Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

GÓP NHẶT - THIỀN SƯ TEJANIYA (PHẦN 1)




1.  Khi tâm hiểu được lợi ích của việc thực hành, nó sẽ tìm được thời gian và cách thức thích hợp để áp dụng những điều đã học được.

2.  Nếu thấy được rõ ràng sự khác biệt to lớn phẩm chất tâm khi có chánh niệm và khi không có chánh niệm, bạn tự động muốn duy trì chánh niệm ngày càng nhiều hơn.

3.  Hãy ghi nhớ mục đích của thiền minh sát không phải là để giải thoát bạn khỏi những gì đang xảy ra mà để giúp bạn hiểu được cái đang xảy ra.

4.  Khi xử lý cảm xúc bạn có thể tự hỏi mình bốn câu hỏi:

5.  Khi có cảm xúc này, nó làm cho thân và tâm tôi tốt lên hay xấu đi?  Nó làm cho tôi thoái mái hay khó chịu?

6.  “Cảm xúc này ra làm sao, nó tiến triển thế nào?”

7.  “Tại sao tôi có cảm xúc này?”

8.  “Liệu cảm xúc này có cần thiết hay không?”.

9.   Ngoài ra còn có thể hỏi:
10. “Ai đang nổi cáu vậy?” hay là “Cơn sân này là cái gì?”

            11. Những câu hỏi như vậy sẽ làm cho tâm trở nên thích thú, tỉnh thức. Nhưng đừng đặt ra                quá nhiều câu hỏi, nó sẽ làm bạn rối trí, thường mỗi lần một câu hỏi là đủ rồi.

12. Hãy học cách duy trì chánh niệm và định (tức là sự ổn định của tâm) trong cuộc sống thường ngày.

13. Cái gì làm cho tâm trạo động? Tại sao bạn lại đánh mất chánh niệm? Tại sao tâm trở nên háo hức? Có cần thiết phải vội vã không? Tìm hiểu khám phá theo cách này sẽ giúp bạn sử lý thành thạo hơn các tình huống khó khăn và ngăn ngừa được các bất thiện tâm khởi sinh.

14. Trong suốt cả ngày cho dù có ở công sở hay không, hãy tạo thói quen kiểm tra loại cảm xúc phản ứng nào có mặt trong tâm mình khi tiếp xúc với mọi người.

15. Mỗi khi thích hay không thích khởi sinh tâm sẽ không chỉ đơn thuân ghi nhận mà nó cần tự hỏi tại sao thích hoặc không thích khởi sinh. Nó sẽ nhận thấy rằng tự bản thân đối tượng không phải là xấu hay đẹp, tích cực hay tiêu cực mà do sự đánh giá hay định kiến tạo ra đối tượng như vậy.

16. Khi phát hiện thấy có sự đánh giá, bạn cần phải tìm hiểu xem: việc đánh giá này dựa trên trí tuệ hay tâm si. Nếu do tâm si, tâm sẽ phản ứng cùng với tham hoặc sân. Nếu do trí tuệ, tâm sẽ quan sát đối tượng như nó đang hiện có và sẽ không có phản ứng, không có việc thích hay không thích.

 17.  Trong việc quan sát, chánh tư duy hay thái độ chân chánh cần phải đi đầu.

 18.  Nếu quan sát kỹ và truy về nguồn gốc của hành động hay tâm bất thiện bạn sẽ thấy nó xuất phát từ một trong những thói quen bất thiện ở mức độ vi tế, đó là thói quen mà bạn đã có trước đây.

 19.  Khi trí tuệ tăng trưởng bạn sẽ càng nhận thấy rằng ngay cả ước muốn nhìn dù là vô hại nhất thì cũng là bất thiện và nó ngăn không cho bạn thấy được sự thật.

 20.  Tự hỏi xem tại sao bạn lại thích một số loại thức ăn nhất định nào đó, hãy tìm ra lý do thích đáng để trả lời cho việc tại sao bạn cần ăn những thứ đó.

 21.  Một kỳ vọng cho dù là vi tế nhất cũng làm bóp méo bức tranh.

 22.  Bạn cần phải học hỏi từ việc mình đang làm, không chỉ ngồi đó và mong chờ kết quả.

 23.  Hãy duy trì việc quan sát tiến trình, khi bị mất hoặc khi thiết lập được chánh niệm và học hỏi từ đó.

 24.  Đối tượng quan sát có thể rất đơn giản và trực tiếp, nhưng tuệ giác có được từ sự quan sát đó thì có thể rất sâu.

 25.  Phiền não sẽ không còn lối vào nếu bạn nhường quyền ưu tiên cho trí tuệ.

 26.  Phiền não là những ảo thuật gia tài ba nếu bạn không ghi nhận sự có mặt của chúng.

 27.  Kinh nghiệm của bạn thì luôn thay đổi, chánh kiến và tà kiến luôn đến rồi đi, bạn cần duy trì việc tìm hiểu khám phá kinh nghiệm trong từng khoảnh khắc.

 28.  Khi nuôi dưỡng phát triển các thiện tâm thì tự động các bất thiện tâm sẽ bị thay thế.

 29.  Chừng nào bận rộn làm việc thiện bạn sẽ không còn thời gian cho việc bất thiện.

 30.  Chức năng của chánh niệm là ghi nhận mọi hiện tượng xảy ra trong tâm. Trí tuệ sẽ quyết định các vấn đề cần được xử lý.

 31.  Bạn cần quan sát lặp đi lặp lại nhiều lần cùng một vấn đề nhưng dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau.

 32.  Chỉ khi bạn thực sự muốn biết thì tâm mới trở nên thích thú quan sát sự vật hiện tượng.

 33.  Các câu hỏi sẽ tới một cách tự nhiên và đưa ra định hướng cho việc tiếp tục quan sát của tâm.

 34.  Suy nghĩ là một hoạt động cần thiết của tâm, nhưng chúng ta chớ nên tham gia hoặc chìm đắm vào đó!

 35.  Điều tối quan trọng là nhận biết được giá trị của bản thân chánh niệm. Khoảnh khắc có chánh niệm tức là chúng ta đã thay thế vô minh bằng sự hiểu biết.

 36.  Hiểu biết cái gì đang xảy ra sẽ đem lại sự bình an tĩnh lặng cho tâm.

 37.  Chánh tinh tấn hay cố gắng đúng mức chỉ đạt được khi có thông tin đúng.

 38.  Cố gắng đạt được mục tiêu hoặc kết quả nhất định là do tâm tham thúc đẩy. Trí tuệ hiểu được các mối quan hệ nhân quả và nó sẽ tập trung để thực hiện các điều kiện nhân duyên này.

39.  Khi sự tỉnh thức yếu đi, đó là dấu hiệu của việc thiếu chánh tinh tấn.

40.  Hãy cố gắng ghi nhận sự khác biệt về mức độ tinh tấn cần thiết để duy trì chánh niệm trong các tư thế khác nhau. Khi bạn đi thiền hành, tâm khá bận rộn và ghi nhận nhiều đối tượng khác nhau. Khi ngồi thiền tâm ít phải làm việc hơn, do vậy bạn cần học cách điều chỉnh để duy trì sự tỉnh thức trong tư thế này.

41.  Cố gắng làm cho tâm trở nên thích thú hơn trong việc quan sát, đó là tinh tấn có trí tuệ.

42.  Nếu sự tò mò muốn hiểu biết không tới một cách tự nhiên thì bạn có thể tự đặt ra câu hỏi cho mình.

43.  Thực hành giống như một người bệnh không phải là đi thật chậm, mà tâm lúc này không còn muốn làm bất kỳ điều gì, chỉ quan sát một cách thụ động và chấp nhận mọi thứ xảy ra.

44.  Bạn muốn đưa ra quyết định nhanh hay chính xác? Giữa nhanh và đúng liệu cái nào quan trọng hơn?

45.  Khi còn có thích hoặc không thích hay tâm đang trạo động bạn không thể đưa ra được quyết định đúng đắn. Đừng bao giờ đưa ra quyết định chỉ bởi vì bạn thích hoặc không thích một cái gì đó.

46.  Cảm giác thoái mái là khi không còn kỳ vọng và lo âu.





0 nhận xét:

Đăng nhận xét