cho các cặp tăng trưởng nhưng vẫn cân bằng là Niệm. Tín tăng thì Tuệ cũng tăng bằng nhau và ngược lại.
- Tín cao quá vượt mức cân bằng với Tuệ dẫn tới niềm tin(tín) thiếu cơ sở, thiếu lý trí và chính là mê tín.
- Tuệ cao quá, Tín thấp dẫn đến chúng ta chỉ là người lý thuyết và nghĩ rằng hiểu được Giáo Pháp mà không thực hành. Khi trí tuệ không đủ để vượt qua sự hiểu biết hoặc thực hành không thấy đúng thì bắt đầu nghi ngờ Giáo Pháp.
Để không bị rơi vào trường hợp trên chúng ta phải phát triển Tín và Tuệ một cách song song vì hai yếu tố này có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau trong con đường tu tập.
Với niềm tin sơ khởi ban đầu mang tính chất vô hại từ những gì nghe thấy (lý thuyết) thì chúng ta bắt đầu thử thực hành (kiếm chứng lại lý thuyết) để khẳng định lại Niềm tin ban đầu là đúng và càng tinh tấn thực hành hơn nữa.
Tín tâm có mặt trong :
- Tâm thiện: bất cứ suy nghĩ, hành động thiện nào thì Tín tâm đều có mặt.
- Tâm Đạo Quả: có vai trờ lớn và giúp khai mở trí tuệ.
- Tâm Alahan: Tâm của các vị đã đoạn trừ hết phiền nào, giải thoát sinh tử luân hồi.
IV. 4 loại Tín Tâm
1. Tín do văn hóa, truyền thống, xã hội, hình thức,...: đây thể hiện lòng tin tương đối bổi nó thay đổi theo hoàn cảnh, môi trường.
2. Tín vào Tam Bảo, do sự trùng hợp với mong muốn của bản thân.
Do có sự hiểu sai về Tam Bảo mà chúng ta mới có sự mong cầu vô minh và nhờ sự trùng hợp mà làm cho Tín tâm thêm tăng trưởng. Nhưng nó cũng không có cơ sở từ trí tuệ.
Vậy Tín vào Tam bảo thế nào cho đúng?
Phật: là người có thật, tự tìm ra con đường và giải bản thân khỏi sinh tử luân hồi.
Pháp: là những giáo lý mà chính Đức Phật đã tìm ra và truyền lại cho các đệ tử.
Tăng: là cộng đồng những người nguyện đi theo và thực hành Giáo Pháp mà Đức Phật đã truyền lại.
3. Thánh tín: Tín do thực hành mà thấy đúng.
Tác dụng: Diết bỏ hoài nghi do sự Thấy và theo ta vào kiếp sau.
4. Tín thuộc về Bồ Tát: do có sự tích lũy từ nhiều đời, nhiều kiếp các Thánh Tín
Niềm tin (1) và (2) không được Đức Phật khuyến khích bởi nó không có cơ sở, dễ dẫn đến mê tín và không theo chúng ta vào kiếp sau để hỗ trợ cho tu học. Đạo Phật chủ trương là chỉ tin những gì bản thân trực tiếp trải qua chứ chưa tin ngay những gì nghe thấy. Chỉ khi nào thực hành thấy đúng tốt cho mình cho người, cho mọi người thì mới tin.
V. Câu hỏi.
Tín trong Nguyện (VD:nguyện cho tôi được giàu sang, hạnh phúc) là chánh tín hay mê tín?
Trả lời: Tín đó phù thuộc vào người nguyện mà là chánh tín hay mê tín.
Nếu xuất pháp từ tâm tham và vô minh là Mê Tín. Xuất pháp từ Trí Tuệ Chánh tín.
Trí tuệ ở đây bao gồm những yếu tố :hiểu quy luật Nhân-Quả,và bản chất sự việc, khi con người đã trang bị một nền tảng hiểu biết đúng thì ta sẽ có nền tảng để xây dựng một đức tin đúng đắn.
Như trong Ví dụ: nguyện cho tôi được giàu sang, hạnh phúc
Người Mê Tín: Khi đằng sau là một tâm tham và thiếu hiểu biết, nếu người đó không đạt được kết quả như mình đã cầu nguyện thì người đó trách móc mọi thứ xung quanh, vì chấp vào cái kết quả mà tạo nên phiền não cho chính mình.
Người có Chánh Tín: Do hiểu được quy luật Nhân-Quả, và bản chất sự việc nên sẽ không buồn phiền dù kết quả xấu hay tốt. Hiểu được rằng ước nguyện hình thành hay tan hoại dựa treencacs quy luật tự nhiên, quy luật Nhân-Duyên-Quả, nó Vô Thường… mà không chấp vào kết quả. Vì thế người có Chánh Tín sẽ sống thanh thản hơn người Mê Tín do nhìn nhận vấn đề dưới con mắt của Trí Tuệ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét