Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

AN CƯ KIẾT HẠ





Hằng năm, theo Luật tạng Pāli Phật giáo Nguyên Thủy Nam Tông Việt Nam thời gian an cư bắt đầu từ 16-6 đến 15-9 âm lịch. Còn khoảng hơn một tuần nữa là chính thức ngày đại lễ An cư Mùa mưa của Phật giáo Nam Tông bắt đầu. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài An cư Mùa mưa của Trưởng lão Tỳ khưu Thānissaro do Tỳ khưu Thiện Minh phiên dịch.

AN CƯ KIẾT HẠ
Trước thời Đức Phật khá lâu, tại Ấn Độ đã có một thói quen cho rằng các vị hành giả và các vị du hành khác đều lưu lại một nơi nhất định trong mùa mưa, nhằm tiện lợi cho cả hai bên – để cho các vị đó khỏi phải vượt qua những đoạn đường lầy lội – và cũng tiện lợi cho các nông dân, vì họ không muốn mùa màng của mình bị các vị hành giả dẫm đạp. Vào những năm đầu sứ mạng hoằng đạo của Đức Phật, Chư vị tỳ khưu đã bị chỉ trích nặng nề vì không tuân giữ thói quen này, chính vì thế, Đức Phật đã cho phép chư vị tỳ khưu được ngưng việc lại, không nên du hành trong ba tháng mùa mưa. Sau này, ngài áp đặt hình phạt đối với những ai không tuân thủ thói quen này.

Những giai đoạn An cư Mùa mưa. Bởi vì mùa mưa tại Đông Nam Á kéo dài xấp xỉ bốn tháng, chư vị tỳ khưu được phép chọn lựa giữa hai giai đoạn An cư Mùa mưa: giai đoạn đầu tiên, bắt đầu vào ngày tiếp theo sau rằm tháng bảy (Asalhi); và giai đoạn thứ hai bắt đầu vào ngày rằm tháng tiếp theo. Hiện nay, giai đoạn An cư Mùa mưa đầu tiên bắt đầu vào ngày rằm tháng bảy
Nhập An cư Mùa mưa.  Tập Chú giải yêu cầu rằng vị tỳ khưu đang dự tính trải qua mùa mưa tại một thiền viện khác nên bắt đầu tiến về đó một tháng trước khi mùa mưa bắt đầu để làm sao không gây phiền toái cho người chỉ định chỗ ăn ở và chư vị tỳ khưu khác ở đó. Còn đối với chư vị tỳ khưu dự định ở lại trong thiền viện là nơi họ đang an cư, họ phải trải qua một tháng trước khi mùa mưa bắt đầu để sửa soạn bất kỳ tòa nhà nào đã hư hỏng, xuống cấp để cho các vị đến An cư Mùa mưa trong đó sẽ học hỏi và tu luyện hành thiền được thoải mái. Người chỉ định nơi an cư nên chỉ định những chỗ ở cho mùa mưa vào buổi sáng ngày mùa mưa bắt đầu.

  Thất Hứa (Không Giữ Lời Hứa). Nếu vị tỳ khưu đã chấp nhận lời mời lưu lại tại một địa điểm nào đó vào mùa mưa nhưng rồi lại không hoàn thành lời hứa - hoặc do không lưu lại tại địa điểm đó hay “thất hứa (xin đọc dưới đây), vị đó sẽ phạm giới (dukkata) vì đã không giữ lời hứa. Tập Chú giải lưu ý rằng nếu vị đó đã thực hiện lời hứa ngay từ lúc đầu với ý định thất hứa như vậy, vị đó mắc lỗi phạm giới vì đã thất hứa và phạm phải tội pacittiya vì nói dối.

Việc Quyết Tâm. Chỉ có một thủ tục duy nhất được đề cập đến trong Luật tạng đối với việc bắt đầu nơi An cư Mùa mưa đó là ta sửa soạn nơi an cư của mình, kiếm nước uống và nước rửa mặt, và quét dọn sạch sẽ địa điểm đó.Tuy nhiên tập Chú giải yêu cầu chúng ta thực hiện một quyết tâm chính thức đó là: sau khi kính lễ bảo tháp, v.v… ta nên đọc phát nguyện một hay hai lần câu sau đây:

“Imasmim vihāre imam te-màsam upemi” - tôi đang nhập ba tháng mùa mưa tại nơi an cư này.

Khoảng Thời Gian An cư Mùa mưa. Một khi vị tỳ khưu đã nhập An cư Mùa mưa, vị đó không được tiếp tục du hành trong suốt ba tháng tiếp theo. Theo tập Chú giải, điều này có nghĩa là vị đó nên đón chào bình minh mỗi ngày trong suốt ba tháng đó nội trong vùng vị đó đã xác định làm nơi ở an cư. Nếu vị đó còn đón chào ngay cả bình minh bên ngoài vùng vị đó đã xác định, thời vị đó phá vỡ luật An cư Mùa mưa đó. Trong khi phá vỡ nơi An cư Mùa mưa như vậy, vị đó vừa dẫn đến phạm giới và còn trở thành không đủ tư cách để nhận những ân huệ đặc biệt mà vị đó được hưởng khi kết thúc An cư Mùa mưa.

Tuy nhiên, có hai ngoại trừ đối với khoản luật này: đó là tiếp tục một cách hợp pháp thực hiện công chuyện trong bảy ngày và phá vỡ nơi an cư do bởi những trở ngại hợp lý, điều này có nghĩa là ta có thể ra khỏi nơi an cư trong vòng sáu buổi sáng và phải trở về để đón chào bình minh thứ bảy ngay tại nơi An cư Mùa mưa.

Tính chất hợp pháp của công chuyện được xác định bằng bản chất của công việc, người cần đến sự trợ giúp của ta, và liệu người đó có nhắn ta đến hay không.

Nếu bất kỳ người nào trong số bảy hạng người sau đây yêu cầu ta trợ giúp đó là: vị tỳ khưu đồng nghiệp, vị tỳ khưu ni, người nữ tập sự giới, vị sa-di, vị sa-di ni, đạo hữu nam, đạo hữu nữ - ta có thể lên đường trợ giúp họ nếu được yêu cầu trợ giúp, nhưng ta không thể đi nếu không được yêu cầu, nếu công việc liên quan đến ước muốn lập công phước của một người nào đó, liên quan đến ước ao lắng nghe Phật Pháp, hay để gặp một người nào đó – là người đời hay người đã thọ giới - có thể muốn một vị tỳ khưu đến thăm vì những mục đích vừa nêu. Danh sách những công chuyện này chưa kết thúc, nhưng đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn đáng quan tâm về những cơ hội lập công phước vào thời đó như: thí chủ đang xắp xếp việc xây một căn nhà, hoặc sẽ dành cho Tăng chúng, dành cho một nhóm chư vị tỳ khưu, hay chỉ dành cho một vị tỳ khưu duy nhất; thí chủ đã xắp xếp việc xây dựng một căn nhà cho chính họ sử dụng. Những cơ hội khác, chỉ ghi lại trong trường hợp của một đạo hữu người đời, bao gồm những tình huống sau đây: khi có con trai hay con gái lập gia đình, khi vị đó bị ốm đau, vị đó nhớ thuộc lòng một bài thuyết pháp quan trọng và muốn truyền đạt lại để bài thuyết pháp đó không biến mất do vị đó qua đời (điều này thường dễ dàng xảy ra vào những ngày trước khi chuyển giao bản viết). Trong toàn bộ những tình huống này, tập Chú giải phụ cho rằng nếu ta ra đi và không được yêu cầu, thời ta đã phá vỡ An cư Mùa mưa và điều đó khiến ta phạm giới.

Có những trường hợp khác nữa ta cũng có thể lên đường, ngay cả trong tình huống không được yêu cầu – hơn thế nữa nếu ta được yêu cầu – nếu bất kỳ tình huống nào sau đây xảy đến liên quan đến vị tỳ khưu đồng nghiệp, liên quan đến vị tỳ khưu ni, đến vị nữ đang trong thời gian thử thách, đến vị sa-di nam giới, vị sa-di nữ giới, và ai đó ta dự định phải được trợ giúp.

Vị đó ngã bệnh,

Vị đó rơi vào tình huống bất mãn với cuộc sống giới đức,

Vị đó rơi vào tình huống lo âu về khả năng có thể phá giới,

Vị đó rơi vào tà kiến (ditthigata, thường thường là một ý kiến cố định liên quan đến một vấn đề không đáng phải được giải thích – xin đọc M.72).

Hơn thế nữa, trong tình huống của vị tỳ khưu hay tỳ khưu ni, ta phải lên đường ngay nếu vị đó mắc phải lỗi phạm Tăng tàn (sanghadisesa) và cần đến sự trợ giúp trong những bước tiếp theo dẫn đến cải huấn, và sắp sửa trở thành đối tượng phải bị Tăng chúng áp đặt kỷ luật hành chánh. Trong tình huống của một vị đang trong giai đoạn thử thách là nữ giới, ta có thể lên đường trợ giúp nếu như đương sự đã phá vỡ việc học giới và gián đoạn việc tu học. Trong trường hợp của vị sa-di hay vị đang trong giai đoạn thử thách là nữ giới, ta có thể lên đường trợ giúp vị đó muốn xác định tính chất thích hợp của họ để nhận thọ giới hay muốn được thọ giới. Trong tình huống một vị sa-di nữ giới ta có thể lên đường trợ giúp nếu vị này yêu cầu ta xác định tính chất thích hợp để nhận thọ giới hay muốn được thọ giới. Trong tình huống của một vị sa-di nữ giới, ta có thể lên đường trợ giúp nếu vị đó muốn ta xác định tính chất hợp pháp của vị đó để trở thành một người trong giai đoạn thử thách nữ giới hay để theo đuổi việc tu học của một người đang trải qua giai đoạn thử thách là nữ giới.

Nếu cha mẹ ta ngã bệnh, ta có thể lên đường ngay cả khi không được sai đi, nếu được yêu cầu thì khỏi cần nói, nếu bất kỳ người họ hàng nào khác của ta ngã bệnh nặng, hay nếu người nào đó sống nhờ vào chư vị tỳ khưu lâm bệnh nặng, ta có thể lên đường trợ giúp nếu được yêu cầu, bằng không thì thôi.

Trong tất cả những tình huống ta có nên lên đường trợ giúp nếu không được yêu cầu, Luật tạng miêu tả nhân vật trong cuộc sai đến một sứ giả với một lời mời dành cho chư vị tỳ khưu phải đến trợ giúp. Cho dù tập Chú giải lưu ý rằng lời mời không nhất thiết phải được phép lên đường. Ngay cả nếu như có sứ giả hay không được sai đến, thời ta vẫn có thể đi công chuyện trong vòng bảy ngày chúng ta lên đường với mục đích trợ giúp như vậy.

Cuối cùng, ta có thể lên đường làm công chuyện cho Tăng chúng. Ví dụ được ghi lại trong khoản Luật tạng như sau: một nơi an cư của Tăng chúng rơi vào tình trạng ọp ẹp hư nát và một đạo hữu người đời đã lấy đi tài sản từ nơi an cư đó và cất giấu an toàn trong rừng. Đạo hữu đó yêu cầu chư vị tỳ khưu hãy đến và nhận lại số tài sản đó để đem đến một nơi an toàn hơn, những ví dụ ghi lại trong tập Chú giải như sau:ta có thể lên đường trợ giúp công việc xây dựng một điện thờ, một sảnh, hay ngay cả một căn chòi cho một cá nhân vị tỳ khưu nào đó. Tuy nhiên, ví dụ vừa nêu vì là công việc cá nhân hơn là việc tập thể Tăng chúng – hình như nằm ngoài ý định của Luật tạng.

Rơi vào mục đích đi công chuyện trong vòng bảy ngày, tập Chú giải còn đưa ra một vài sự cho phép ngoại lệ được chấp nhận là không xuất phát từ Luật tạng. Trước An cư Mùa mưa nếu một nhóm chư vị tỳ khưu đã ấn định một ngày dành cho cuộc họp trong mùa mưa - bối cảnh của sự cho phép tập Chú giải gợi ý rằng cuộc họp phải là nghe bài nói chuyện về Phật Pháp – ta có thể coi như là công chuyện trong vòng bảy ngày, nhưng nếu như không phải là ý định ra đi của chúng ta chỉ đơn giản là để giặt giũ đồ đạc của mình. Tuy nhiên nếu đạo sư của ta sai ta đi vì bất cứ mục đích nào, (tập Chú giải phụ cho rằng) ta có thể coi như là đi công chuyện trong vòng bảy ngày. Nếu ta đến một thiền viện không xa mấy, có ý định quay trở về trong ngày, nhưng vì lý do nào đó ta không thể quay trở lại đúng giờ, ta có thể coi đó là công chuyện trong vòng bảy ngày. Ta không thể dùng sự cho phép bảy ngày này để tụng kinh hay hỏi han – có nghĩa là ghi nhớ thuộc lòng hay tìm hiểu ý nghĩa Phật pháp - tuy nhiên, nếu ta lên đường với mục tiêu thăm viếng đạo sư và quay trở về trong ngày, nhưng đạo sư lại yêu cầu ta ở lại thời ta cũng được phép ở lại. Ở đây, tập Chú giải phụ ghi thêm rằng ta có thể lưu lại lâu hơn bảy ngày mà không phạm giới, tuy nhiên việc An cư Mùa mưa của ta có thể bị phá vỡ và những cho phép này không có cơ sở trong Luật tạng, và nhiều Tăng chúng không công nhận tính hợp pháp của việc cho phép này.

Tập Chú giải lưu ý, bằng trích một đoạn trong Mv. III. 14.6, là chúng ta có thể lên đường đi công chuyện trong vòng bảy ngày vào ngày đầu tiên của mùa mưa, và hình như không có giới hạn số thời gian ta có thể ra đi làm công chuyện trong bảy ngày trong suốt ba tháng tiếp theo. Điều này mở ra khả năng ta có thể tham dự An cư Mùa mưa ở nhiều nơi hơn là chỉ một nơi. Thay phiên những giai đoạn ngắn khác nhau ở một nơi an cư này và rồi đến một nơi an cư khác. Chúng ta sẽ nói tới ý nghĩa khả năng này ngay dưới đây. Mv. III.14.7 chỉ rõ cho thấy nếu ta lên đường đi công chuyện mà còn ít hơn bảy ngày trước khi kết thúc An cư Mùa mưa thì ta không nhất thiết phải quay trở về.

Chẳng có bản văn nào cho thấy việc ngoại lệ trong trường hợp vị tỳ khưu lên đường đi công chuyện một cách hợp pháp trong bảy ngày và dự định quay trở lại đúng thời, lại kết thúc bằng cách ở lại bên ngoài hơn bảy ngày. Hoặc là do quên hay do những tình huống vượt quá tầm kiểm soát của vị đó. Nói cách khác, dẫu vị đó cố ý hay không, nếu vị đó ở ngoài quá giới hạn bảy ngày, vị đó phá vỡ bổn phận An cư Mùa mưa của mình và dẫn đến phạm giới.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét