Tìm hiểu
Hạnh Xả Ly qua Kinh Chuyển Pháp-Luân
Hạnh Xả Ly qua Kinh Chuyển Pháp-Luân
Thiện Nhựt
Bài Thuyết-trình trong Khóa Nghiên-Tu An-Cư năm 2001
Tổ-Ðình Từ-Quang, Montreal, Canada
Tổ-Ðình Từ-Quang, Montreal, Canada
1.- Hạnh Xả-ly trong bốn tâm vô-lượng: Từ, Bi, Hỉ, Xả.Chính nhờ từ-bỏ dục-lạc nhỏ,
Mà ta tìm thấy phước-lạc to.
Thú vui nhỏ-nhặt, người hiền bỏ,
Phước lớn Niết-bàn, cố tìm lo.
-- Kinh Pháp Cú, Kệ số 290.
Trong bốn Tâm Vô-lượng: Từ, Bi, Hỉ, Xả, hạnh Xả-ly đứng về hàng chót, nhưng đó là hạnh khó thực-hiện cho viên-mãn, so với ba Tâm vô-lượng trước. Từ là ban vui, mang nguồn vui đến cho mọi chúng-sanh. Bi là cứu khổ, nghe tiếng kêu đau thương của chúng-sanh mà đem lại niềm an-lạc. Hỉ là lòng vui-sướng khi nhìn thấy người chung quanh được an-lành. Xả là buông bỏ, bỏ tất cả những gì ràng-buộc, dẹp bỏ những gì phiền-muộn để được thảnh-thơi, tự-tại trong cuộc sống. Muốn ban vui, theo tâm Từ, mình phải vui đã, mới có thể đem chia xẻ nguồn vui nơi mình cho kẻ khác. Muốn cứu khổ, theo lòng Bi, trước mình phải hết Khổ đã, mới có thể vui mà đi cứu-giúp kẻ khác. Muốn tuỳ Hỉ, chung vui cùng với người khác, trước phải dẹp hết nỗi ê-chề đau khổ nơi chính mình.
Vậy, muốn thực-hiện cho trọn-vẹn Từ, Bi, Hỉ thì điều-kiện căn-bản chính là Xả, mình phải hết Khổ, biết xả-bỏ nơi mình tất cả những phiền-muộn, lòng có thảnh-thơi, thanh-thản, chan-hoà một niềm vui nhẹ-nhàng, thì ta mới có thể ban vui (Từ), cứu khổ (Bi), chung vui cùng kẻ khác (Hỉ) được. Mà muốn xả-bỏ tất cả phiền-muộn nơi mình, hướng về hạnh-phước thường-hằng, vĩnh-cửu, mình phải biết cách làm thế nào cho nỗi Khổ được vắng-bặt trong tâm mình trước. Con đường tận-diệt Khổ lại bắt đầu nơi hạnh Xả-ly Xả cái chi? Xả hết nỗi đau-khổ triền-miên nằm trong thân-phận của con người. Nỗi đau-khổ triền-miên đó thể-hiện nơi thân-phận con người như thế nào? Làm cách nào để xả-bỏ dứt-khoát được nỗi đau khổ đó? Ðó là mục-đích của bài nói chuyện Ðạo nầy.
Ta hãy nghe lời Ðức Phật dạy về bốn Chơn-lý Nhiệm-mầu, Tứ Diệu-Ðế, trong Kinh Chuyển Pháp-Luân:
Ðây là thánh-đế về KHỔ-TÂP ; chính là ÁI nầy đưa đến tái-sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ-lạc chỗ nầy, chỗ kia; tức là dục-ái, hữu-ái, phi-hữu-ái.
Ðây là thánh-đế về KHỔ-DIÊT ; chính là ly tham, tận-diệt, không còn dư-tàn khát-ái ấy, sự quẳng bỏ, từ bỏ, giải-thoát, không có chấp-trước.
Ðây là thánh-đế về Con Ðường đưa đến Khổ-diệt ; chính là con đường Thánh-đạo tám ngành; tức là Chánh-tri-kiến, Chánh-tư-duy, Chánh-ngữ, Chánh-nghiệp, Chánh-mạng, Chánh-tinh-tấn, Chánh-niệm, Chánh-định.
Vỏn-vẹn trong bốn câu, Ðức Phật đã nêu rõ bốn Chơn-lý Nhiệm-mầu:
(2) Tập-Ðế: nguyên-nhơn gây ra đau Khổ là sự Tham-ái ;
(3) Diệt-Ðế: tận-diệt Khổ là sự ly-tham, từ-bỏ các dục-lạc;
(4) Ðạo-Ðế: con đường Bát-chánh-đạo dẫn đến sự tận-diệt vĩnh-viễn mọi Khổ đau.
Thấu-hiểu được bốn Chơn-lý Nhiệm-mầu (Tứ Diệu-Ðế) nầy và quyết-tâm thi-hành, bước theo con đường Bát-Chánh-đạo, đó là đang đi theo đúng con đường giác-ngộ và giải-thoát của Ðức Phật.
Ðấy chẳng phải là lý-thuyết suông, mà là kinh-nghiệm sống của bực đã tự mình chứng-ngộ lấy, đã thực-hành, dấn bước và đã thâu-thập được kết-quả rõ-ràng và vững-chắc, rồi mới nói lại để chỉ-dạy cho người khác noi theo.
Xin được phép trở lại từng câu để tìm hiểu thêm.
Giáo-lý Bắc-tông đưa ra quan-niệm Bát Khổ có một điểm chẳng giống với Kinh Chuyển Pháp-Luân. Bát Khổ là: (1) sanh, (2) lão, (3) bệnh, (4) tử, (5)oán tăng hội, (6) ái biệt-ly, (7) cầu bất-đắc, (8) ngũ ấm xí-thịnh. Bảy món Khổ đầu kể ra được giống với lời Kinh Chuyển Pháp-Luân, đến món Khổ thứ tám thì khác hẳn. Khác như thế nào? Ngũ ấm xí-thịnh có nghiã là năm uẩn sáng-rực (= xí) và hùng mạnh (= thịnh). Thế nào là ngũ ấm xí-thịnh? Ngũ-ấm tức là thân-tâm, xí-thịnh là mạnh-mẽ, có đầy sanh-lực, được phát-triển sung-mãn. Nếu thân-tâm phát-triển đầy-đủ, điều-hoà thì sao lại Khổ được? Ðó là một nghi-vấn, gây thắc-mắc cho người Phật-tử. Nếu đi sâu vào sự phát-triển, nơi thân các cơ-quan chẳng giữ được thăng-bằng với nhau, cơ-quan nầy tăng-trưởng nhanh, cơ-quan khác chậm hơn, sự mất thăng-bằng trên cơ-thể có thể gây ra bịnh-hoạn, đó là Khổ. Nếu nơitâm, tình-cảm lấn-lướt lý-trí, con người trở nên vọng-động ; ngược lại, nếu lý-trí phát-triển nhiều mà tình-cảm bị đè-nén, con người trở nên khô-khan, sự thiếu thăng-bằng nầy cũng là một nỗi Khổ, nhưng chính người trong cuộc lại ít khi ý-thức được đó là Khổ.
Nếu ta đọc kỹ lời Phật dạy ở Chơn-lý thứ nhứt về Khổ trong Kinh Chuyển Pháp-Luân, ta nhận thấy đấy chẳng phải là một bản liệt-kê các nỗi Khổ trong kiếp nhơn-sanh, sắp thành tám món, mà đấy là câu trả lời cho câu hỏi: ai chịu Khổ đây? Khổ như thế nào? Khổ như thế nào, ta đã biết, sanh là Khổ, già là Khổ, v.v. Ai chịu các Khổ đó? Lời Kinh rất rõ nghiã: tóm lại, năm thủ-uẩn là Khổ.Sau khi kể các món Khổ riêng biệt, để tóm-tắt lại cho dễ thấy, dễ nhớ, Kinh nói, đấy là năm thủ-uẩn đang chịu các Khổ. Năm thủ-uẩn đó chính là nỗi Khổ lớn nhứt chẳng một ai tránh khỏi được, vì đã trót mang lấy thân-tâm năm uẩn trong cuộc sống nầy.
Nếu ta đọc kỹ lời Kinh Chuyển Pháp-Luân, Phật chẳng nói đến năm uẩn suông, mà nói là năm thủ-uẩn. Thủ-uẩn với uẩn khác nhau làm sao? Uẩn là kết-hợp lại; Thủ là giữ chặt. Ðã kết-hợp lại nhau, tất phải giữ chặt lấy nhau. Có lẽ vì thế mà nơi giáo-lý Bắc-tông mới bỏ chữ thủ, vì sự kết-chặt đã sẵn có trong chữ uẩn rồi.
Tôi thiển nghĩ, thủ-uẩn khác xa với uẩn, chẳng thể nào gạt chữ thủ ra mà chẳng đi xa với nghiã Kinh. Ðành rằng nghiã chữ uẩn là kết-hợp, nhưng có hai cách kết-hợp: (a) kết-hợp các yếu-tố bên trong mỗi uẩn chặt lại với nhau, và (b) đem chỗ kết-chặt bên trong của mình mà kết-chặt thêm với các uẩn khác. Chữ thủ-uẩn chính là làm hơn chữ uẩn ở chỗ đó, và do chỗ năm uẩn bám-víu vào nhau, ta mới thấy năm uẩn hay thân-tâm có được sự sống. Lời Kinh chính muốn trỏ vào sự sống của con người nơi thế-gian nầy , do sự bám-víu vào nhau của năm thủ-uẩn (= năm uẩn bám-víu vào nhau) mà con người phải chịu các món Khổ kể trong Chơn-lý thứ nhứt.
Chữ thủ trong chữ thủ-uẩn có nghiã là bám-víu, bấu-chặt. Chính nghiã nầy đưa đến Chơn-lý thứ hai và thứ ba sau đây.
Chơn-lý thứ hai là Khổ-Tập, chữ Tập ngoài nghiã thông-thường là tập-hợp, tích-luỹ, còn có nghiã tập-khí, thói-quen; nhưng ở đây chữ Tập lại mang một nghiã khác, đó là nguyên-nhơn, nguồn-gốc,làm phát-sanh ra.
Nơi thân-tâm năm uẩn, nguyên-nhơn phát-sanh ra Khổ đau là gì? Lời Kinh nói: Chính là ÁI nầy đưa đến tái-sanh, câu-hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ-lạc chỗ nầy, chỗ kia, tức là Dục-ái, Hữu-ái, Phi-hữu-ái. Nói cách khác, nguyên-nhơn làm cho Khổ phát-sanh nơi ta chính là Ái (= thương, thích), cùng nổi lên vớí sự thoả-thích và tham-lam, chạy theo các thú-vui tạm-bợ, rồi dẫn-dắt ta trôi lăn mãi trong vòng lẩn-quẩn tử-sanh, sanh-tử của Luân-hồi.
Vì tham-ái, con người chạy đi tìm các thú vui ở nơi nầy, nơi nọ, thoả-mãn các đòi hỏi của xác-thịt, của dục-vọng; đó là dục-ái. Ðến khi thân-tâm sắp tan-rả, nguyện-vọng còn chưa thoả-mãn hết, nên lại muốn tái-sanh, kéo dài thêm cuộc sống, đó là hữu-ái; (hữu đây là hiện-hữu, đời sống). Ngược lại, ngay trong cuộc sống hiện-tại đây, cho rằng chết là hết, cứ hưởng-thụ cuộc đời càng nhiều càng tốt. Thái-độ lầm-lẫn tưởng rằng chẳng có tái-sanh (phi-hữu) tạo nên nghiệp dẫn-dắt ta trôi lăn mãi trong cảnh khổ Luân-hồi. Ðó là phi-hữu-ái.
Tóm lại, tham-ái thể hiện ra ba hình-thức: dục-ái, hữu-ái và phi-hữu-ái. Với dục-ái, năm thủ-uẩn (=thân-tâm) bám-víu vào thân-kiến, chạy theo các dục-lạc ở đời. Với hữu-ái, năm thủ-uẩn vướng mắc vào thường-kiến, xem linh-hồn là bất-diệt. Với phi-hữu-ái năm thủ-uẩn kẹt dính vào đoạn-kiến, cho rằng chết là hết. Ðó là vai-trò bám-víu, bấu-chặt của chữ thủ trong năm thủ-uẩn, tạo nên nỗi Khổ triền-miên nơi cảnh Luân-hồi biết bao giờ mới chấm dứt.
Chơn-lý thứ ba là Khổ-diệt, sự tận-diệt vĩnh-viễn mọi Khổ, hằng sống tự-tại trong cảnh an-vui. Kinh Chuyển Pháp-Luân nói:
Nói cách khác, muốn tận-diệt nỗi Khổ triền-miên trong thân-phận của con người, phải biết lià-bỏ sựtham-ái, dứt-khoát diệt tận gốc mọi hình-thức khao-khát, mọi cử-chỉ lớn nhỏ cố bám-víu vào các thú-vui tạm-bợ; quẳng bỏ chúng, từ-bỏ chúng, để được hoàn-toàn giải-thoát khỏi mọi cố-chấp. Ý kinh đặc biệt nhấn mạnh đến sự tiêu-diệt tận-cùng mọi khát-ái. Quẳng bỏ, chưa đủ, vì còn có thể lượm lên lại sau nầy. Từ bỏ, cũng chưa xong, vì có thể quay lại, vì "ngựa quen đường cũ". Giải-thoát chẳng còn cố-chấp, bao giờ trong tâm chẳng còn khởi lên sự tham-ái, dù nhỏ-nhiệm đến đâu, bấy giờ mới thật sự là được giải-thoát.
Chơn-lý thứ ba KHỔ-DIÊT tuy nói đến sự tận-diệt Khổ đau nơi cuộc sống trong vòng Luân-Hồi, nhưng hàm chứa một cảnh an-lạc, tự-tại, vĩnh-hằng, vắng bóng sự Khổ-đau, đó là cảnh-giới Niết-Bàn. Người diệt-tận tham-ái, thân-tâm an-ổn, thanh-tịnh, sống trong cảnh-giới Hữu-dư Niết-Bàn.Ðến khi rủ bỏ xác-thân, năm thủ-uẩn rời nhau, lià cảnh đời ô-trọc ở cõi Ta-bà, bước vào cảnh-giớiVô-dư Niết-Bàn. Vì đây chẳng phải là lúc xét đến cảnh-giới xuất-thế đó, nên xin gát qua vấn-đềNiết-Bàn; ở đây chỉ xin nhấn mạnh, người diệt được tham-ái tận gốc rễ, mọi Khổ đau chẳng còn nguyên-nhơn để phát-sanh lên nữa được, người ấy hoàn-toàn giải-thoát, dù ở đây, ở đó, hay ở Niết-Bàn đi chăng nữa.
Chơn-lý thứ ba Khổ-diệt cho thấy sự cắt-đứt tham-ái giải-toả được sự bấu-víu (= thủ ) của năm thủ-uẩn vào đời sống chạy theo các dục-lạc, rồi đưa đến hạnh-phước bền-vững nhứt, cao-qúi nhứt: sự vắng bóng của mọi Khổ-đau trong cuộc sống. Làm sao cắt đứt tận gốc sự tham-ái, nguyên-nhơn gây đau-khổ, Chơn-lý thứ tư chỉ dạy con đường đi đến sự tận-diệt Khổ-đau đó.
Chơn-lý thứ tư là con đường Thánh-đạo, đưa ta đến quả-vị Thánh, gọi là Bát Chánh-đạo. Bát là tám, Chánh là chơn-chánh, đứng-đắn, Ðạo là con đường. Bát-Chánh-Ðạo là con đường chơn-chánh, đưa ta đến nơi hạnh-phước hoàn-toàn, gồm có tám ngành: Chánh-tri-kiến, Chánh-tư-duy, Chánh-ngữ, Chánh-mạng, Chánh-nghiệp, Chánh-tinh-tấn, Chánh niệm và Chánh-định. Gọi làchánh-đạo, vì con đường đó giúp ta tránh được các tà-đạo thường dẫn đến các hiểm-nguy, gian-khổ. Tránh cách nào, chúng ta tìm hiểu sau, trước tưởng nên sắp xếp tám ngành lại cho dễ nhớ.
Dựa theo môn Tam vô-lậu-học: Giới, Ðịnh, Huệ, chúng ta sắp Bát-chánh-đạo thành ra:
2.- thuộc về Ðịnh-học: Chánh tinh-tấn, Chánh-niệm, Chánh-định;
3.- thuộc về Huệ-học: Chánh-tri-kiến, Chánh-tư-duy.
Gọi là Tam Vô-lậu-học, vì đó là ba môn học giúp ta thoát khỏi mọi lậu-hoặc. Lậu-hoặc là gì? Lậulà rỉ chảy, Hoặc là đìều mê-lầm, xấu-xa, gây nên tội-ác. Từ bên trong thân-tâm, những phiền-não (như tham, sân, si, mạn, nghi, v.v.) khởi sanh lên, bộc lộ ra ngoài bằng lời nói thô-ác, hay hành-động chẳng lành, cũng tựa như chất mủ-máu rỉ chảy ra, nên gọi là lậu-hoặc. Ba môn học vô-lậukhiến ta dứt trừ được các lậu-hoặc, phiền-não nhơ-bẩn, nhờ đó thoát được các điều Khổ do năm thủ-uẩn bấu-víu nhau để chạy theo các dục-lạc, gây nên Khổ trong đời sống của con người.
Giới là những giới-luật đặt ra thành một kỷ-luật để tu-hành, giúp cho hành-giả tránh được các tội-ác. Người tại-gia có ngũ-giới gồm có vỏn-vẹn 5 đìều: chẳng sát-sanh, chẳng trộm-cắp, chẳng tà-dâm, chẳng nối dối và chẳng uống rượu. Bực xuất-gia giữ rất nhiều giới, sa-di có mười giới; tỳ-kheo có hai trăm năm mươi giới, tỳ-kheo-ni có ba trăm bốn mươi tám giới.
Nhờ giữ Giới thanh-tịnh mà thu-thúc được các giác-quan trên thân, khiến cho tâm dễ được an-định, khi hành Thiền. Ðó là Ðịnh. Nhờ hành Thiền mà tâm đắc được Ðịnh, khiến cho Trí-huệ chẳng còn bị che-mờ mới chiếu sáng lên, đó là Huệ.
Ba môn vô-lậu-học Giới-Ðịnh-Huệ hỗ-trợ cho nhau giúp cho hành-giả vui sống theo con đườngBát-Chánh-Ðạo để được giác-ngộ và giải-thoát. Mọi Khổ đau chấm dứt từ đây, đó là nghiã sâu của Chơn-lý thứ tư.
Bây giờ, xin đi sâu vào chi-tiết của mỗi ngành trong Bát-Chánh-Ðạo. Theo môn Tam vô-lậu-học,trước là Giới, ta hãy xét qua về Chánh-ngữ.
Chánh-ngữ: lời nói chơn-chánh, đứng-đắn. Ðó là con đường đưa đến Chơn-lý, giúp ta giữ-gìn, tôn-trọng Chơn-lý. Lời nói chơn-chánh, đứng-đắn là sao? Ðó là:
b.- chẳng hề nói lời thô-ác, lời mắng-mỏ, lời chửi rủa, lời hăm-dọa, đều dẹp qua một bên; trái lại dùng lời nhẹ-nhàng, êm-tai khiến người nghe được dễ chịu;
c.- chẳng hề nói lời đâm-thọc như gặp người nầy nói vầy, gặp người kia nói khác, gây ra sự thù-hằn, chống-đối nhau; trái lại dùng lời hoà-giải, tạo nên tình thân-mật;
d.- chẳng hề nói lời vô-nghiã, ngồi lê đôi mách, kháo chuyện hàng-xóm cho vui; trái lại nói lời có ý-nghiã đúng theo Chánh-pháp.
Kinh Pháp-Cú dạy:
Người nghe mắng lại cũng bằng lời thô.
Giọng phẫn-nộ xí-xô gây đau-khổ,
Lời qua tiếng lại, trở lại hại mình. (Kệ số 133.)
Chánh-mạng là lối mưu-sanh nuôi mạng sống một cách chơn-chánh đứng-đắn. Nói cách khác,chánh-mạng là sự chọn-lựa đứng-đắn một nghề-nghiệp để nuôi sống mạng mình và gia-đình mình. Có năm hạng nghề chẳng chơn-chánh mà người tại-gia cần tránh xa: (1) nghề đồ-tể, giết thịt đem bán; (2) nghề săn-bắn, bắt giết thú rừng; (3) nghề chài lưới, giết hại sanh-mạng loài thủy-tộc; (4)nghề chế-tạo và buôn-bán võ-khí và (5) nghề buôn bán rượu và các chất say.
Người xuất-gia, theo giới khất-sĩ, chẳng được có nghề riêng để sanh sống, mà phải hạ mình xuống chịu sống nhờ vào của tín-thí của dân-chúng. Ðó là vì thượng cầu Phật-đạo, hạ hoá chúng-sanh,để hết thời-giờ chuyên tâm học Ðạo và dạy Ðạo.
Có nghề-nghiệp là để nuôi mạng sống, chẳng phải nhờ nghề-nghiệp mà tạo nên sự tích-trữ của-cải, chạy theo giàu-sang, danh-vọng. Người giữ đúng chánh-mạng phải biết vừa đủ, đó là hạnh tri-túc.Hạnh nầy, nơi bực xuất-gia, thể-hiện ra bằng: ba y một bát, giúp người tu-hành chỉ cần ba bộ quần-áo mặc đủ ấm, chỉ cần một bát để xin cơm nuôi sống qua ngày, dành trọn thời-giờ trong việc học Ðạo và dạy Ðạo.
Chữ Nghiệp ở đây chẳng hề có nghiã là nghề-nghiệp, xin đừng lầm-lẫn với Chánh mạng. Nghiệptheo nghiã gốc là hành-nghiệp, những hành-động tạo nên Nghiệp dẫn-dắt chúng-sanh trôi-lăn mãi trong vòng sanh-tử, tử-sanh của Luân-hồi.
Hành-động của ta thể-hiện ra dưới ba hình-thức: (1) cử-chỉ trên thân, tạo nên thân-nghiệp; (2) lời nói nơi cửa miệng, tạo nên khẩu-nghiệp; (3) ý-tưởng nơi tâm, tạo nên ý-nghiệp. Trong ba nghiệp, thân, khẩu, ý, ý-nghiệp là quan-trọng nhứt, ý dẫn đầu, ý tạo cõi lòng, thúc-đẩy thân-tâm đi đến các hành-vi thiện hay bất-thiện, làm nguyên-nhơn tạo nghiệp mà hậu-quả là phải tái-sanh mãi chẳng biết bao giờ ra khỏi cảnh Luân-hồi.
Chánh-nghiệp là hành-động chơn-chánh và đứng-đắn. Chơn-chánh và đứng-đắn cách nào? Kinh Thập Thiện Nghiệp-đạo đưa ra mười điều lành, phân ra thân tam, khẩu tứ, ý tam, nghiã là thân có ba điều, miệng có bốn đìều và ý có ba đìều:
(b) về miệng: (1) chẳng nói dối, (2) chẳng nói lời thô-ác, (3) chẳng nói đâm-thọc, (4) chẳng nói lời vô-nghiã; đây là chánh-ngữ, vừa xét qua;
(c) về ý: (1) dẹp tham ; (2) bỏ sân, (3) tránh tà-kiến; ba món độc-hại nầy tránh được là nhờ vào năm ngành khác trong Bát-Chánh-đạo, thuộc về Ðịnh-học và Huệ-học, sẽ xét sau.
Giữ ba nghiệp được thanh-tịnh, nghiệp-lực chẳng còn, từ hắc-nghiệp chuyển sang bạch-nghiệp.Nhờ Chánh-nghiệp mà ta xả-bỏ được hắc-nghiệp, đó là con đường tránh khỏi nguyên-nhơn gây ra cảnh Khổ phải chịu sanh-tử trầm-luân trong Luân-hồi.
Tinh-tấn là sự tiến-bộ theo con đường lành. Chánh tinh-tấn là sự nỗ-lực chơn-chánh và đứng-đắn trên con đường tu-hành để sớm đạt được giác-ngộ và giải-thoát. Có sự nỗ-lực chơn-chánh cũng như có những nỗ-lực chẳng chơn-chánh, như người theo đưổi việc tà-ác.
Chánh tinh-tấn thường được nói lên dưới hình-thức tứ chánh-cần, bốn đìều siêng-năng chẳng hề thoái-sụt. Ðó là:
(2) điều lành đã phát-sanh, cố-gắng làm tăng-trưởng, đây là nỗ-lực kiên-trì trong con đường lành, khiến cho thiện-nghiệp ngày càng gia-tăng ;
(3) điều ác chưa phát-sanh, cố-gắng chẳng cho sanh-khởi lên, đây là nỗ-lực tiêu-cực, nhưng cần sức kiên-trì nhiều, tránh mọi sự cám-dỗ của các điều ác, khiến cho ác-nghiệpchẳng sanh thêm ra được;
(4) điều ác đã phát-sanh, cố-gắng chấm-dứt , đây là nỗ-lực tích-cực, chận sự lôi-cuốn củaác-nghiệp bằng cách tạo nên các duyên lành và thành-tâm sám-hối các tội-lỗi đã lỡ phạm.
Trong Chánh tinh-tấn, sự phân-biệt giữa điều lành và việc dữ rất là quan-trọng. Nói chung chung,điều lành là đìều có lợi cho người khác và cũng có lợi cho mình về đường tu. Ðiều ác thì ngược lại. Nhờ có Chánh tri-kiến và Chánh tư-duy, sự phân-biệt giữa chánh và tà được dễ-dàng hơn; ta sẽ xét đến sau.
Người tu-hành tinh-tấn cẩn-thận ngay trong những hành-động nhỏ-nhặt. Ðừng bỏ qua điều lành nhỏ, mà tưởng rằng nó chẳng có ích-lợi chi. Ðừng khinh-thường các điều ác nhỏ, tự-nhũ rằng nó chẳng hại chi. Kinh Pháp-Cú dạy:
"Nó chẳng đến gần", có hại chi!
Nước rơi từng giọt li-ti,
Bình kia hứng chứa, mấy khi cũng đầy.
Người ngu mà đắm say trong ác-đạo,
Cũng vì ác tạo mỗi ngày một thêm. (Kệ số 121.)
Ðừng xem nhẹ bỏ qua điều thiện nhỏ,
"Nó chẳng đến gần", nào có lợi chi!
Nước rơi từng giọi li-ti,
Bình kia hứng chứa, mấy khi cũng đầy.
Người hiền-trí vui say trong thiện-đạo,
Nhờ phước lành chất-chứa dài lâu. (Kệ số 122.)
Bằng vào Chánh tinh-tấn, ta xả-bỏ được ác-nghiệp, đồng thời nơi tâm tránh xa được sự phóng-dật, lười-biếng, giải-đãi và nhứt là các sự cám-dỗ của tham và sân.
Chánh-niệm quan-trọng nhứt trong Bát Chánh Ðạo, vì chỉ khi có chánh-niệm thì việc thi-hành các"ngành" khác mới đứng-đắn và chơn-chánh được.
Niệm là gì? Niệm là một ý-nghĩ xảy ra trong tâm, hoặc rõ-ràng nơi ý-thức, hoặc lờ-mờ nơi tiềm-thức. Niệm khởi-phát rất nhanh, biến-chuyển duyên theo cảnh-vật bên ngoài, hoặc theo ý-tưởng bên trong, niệm nầy kế-tiếp niệm kia chẳng dứt, khiến ta tưởng như trong tâm đang có một dòng tư-tưởng cứ trôi chảy mãi (điều nầy chẳng đúng với Sự-Thật, vì người biết làm chủ tâm mình vẫn có thể chấm-dứt một niệm, chận đứng một niệm khác chẳng sanh ra được và giữ tâm được yên-lặng). Niệm, khi nhớ lại việc cũ, được gọi là ức-niệm, hồi-niệm, kỷ-niệm hay tưởng-niệm. Khiniệm hướng về việc dự-định trong tương-lai, chưa xảy ra, được gọi là vọng-niệm hay vọng-tưởng(vọng = trông-mong). Niệm mang ý-định quấy xấu được gọi là tà-niệm. Trái với tà-niệm làChánh-niệm, một niệm chơn-chánh, đứng-đắn, chẳng hề có chút gì xấu-ác nào làm nhơ-bẩn đến.
Ðứng về phương-diện luân-lý, ta thường phân-biệt ác-niệm với thiện-niệm: ác-niệm có ý-định hại người khác, còn thiện-niệm có ý-muốn giúp-đỡ người. Nhưng đứng về mặt tu-tâm, khiến cho tâm được trong-sạch và lắng-yên, ta cần phân-biệt vọng-niệm với chánh-niệm: thân đang làm một việc gì mà tâm nghĩ đến việc khác, đó là tâm đang có vọng-niệm ; khi ý bên trong theo thật sát với việc hiện đang làm, đang xảy ra bên ngoài, đó là có chánh-niệm. Như thế, điểm khác-biệt quan-trọng giữa chánh-niệm và vọng-niệm là tâm đang chú-ý đúng vào công-việc đang làm, hay đang xảy ra. Nhờ sức chú-ý, chánh-niệm thường hiện-diện trong tâm, khiến cho các vọng-niệm chẳng còn có dịp nẩy-sanh được, do đó tâm trở nên lắng-yên và trong-sạch hơn, vì khỏi bị các ý-nghĩ vẩn-vơ đến khuấy rối.
Chánh-niệm đóng vai-trò quan-trọng trong Bát Chánh Ðạo, chính là do sức chiếu sáng của sự chú-ý rọi vào bảy "ngành" khác. Khi suy-nghĩ, biết mình đang suy-nghĩ đứng-đắn (Chánh tư-duy); khi nói-năng mà biết mình đang nói-năng đàng-hoàng (Chánh ngữ), khi hành-động mà biết mình đangtận-tâm với chức-vụ (Chánh-mạng), đó là nhờ sức chú-ý của chánh-niệm theo sát sự suy-nghĩ, lời nói-năng cùng các hành-động, giữ sao cho thân, miệng, ý bất cứ lúc nào cũng được chơn-chánh.Chánh-kiến, Chánh tư-duy, Chánh tinh-tấn..., có thể có lúc chẳng xảy ra trong một ngày, nhưngChánh-niệm thì phải luôn luôn có mặt trong tâm, từ lúc mở mắt bước xuống giường cho đến lúc tắt đèn đi ngủ, chẳng được có lúc sơ-hở ; nếu có, thì gọi lúc ấy là lúc thất-niệm, tức là lúc mà tâm được thả lỏng buông lơi, chẳng canh chừng, để cho bọn vọng-niệm thừa cơ nổi lên khuấy phá tơi-bời, lôi kéo tâm rời xa con đuờng Bát Chánh Ðạo.
Làm sao hằng giữ Chánh-niệm mãi trong tâm? Ðây là điều rất khó, vì phải tập cho tâm biết quán-chiếu lấy tâm: tâm phải thường-xuyên hướng vào bên trong ; mọi biến-chuyển bên trong tâm phải được chính tâm biết rõ. Rồi theo với thời-gian và sự bền-chí, tâm sẽ trở nên thuần-thục, tự mình kiểm-soát lấy mình, giữ sao cho đúng mức chơn-chánh.
Chánh-Ðịnh là tình-trạng tâm đang lắng-đọng, soi rọi vào một đề-mục duy-nhứt đang được quán-chiếu.
Chánh-định khác với tà-định: tà-định là tình-trạng tâm đang chú-ý sâu-xa về một vấn-đề chẳng đúng theo Chánh-pháp, thí-dụ như đang nghĩ về việc ám-hại kẻ thù chẳng hạn.
Thông thường tâm-ý con người luôn luôn "trôi chảy", niệm
nầy chưa dứt đà kéo một niệm khác theo sau, cứ thế mà dắt dây nhau, khởi lên rồi biến đi, diệt mất rồi khởi lại liên-miên. Kinh sách gọi đó là "tâm viên ý mã":
Ý như bầy ngựa chạy nhanh chẳng ngừng."
Tình-trạng tâm viên ý mã đó được mô-tả như là một cảnh lẩn-quẩn của tâm-ý, mà danh-từ chuyên-môn trong Phật-học gọi là biến-dịch sanh tử: mỗi niệm sanh lên rồi diệt đi, kế đến một niệm nối theo, tiếp-tục triền-miên, chẳng dứt. Biến-dịch sanh-tử xảy ra bên trong tâm, người thường chẳng để-ý, coi đó như là tự-nhiên, nhưng Kinh-sách lại xem sự sanh-tử của các niệm rất là quan-trọng, vì chính sự biến-dịch sanh-tử nầy là nguồn-gốc của việc sanh-tử Luân-hồi khiến cho chúng-sanh cứ phải chịu trôi lăn trong vòng lẩn-quẩn của sống-chết-sống-chết mãi mãi. Như đã xét qua, sanh là khổ, chết là khổ, sự sống và cuộc tái-sanh của mạng sống, được gọi là phần-đoạn sanh-tử, vốn donghiệp-lực dẫn-dắt, mà nghiệp-lực nầy lại bắt nguồn từ nơi ý-niệm chuyển-biến trong tâm: hành-động cố-ý bên ngoài tạo ra nghiệp-lực, chính là do ý-định đã khởi trước trong tâm. Do vậy, muốn dứt phần-đoạn sanh-tử (tức là muốn chấm-dứt cảnh Luân-hồi) thì trước phải biết cách chận ngăn sự biến-dịch sanh-tử bên trong tâm, làm làm sao cho niệm niệm đừng liên-tục nối tiếp nhau nữa.Ðịnh chính là tình-trạng dừng hẳn mọi niệm chẳng cho khởi lên liên-miên mà trở thành tâm tán-loạn.
Dừng niệm bằng cách nào?
(2) dùng chánh-niệm chiếu vào niệm đó cho đến lúc tự nó lui đi hay biến mất;
(3) giữ sao sự canh chừng tâm bằng chánh-niệm lúc nào cũng sáng-tỏ và bền-bỉ, chẳng hề buông-lơi giây phút nào.
Ba việc nầy cùng làm một cách nhẹ-nhàng, kỹ-lưỡng thì trong tâm, khoảng cách giữa hai vọng-niệm kéo dài lâu thêm ra: đó là bước khởi đầu tình-trạng định của tâm. Xét đến đây, ta thấy rõ, trong tình-trạng định, tâm vẫn còn có một ý-niệm, nhưng chỉ một ý-niệm thôi, đó là chánh-niệm đang sáng-tỏ, lặng-lẽ canh giữ tâm luôn.
Như thế, nếu nói nhập định là giữ tâm chẳng cho khởi lên bất cứ một niệm nào, là phải làm sao chotâm thật rỗng-tuếch, gọi đó là không-tâm, là vô-tâm, thì theo ngu-ý của tôi, còn chưa hẳn là tình-trạng định đứng-đắn, chơn-chánh, tức là chưa hẳn là Chánh-Ðịnh được Ðức Phật dạy trong Bát-Chánh-Ðạo. Tại sao tôi đã ngu mà dám bảo thế? Vì khi ai giữ tâm "trống-dọc" như thế, thì người đó đang ở trong tình-trạng nửa tỉnh nửa mê: nửa tỉnh vì tấm thân người ấy còn ngồi đó chưa ngủ hẳn;nửa mê vì tâm-ý người ấy đi vắng, tâm trống-dọc làm sao biết được gì mà chẳng mê? Trái với sự hiểu-lầm nầy, tình-trạng chánh-định xảy ra trong tâm ta, khi tâm dừng yên lại, được chánh-niệm chiếu-soi thấy chẳng có vọng-niệm nào đang khuấy-rối sự lặng-lẽ của tâm; vào lúc nầy, tâmlặng-lẽ có chánh-niệm soi-sáng, chớ chẳng phải trống-dọc, ù-lì của cảnh "vô-tâm", "không-tâm", nửa tỉnh nửa mê như vừa nói.
Có nhận ra được sự liên-hệ hỗ-tương giữa chánh-niệm và chánh-định thì mới hiểu được lời dạy qúi-báu của Ðức Phật trong Bát Chánh Ðạo: phải có chánh-niệm trước rồi mới đến tình-trạngchánh-định sau, và trong chánh-định vẫn còn có sự hiện-diện luôn luôn vừa sáng-tỏ, vừa lặng-lẽ của chánh-niệm.
Nhờ chánh-niệm chiếu tan được các vọng-niệm khiến cho cơ-hội tạo nghiệp-lực chẳng còn nữa, nên mới chấm-dứt được cuộc tái-sanh trôi-lăn trong vòng lẩn-quẩn của Luân-hồi, đấy mới thật làcon đường xả-ly để thoát mọi Khổ.
Chánh là chơn-chánh, đứng-đắn; trái với tà là xiêng-xéo, cong-vẹo. Tri là biết. Chữ Kiến có hai nghiã: (a)Kiến, động-từ, có nghiã là thấy; do đó chánh-kiến là thấy đúng, chính-xác, chẳng thiên-vị, chẳng bị che-mờ, chẳng nhìn vật nầy ra vật khác; (b) Kiến, danh-từ, dùng trong chữ ý-kiến, tri-kiến(= sự hiểu-biết). Cả hai nghiã đều áp-dụng cho chữ Chánh-tri-kiến ở đây: vì có thấy đúng nên mới có ý-kiến đúng, và nhờ đó mà tri-kiến hay sự hiểu-biết của mình mới đúng.
Giáo-lý Nam-tông cho rằng sự thông-hiểu rõ-rệt Tứ Diệu-Ðế (= Bốn Chơn-lý Nhiệm-mầu), chính làChánh tri-kiến. Người đã thông-đạt bốn Chơn-lý nầy, thấu-hiểu rõ ràng về thân-phận con người donăm thủ-uẩn kết-hợp nhau, bấu-víu vào các dục-lạc, biết rõ đúng như Sự-thật, đấy là tránh được các tà-kiến.
Tà-kiến, ngược lại với Chánh-kiến, khiến cho con người đi theo con đường bất-chánh.
Ta hãy nghe lời Kinh Pháp-Cú dạy:
Ðiều đúng đây, bảo cũng là sai.
Họ xa Chơn-lý dài dài,
Bởi đem tà-kiến mà cài vào tâm. (Kệ số 011.)Họ xem đúng, đấy là chỗ đúng,
Ðiều nầy sai, bảo cũng là sai.
Họ gần Chơn-lý tuyệt-vời,
Bởi theo Chánh-kiến sáng ngời trong tâm. (Kệ số 012.)
Tà-kiến có rất nhiều, chỉ cần nêu lên ba tà-kiến quan-trọng, có liên quan rất chặt-chẽ với thân-phận khổ-đau của con người.
(1) Thân-kiến, chấp tấm thân năm uẩn làm Ngã, làm Ta. Người vướng vào Thân-kiến chẳng bao giờ nhận ra được rằng, thân nầy nhờ tứ-đại (= đất, nước, gió, lửa) do nhơn-duyên mà kết-hợp thành, một khi nhơn-duyên hết, thân rỗng-rang nầy sẽ tan-rả, chẳng tồn-tại mãi được; còn tâm nầy, vốn vắng-lặng, chỉ là nơi bốn uẩn: thọ, tưởng, hành, thức lần-lượt hiện theo nhơn-duyên, rồi vì thiếu nhơn-duyên mà lặn mất, tâm vắng-lặng đó vốn có cũng như chẳng có; thân-tâm ấy đã chẳng thường còn, thì cái NGÃ, cái TA giả-tạo kia cũng chỉ là ảo-ảnh mà thôi.
Vì quan-niệm sai lầm về thân-tâm, nên người vướng tà-kiến thân-kiến, cố lo bồi-bổ cho thân-tâm được sung-sướng, chạy theo các thú-vui dục-lạc tam-bợ, đó là DUC-ÁI được nói ở Chơn-lý thứhai. Gở bỏ được tà-kiến là Thân-kiến nầy, ta tránh xa các dục-vọng thấp-kém cho thân, tức là biết xả-ly được dục-ái.
(2) Thường-kiến, chấp lấy tâm làm linh-hồn trường-cửu, bất-diệt, xem cái Ngã, cái Ta chính làlinh-hồn thường còn mãi. Ðây là quan-niệm sai-lầm chấp lấy phần tâm-linh làm trọng, tin-tưởnglinh-hồn bất-diệt khi rời bỏ thân-xác nầy để đến một cảnh-giới nào khác. Quan-niệm nầy sai-lầm vì chẳng biết tâm chỉ là nơi kết-hợp của bốn uẩn: thọ, tưởng, hành, thức, vốn chẳng thường-hằng, cũng do nhơn-duyên mà hợp lại trong một thời-gian rồi rời nhau ra, tâm trở lại rỗng-rang, vắng-lặng. Vì tin-tưởng ở sự hằng-còn của phần tâm-linh, nên thái-độ của người mang thường-kiến nầy trong lúc sống là ta cứ nên hưởng-thụ, cần chi tu-hành, làm lành lánh dữ chi cho khổ tấm thân, linh-hồn bất-diệt rồi sẽ về bên nước Chúa hay sẽ đầu-thai vào một tấm thân khác ở cõi đời nầy.
Thường-kiến đã khiến con người chạy theo các dục-lạc tạm-bợ, chỉ biết tìm thú-vui trong cuộc sống nầy, tin rằng cuộc sống mới sẽ chờ ta sau khi mạng chung, đó là sự tham muốn được tái-sanh mãi, mà Kinh Chuyển Pháp-Luân gọi là Hữu-ái, hình-thức thứ hai của Ái-dục. Gạt bỏ được thường-kiến là xả-ly được hữu-ái vậy.
(3) Ðoạn-kiến, trái hẳn với thường-kiến; đoạn-kiến chấp lấy sự hư-vô: chết là hết! Với quan-niệm tuy có phần thực-tiễn nhưng lại sai-lầm nầy, người mang đoạn-kiến chỉ biết có đời sống hiện-tại, trước khi được sanh ra, sau khi chết đi, chẳng có gì ráo-trọi. Quan-niệm sai-lầm nầy vốn là mộttà-kiến đã chặt đứt (đoạn = chặt, cắt đứt) mạng-căn của chúng-sanh thành ra ba khúc để chỉ lấy một khúc là đời sống hiện-tại mà thôi. Còn hơn người có thường-kiến nữa, người mang đoạn-kiếnchủ-trương hãy hưởng-thụ ngay đời sống hôm nay mau mau đi, kẻo muộn vì chết là hết rồi, còn gì đâu! Ðoạn-kiến phủ-nhận luật Nhơn-quả, chống-đối thuyết Luân-hồi và chẳng chấp nhận đường-lối tu-hành nào cả, ngoài cái triết-lý hưởng-thụ cho cá-nhơn mình mà thôi.
Ðoạn-kiến vì chấp chặt vào cái hư-vô, chỉ biết cuộc sống hiện-tại, thúc đẩy con người bấu-víu vào các thú-vui thấp-kém và tạm-bợ, tạo nên nghiệp dữ khiến cho sau khi nhắm mắt, thần-thức phải đọa vào các nẻo ác của Luân-hồi, chịu mãi cảnh khổ-đau. Gở bỏ được tà-kiến về đoạn-kiến là tránh được phi-hữu-ái, lòng tham muốn bám víu vào các thú-vui hiện-tại, chẳng cần biết đến cảnh tái-sanh trong Luân-hồi đang bao vây mọi chúng-sanh.
Nhờ thông-hiểu Tứ-Diệu-đế, con người biết được các Chơn-lý Nhiệm-mầu cùng con đường giác-ngộ và giải-thoát, mà có được
Chánh-tri-kiến, do đó mà biết buông-bỏ các thú-vui nhỏ-nhặt, chẳng bền-vững, thế là thoát-ly được cả ba hình-thức của Tham-ái: dục-ái, hữu-ái và phi-hữu-ái. Cả ba hình-thức đều là vì tham, vì thương, vì thích, mà bám-víu vào các thú vui. Vì thân, mà bám-víu nên vướng vào thân-kiến nơidục-ái. Vì tin rằng có linh-hồn trường-tồn sẽ được tái-sanh được làm người nữa, nên mới vướng vào thường-kiến nơi hữu-ái. Vì tin rằng chẳng có đời nào khác hơn đời hiện-tại, nay cứ hưởng-thụ các thú-vui đang sống đây đi, nên vướng vào đoạn-kiến nơi phi-hữu-ái.
Chánh tư-duy là suy-nghĩ đứng-đắn. Nhờ có Chánh tri-kiến, là sự hiểu-biết đứng-đắn, mới có được sự suy-nghĩ chơn-chánh. Nơi tâm-thức con người, nằm tiềm-ẩn trong sâu, có nhiều tư-tưởng hay tình-cảm, đối-nghịch nhau, chỉ chờ dịp phát-sanh lên. Ðó là những ý-lực, sức mạnh của ý-tưởngnằm tiềm-tàng sâu bên trong tâm-thức, chỉ chờ dịp có đủ cơ-duyên là phát-sanh ra, thúc-đẩy con người đi đến nói-năng, hành-động mà tạo nên nghiệp lành, nghiệp dữ, khiến cho chúng-sanh phải trôi lăn mãi trong cảnh Khổ của Luân-hồi. Tu-tập sao cho sự suy-nghĩ bên trong hướng về con đường giác-ngộ và giải-thoát, đó là con đường phát-sanh Trí-Huệ, cái trí đưa chúng-sanh đến tậnbờ bên kia, tức là bờ giác, sau khi đã vượt qua được con sông mê-lầm của Vô-minh. Ðấy mới thật là mục-tiêu tu-tập chơn-chánh của người Phật-tử, xuất-gia cũng như tại-gia. Ðó cũng là kết-quả rực-rỡ của ba môn Vô-lậu-học: Giới, Ðịnh, Huệ, mà con đường Bát-Chánh-Ðạo tám ngành đưa đến sự giải-thoát hoàn-toàn và vĩnh-viễn mọi Khổ-đau.
Khi quan-sát sâu-xa về tâm-thức con người, ta nhận thấy nơi tâm-thức ẩn-tàng sẵn hai nguồn ý-lựcđối-chọi nhau, một thì hướng thượng, đưa con người vươn lên cõi thánh-thiện; một thì hướng về nẻo ác, kéo con người sa vào vũng bùn của vô-minh và tội-ác. Tư-duy có nghiã là suy-nghĩ, tức là giữa những ý-tưởng khởi-sanh lên trong tâm, biết chọn-lựa tư-tưởng nào thích-hợp cho hoàn-cảnh hiện-tại mà theo đó nói năng hay hành-động cho đứng-đắn. Chánh-tư-duy chính là vẹt bỏ các ý-lực xấu để phát-triển các ý-lực tốt, đưa con người ra khỏi ràng-buộc lên đến chỗ hoàn-toàn được giải-thoát. Nói cách khác, nơi người có chánh tư-duy , trí-huệ đang chiếu sáng lên, vẹt tan được các tà-kiến,để cho chánh-kiến được phát-huy, vững bước trên đường giác-ngộ và giải-thoát khỏi mọi Khổ-đau.
Nằm trong nguồn ý-lực bất-thiện, ta thấy có ba tà-hạnh, cần xa lánh: sự cố-chấp, sự sân-hận và sựbạo-ác. Ðể đối-trị lại các tà-hạnh đó, nơi nguồn ý-lực hướng-thiện, ta cũng thấy có ba đức-tánh làhạnh xả-ly, đức đại-từ và đức đại-bi.
(2) Ðức Ðại-từ mở rộng lòng thương đến mọi chúng-sanh, mang niềm vui đến cho mọi loài; trái ngược hẳn với sự sân-hận, ác-tâm hay hiềm-ghét;
(3) Ðức Ðại-bi là đức-tánh chẳng gây tổn-hại cho bất cứ chúng sanh nào, bỏ hẳn sự bạo-ác để nghe theo tiếng kêu đau-thương của mọi loài hầu cứu-giúp cho vượt qua được mọi khổ-nạn.
Tâm-lý thông-thường của con người, khi việc xảy ra vừa ý mình thì thích, thì vui và cố bám vào đó. Khi việc trái ý mình thì ghét, thì giận, cố tìm cách đẩy xa hoặc diệt bỏ đi. Sự bấu-víu vì thương-thích, sự xua-đuổi bỏ vì oán-ghét, cả hai đều bắt nguồn từ nơi thâm sâu bên trong là việc cố-chấp vào cái Ta, coi mình là trọng, xem người là khinh. Ðấy là nơi chứa chấp nguồn ý-lực xấu-ác, do quan-niệm sai-lầm có cái Ta, cái Ngã nơi mọi người, chẳng biết rằng mọi người đều đồng chung một thể-tánh rỗng-rang như nhau. Dẹp được cái Ngã, cái Ta, tức là biết cách xả-ly khỏi nguồn ý-lực xấu-ác đó mà vươn lên đến nguồn ý-lực thiện-lành.
Tóm lại, xả bỏ được các tà-kiến, dứt sạch được các tà-hạnh, đều bắt đầu bằng hạnh xả-ly khỏi cái Ngã cố-chấp và hẹp-hòi, để vươn lên đến chỗ giác-ngộ và giải-thoát. Con đường đưa ta đến đó chẳng phải con đường nào khác hơn là Bát-Chánh-đạo vậy.
Ta hãy lắng nghe bài Chứng đạo ca của Ðức Phật Thích-Ca, thốt lên khi Ngài vừa thành-đạo, được ghi trong Kinh Pháp-Cú:
Ta cố tìm nhưng rồi chửa gặp
Kẻ xây dựng lên ngôi nhà nầy,
Cứ mãi tái-sanh, khổ sở thay! (Kệ số 153.)
Ô kià! Anh thợ làm nhà!
Nay ta bắt gặp, khó mà xây thêm.
Cây đòn-tay bên thềm gẫy đổ,
Rui mè, kèo cột bỏ ngổn-ngang,
Ta nay chứng-đắc Niết-bàn,
Ái-tham, dục-vọng, hoàn-toàn tiêu-vong. (Kệ số 154.)
Hai bài Kệ nầy quan-trọng, các nhà văn trên thế-giới xem đấy như là một trong những bài thơ tuyệt-tác của nhơn-loại. Cả hai bài Kệ, đúng ra chỉ là một bài, bài Chứng-Ðạo-ca của Ðức Phật Thích-ca, nói lên sự cảm-xúc vô cùng vui sướng khi đã hoàn-toàn giác-ngộ và giải-thoát. Giác-ngộđược gì? Giác-ngộ được rằng thể-xác nầy gây đau khổ qua bao kiếp sống Luân-hồi, và do chínhnguyên-nhơn Ái-tham đã khiến ta phải mang lấy thể-xác đó. Giải-thoát được gì? Giải-thoát khỏi được mọi phiền-não từ bên trong thân nầy gây ra, vì kể từ đây chẳng còn tái-sanh để mang thân ấy nữa, vì đã chứng được cõi vô-sanh của Niết-bàn an-lạc.
Để tạm kết, hai bài Kinh-Kệ đầu-tiên của Ðức Phật Thích-ca, Kinh Chuyển Pháp-Luân và Kệ Chứng-đạo-ca, đã vạch rõ cho hậu-thế con đường thoát Khổ một cách vĩnh-viễn bằng Hạnh Xả-ly:
Chính nhờ từ-bỏ dục-lạc nhỏ
Mà ta tìm thấy phước-lạc to.
Thú-vui nhỏ-nhặt, người hiền bỏ,
Phước lớn Niết-bàn, cố tìm lo.
Mà ta tìm thấy phước-lạc to.
Thú-vui nhỏ-nhặt, người hiền bỏ,
Phước lớn Niết-bàn, cố tìm lo.
Thiện Nhựt kính ghi
Montreal, Canada
04, tháng 05, 2001.
Montreal, Canada
04, tháng 05, 2001.
-ooOoo-
TRÍCH: http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin194.htm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét