Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya
KINH THÁNH CẦU
(Ariyapariyesanà sutta)
Tôi nghe như vầy:
Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).
Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát đến Savatthi để khất thực. Có một số đông Tỷ-kheo đến chỗ Tôn giả Ananda ở, sau khi đến, nói với Tôn giả Ananda:
-- Hiền giả, đã lâu chúng tôi chưa được tận mặt nghe Thế Tôn thuyết pháp. Lành thay, Hiền giả Ananda, nếu chúng tôi được tận mặt nghe Thế Tôn thuyết pháp!
-- Các Tôn giả hãy đến chỗ Bà-la-môn Rammaka ở, và các Tôn giả sẽ được tận mặt nghe Thế Tôn thuyết pháp.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Ananda. Rồi Thế Tôn, khất thực ở Savatthi xong, sau buổi ăn trên con đường đi khất thực trở về, cho gọi Tôn giả Ananda:
-- Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Pubbarama (Ðông viên), ngôi lầu của Migaramatu (Lộc Mẫu Giảng Ðường) để nghỉ trưa.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với Tôn giả Ananda đi đến vườn Pubbarama, ngôi lầu của Migaramatu để nghỉ trưa. Thế Tôn vào buổi chiều từ Thiền tịnh đứng dậy, gọi Tôn giả Ananda:
-- Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Pubbakotthaka để rửa tay, rửa chân.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với Tôn giả Ananda đi đến Pubbakotthaka để rửa tay, rửa chân. Sau khi rửa tay, rửa chân ở Pubbalotthaka xong, Thế Tôn leo đứng trên bờ, đắp một tấm y, phơi tay chân cho khô. Rồi Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, tinh thất của Bà-la-môn Rammaka không xa; bạch Thế Tôn, tịnh thất của Bà-la-môn Rammaka là khả ái; bạch Thế Tôn, tinh thất của Bà-la-môn Rammaka là khả lạc; bạch Thế Tôn, lành thay, nếu Thế Tôn vì lòng từ bi đi đến tịnh thất của Bà-la-môn Rammaka!
Thế Tôn im lặng nhận lời. Rồi Thế Tôn đi đến tịnh thất của Bà-la-môn Rammaka. Lúc bấy giờ, một số đông Tỷ-kheo đang hội họp tại tịnh thất của Bà-la-môn Rammaka để thuyết pháp. Thế Tôn đứng chờ ngoài cửa cho đến khi thuyết pháp xong. Thế Tôn biết cuộc thuyết pháp đã xong, liền đằng hắng và gõ vào thanh cửa. Các Tỷ-kheo ấy mở cửa cho Thế Tôn. Rồi Thế Tôn bước vào tịnh thất của Bà-la-môn Rammaka và ngồi lên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, các Người nay hội họp bàn vấn đề gì? Và câu chuyện gì giữa các Người bị gián đoạn?
-- Bạch Thế Tôn, câu chuyện giữa chúng con thuộc về Thế Tôn và câu chuyện ấy bị gián đoạn khi Thế Tôn đến.
-- Này các Tỷ-kheo, lành thay khi Thiện nam tử các Người, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, cùng nhau hội họp để luận bàn đạo pháp. Này các Tỷ-kheo, khi các Người hội họp với nhau, có hai việc cần phải làm: luận bàn đạo pháp hay giữ sự im lặng của bậc Thánh.
(Hai loại tầm cầu)
Này các Tỷ-kheo, có hai loại tầm cầu này: Thánh cầu và phi Thánh cầu. Chư Tỷ-kheo, và thế nào là phi Thánh cầu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình bị sanh lại tầm cầu cái bị sanh, tự mình bị già lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh... tự mình bị chết... tự mình bị sầu... tự mình bị ô nhiễm lại tầm cầu cái bị ô nhiễm.
Này các Tỷ-kheo, cái gì theo các Người gọi là bị sanh? Này các Tỷ-kheo, vợ con là bị sanh; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị sanh; dê và cừu là bị sanh; gà và heo là bị sanh; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị sanh; vàng và bạc là bị sanh. Này các Tỷ-kheo, những chấp thủ ấy bị sanh, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng, tự mình bị sanh lại tầm cầu cái bị sanh.
Và này các Tỷ-kheo, cái gì theo các Người gọi là bị già? Này các Tỷ-kheo, vợ con là bị già; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị già; dê và cừu là bị già; gà và heo là bị già; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị già; vàng và bạc là bị già. Này các Tỷ-kheo, những chấp thủ ấy là bị già, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng, tự mình bị già lại tìm cầu cái bị già.
Và này các Tỷ-kheo, cái gì theo các Người gọi là bị bệnh? Này các Tỷ-kheo, vợ con là bị bệnh; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bi bệnh; dê và cừu là bị bệnh; gà và heo là bị bệnh; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị bệnh. Này các Tỷ-kheo, những chấp thủ ấy là bị bệnh, và người ấy lại nắm giữ tham đắm, mê say chúng, tự mình bị bệnh lại tìm cầu cái bị bệnh.
Và này các Tỷ-kheo, cái gì các Người nói là bị chết? Này các Tỷ-kheo, vợ con là bi chết; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị chết; dê và cừu là bị chết; gà và heo là bị chết; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị chết. Này các Tỷ-kheo, những chấp thủ ấy là bị chết, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng, tự mình bị chết lại tìm cầu cái bị chết.
Và này các Tỷ-kheo, cái gì theo các Người gọi là bị sầu? Này các Tỷ-kheo, vợ con là bị sầu; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị sầu; dê và cừu là bị sầu, gà và heo là bị sầu; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị sầu. Này các Tỷ-kheo, những chấp thủ ấy là bị sầu, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng, tự mình bị sầu lại tìm cầu cái bị sầu.
Và này các Tỷ-kheo, cái gì theo các Người gọi là bị ô nhiễm? Này các Tỷ-kheo, vợ con là bị ô nhiễm; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị ô nhiễm; dê và cừu la bị ô nhiễm; gà và heo là bị ô nhiễm; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị ô nhiễm; vàng và bạc là bị ô nhiễm. Và này các Tỷ-kheo, những chấp thủ ấy là bị ô nhiễm, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng, tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là phi Thánh cầu.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh cầu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, tìm cầu cái vô sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị già, tìm cầu cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị bệnh... cái không bệnh... tự mình bị chết... cái bất tử... tự mình bị sầu... cái không sầu... tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của ô nhiễm, tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn. Này các Tỷ-kheo, như vậy, gọi là Thánh cầu.
(Thánh cầu Giải thoát)
Này các Tỷ-kheo, Ta cũng vậy, trước khi Giác Ngộ, khi chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già, lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh... tự mình bị chết... tự mình bị sầu"... tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Tại sao Ta, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già... (như trên)... tự mình bi ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm? Vậy Ta, tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, hãy tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già... cái không già... tự mình bị bệnh... cái không bệnh... tự mình bị chết... cái bất tử... tự mình bị sầu... cái không sầu... tự mình bi ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị nhiễm, hãy tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn.
Rồi này các Tỷ-kheo, sau một thời gian, khi Ta còn trẻ, niên thiếu, tóc đen nhánh, đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son cuộc đời, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Ta xuất gia như vậy, một người đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ. Ta đến chỗ Alara Kalama ở, khi đến xong liền thưa với Alara Kalama: "Hiền giả Kalama, tôi muốn sống phạm hạnh trong pháp luật này". Này các Tỷ-kheo, được nghe nói vậy, Alara Kalama nói với Ta: "Này Tôn giả, hãy sống (và an trú). Pháp này là như vậy, khiến kẻ có trí, không bao lâu như vị Bổn sư của mình (chỉ dạy), tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú". Này các Tỷ-kheo, và không bao lâu Ta đã thông suốt pháp ấy một cách mau chóng. Và này các Tỷ-kheo, cho đến vấn đề khua môi và vấn đề phát ngôn mà nói, thời Ta nói giáo lý của kẻ trí và giáo lý của bậc Trưởng lão (Thượng tọa), và Ta tự cho rằng Ta như kẻ khác cũng vậy, Ta biết và Ta thấy.
Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Alara Kalama tuyên bố pháp này không phải chỉ vì lòng tin: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, Ta mới an trú". Chắc chắn Alara Kalama biết pháp này, thấy pháp này rồi mới an trú". Này các Tỷ-kheo, rồi Ta đi đến chỗ Alara Kalama ở, sau khi đến Ta nói với Alara Kalama: "Hiền giả Kalama, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự chứng, tự đạt, và tuyên bố pháp này?" Này các Tỷ-kheo, được nói vậy, Alara Kalama tuyên bố về Vô sở hữu xứ.
Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ: "Không phải chỉ có Alara Kalama có lòng tin, Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy Ta hãy cố gắng chứng cho được pháp mà Alara Kalama tuyên bố: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta an trú".
Rồi này các Tỷ-kheo, không bao lâu sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt pháp ấy một cách mau chóng, Ta an trú. Rồi này các Tỷ-kheo, Ta đi đến chỗ Alara Kalama ở, sau khi đến, Ta nói với Alara Kalama: "Này Hiền giả Kalama, có phải Hiền giả đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy?" --"Vâng, Hiền giả, tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy". --"Này Hiền giả, tôi cũng tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy". --"Thật lợi ích thay cho chúng tôi, Thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một đồng phạm hạnh như Tôn giả! Pháp mà tôi tự tri, tự chứng, tự đạt, và tuyên bố, chính pháp ấy Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú; pháp mà Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, chính pháp ấy tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố; pháp mà tôi biết, chính pháp ấy Hiền giả biết; pháp mà Hiền giả biết, chính pháp ấy tôi biết. Tôi như thế nào, Hiền giả là như vậy; Hiền giả như thế nào, tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, Hiền giả, hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này!"
Như vậy, này các Tỷ-kheo, Alara Kalama là Ðạo Sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Vô sở hữu xứ". Như vậy này các Tỷ-kheo, Ta không tôn kính pháp này, và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi.
Rồi này các Tỷ-kheo, Ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ. Ta đi đến chỗ Uddaka Ramaputta, khi đến xong Ta nói với Uddaka Ramaputta: "Hiền giả, tôi muốn sống phạm hạnh trong pháp luật này. Ðược nói vậy, này các Tỷ-kheo, Uddaka Ramaputta nói với Ta: "Này Tôn giả, hãy sống (và an trú), pháp này là như vậy, khiến người có trí không bao lâu như vị Bổn sư của mình (chỉ dạy) tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú". Này các Tỷ-kheo, Ta đã thông suốt pháp ấy một cách mau chóng. Và này các Tỷ-kheo, cho đến vấn đề khua môi và vấn đề phát ngôn mà nói, thời Ta nói giáo lý của kẻ trí, và giáo lý của bậc Trưởng lão (Thượng Tọa), và Ta tự cho rằng Ta như người khác cũng vậy, Ta biết và Ta thấy.
Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Rama tuyên bố pháp này không phải vì lòng tin: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta mới an trú". Chắc chắn Rama thấy pháp này, biết pháp này, rồi mới an trú". Này các Tỷ-kheo, rồi Ta đi đến chỗ Uddaka Ramaputta ở, sau khi đến Ta nói với Uddaka Ramaputta: "Hiền giả Rama, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này?" Này các Tỷ-kheo được nghe nói vậy, Uddaka Ramaputta tuyên bố về Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ: "Không phải chỉ có Rama mới có lòng tin. Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Rama mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Rama mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Rama mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Rama mới có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy ta hãy cố gắng chứng cho được pháp mà Rama tuyên bố: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, tự an trú".
Rồi này các Tỷ-kheo, không bao lâu sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt pháp ấy một cách mau chóng, Ta an trú. Rồi này các Tỷ-kheo, Ta đi đến chỗ Uddaka Ramaputta ở, sau khi đến, Ta nói với Uddaka Ramaputta: "Này Hiền giả Rama, có phải Hiền giả đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy?" --"Vâng Hiền giả, tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy". --"Này Hiền giả, tôi cũng đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy." Thật lợi ích thay cho chúng tôi! Thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một đồng phạm hạnh như Tôn giả! Pháp mà tôi, tự tri tự chứng, tự đạt và tuyên bố, chính pháp ấy Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú; pháp mà Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, chính pháp ấy tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố; pháp mà tôi biết, chính pháp ấy Hiền giả biết; pháp mà Hiền giả biết, chính pháp ấy tôi biết. Tôi như thế nào, Hiền giả là như vậy; Hiền giả như thế nào, Tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, Hiền giả, hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này!"
Như vậy, này các Tỷ-kheo, Uddaka Ramaputta-là Ðạo Sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Phi tưởng phi phi tưởng xứ". Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta không tôn kính pháp ấy và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi.
Này các Tỷ-kheo, Ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ, tuần tự du hành tại nước Magadha (Ma kiệt đà) và đến tại tụ lạc Uruvela (Ưu lâu tần loa). Tại đây, Ta thấy một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự nghĩ: "Thật là một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Thật là một chỗ vừa đủ cho một Thiện nam tử tha thiết tinh cần có thể tinh tấn". Và này các Tỷ-kheo, Ta ngồi xuống tại chỗ ấy và nghĩ: "Thật là vừa đủ để tinh tấn".
(Giác Ngộ)
Rồi này các Tỷ-kheo, Ta tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sanh, tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị già, tìm cầu cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; và đã chứng được cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị bệnh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị bệnh, tìm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị chết, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị chết, tìm cầu cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị sầu, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sầu, tìm cầu cái không sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái vô sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị ô nhiễm, tìm cầu cái không bị ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, Niết-bàn. Và tri kiến khởi lên nơi Ta. Sự giải thoát của Ta không bị dao động. Nay là đời sống cuối cùng của Ta, không còn sự tái sanh nữa.
Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Ðối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Idapaccàyata Paticcasamuppada (Y Tánh Duyên Khởi Pháp); sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật khổ não cho Ta, như vậy thật bực mình cho Ta!" Này các Tỷ-kheo, rồi những kệ bất khả tư nghì, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta:
Sao Ta nói Chánh pháp,
Ðược chứng ngộ khó khăn?
Những ai còn tham sân,
Khó chứng ngộ pháp này.
Ði ngược dòng, thâm diệu,
Khó thấy, thật tế nhị,
Kẻ ái nhiễm vô minh,
Không thấy được pháp này.
Rồi này các Tỷ-kheo, với những suy tư như vậy, tâm của Ta hướng về vô vi thụ động, không muốn thuyết pháp.
Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ Phạm thiên Sahampati khi biết được tâm tư của Ta; với tâm tư của mình, liền suy nghĩ: "Than ôi, thế giới sẽ tiêu diệt, thế giới sẽ bi hoại vong, nếu tâm của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác hướng về vô vi thụ động, không muốn thuyết pháp". Rồi này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati, như một nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co, hay co cánh tay đang duỗi; cũng vậy, vị ấy biến mất từ thế giới Phạm thiên, và hiện ra trước mặt Ta. Này các Tỷ-kheo, rồi Phạm thiên Sahampati đắp thượng y một bên vai chắp tay hướng vái Ta và bạch với Ta: "Bạch Thế Tôn, hãy thuyết pháp! Bạch Thiện Thệ, hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít nhiễm bụi trần sẽ bi nguy hại nếu không được nghe Chánh pháp. (Nếu được nghe), những vị này có thể thâm hiểu Chánh pháp". Này các Tỷ-kheo, Phạm thiện Sahampati nói như vậy. Sau khi nói vậy, lại nói thêm như sau:
Xưa tại Magadha,
Hiện ra pháp bất tịnh,
Pháp do tâm cấu uế,
Do suy tư tác thành.
Hãy mỡ tung mở rộng,
Cánh cửa bất tử này.
Hãy để họ nghe Pháp,
Bậc Thanh tịnh Chứng Ngộ.
Như đứng trên tảng đá,
Trên đỉnh núi tột cao
Có người đứng nhìn xuống,
Ðám chúng sanh quây quần.
Cũng vậy, ôi Thiện Thệ,
Bậc Biến Nhãn cùng khắp,
Leo lên ngôi lâu đài,
Xây dựng bằng Chánh pháp
Bậc Thoát Ly sầu muộn,
Nhìn xuống đám quần sanh,
Bị sầu khổ áp bức,
Bị sanh già chi phối,
Ðứng lên vị Anh Hùng,
Bậc Chiến Thắng chiến trường.
Vị trưởng đoàn lữ khách,
Bậc Thoát Ly nợ nần.
Hãy đi khắp thế giới,
Bậc Thế Tôn Chánh Giác!
Hãy thuyết vi diệu pháp,
Người nghe sẽ thâm hiểu!
Này các Tỷ-kheo, sau khi biết được lời Phạm thiên yêu cầu, vì lòng từ bi đối với chúng sanh, với Phật nhãn, Ta nhìn quanh thế giới. Này các Tỷ-kheo, với Phật nhãn, Ta thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy, khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm. Như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng hay hồ sen trắng có một số hoa sen xanh, sen hồng, hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vượt lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước. Có một hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, sống vươn lên tới mặt nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước đẫm ướt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với Phật nhãn, Ta thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy, khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm. Và này các Tỷ-kheo, Ta nói lên bài kệ sau đây với Phạm thiên Sahampati:
Cửa bất tử rộng mở,
Cho những ai chịu nghe.
Hãy từ bỏ tín tâm,
Không chính xác của mình.
Tự nghĩ đến phiền toái,
Ta đã không muốn giảng,
Tối thượng vi diệu pháp,
Giữa chúng sanh loài Người.
(Ôi Phạm thiên)
Này các Tỷ-kheo, rồi Phạm thiên Sahampati tự nghĩ: "Ta đã tạo cơ hội cho Thế Tôn thuyết pháp", đảnh lễ Ta, thân phía hữu hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.
Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự suy nghĩ: "Ta sẽ thuyết pháp cho ai đầu tiên, ai sẽ mau hiểu Chánh pháp này?" Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự nghĩ: "Nay có Alara Kalama là bậc trí thức, đa văn, sáng suốt, đã từ lâu sống ít nhiễm bụi đời. Ta hãy thuyết pháp đầu tiên cho Alara Kalama, vị này sẽ mau hiểu Chánh pháp này". Này các Tỷ-kheo, rồi chư Thiên đến Ta và nói như sau: "Bạch Thế Tôn, Alara Kalama đã mệnh chung bảy ngày rồi". Rồi tri kiến khởi lên nơi Ta: "Alara Kalama đã mệnh chung bảy ngày rồi". Này các Tỷ-kheo, Ta nghĩ: "Thật là một thiệt hại lớn cho Alara Kalama: Nếu nghe pháp này, Alara Kalama sẽ mau thâm hiểu".
Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại nghĩ: "Ta sẽ thuyết pháp cho ai đầu tiên? Ai sẽ mau hiểu Chánh pháp này?" Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại nghĩ: "Nay có Uddaka Ramaputta-là bậc tri thức, đa văn, sáng suốt, đã từ lâu sống ít nhiễm bụi đời. Ta hãy thuyết pháp đầu tiên cho Uddaka Ramaputta. Vị này sẽ mau hiểu Chánh pháp này." Rồi chư Thiên đến Ta và nói như sau: "Bạch Thế Tôn Uddaka Ramaputta đã mệnh chung ngày hôm qua". Rồi tri kiến khởi lên nơi Ta: "Uddaka Ramaputta đã mệnh chung hôm qua". Này các Tỷ-kheo, Ta nghĩ: "Thật là một thiệt hại lớn cho Uddaka Ramaputta. Nếu nghe pháp này, Uddaka Ramaputta sẽ mau thâm hiểu".
Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ: "Ta sẽ thuyết pháp cho ai đầu tiên? Ai sẽ mau hiểu Chánh pháp này?" Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại nghĩ: "Nhóm năm Tỷ-kheo này đã hầu hạ Ta khi Ta còn nỗ lực tinh cần, nhóm ấy thật giúp ích nhiều. Vậy ta hãy thuyết pháp đầu tiên cho nhóm năm Tỷ-kheo!" Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại nghĩ: "Nay nhóm năm Tỷ-kheo ở tại đâu?" Này các Tỷ-kheo, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Ta thấy nhóm năm Tỷ-kheo hiện ở Baranasi (Ba la nại), tại Isipatana, vườn Lộc Uyển. Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi ở tại Uruvela lâu cho đến khi mãn ý, Ta lên đường đi đến Baranasi.
(Khai giảng Chánh Pháp)
Này các Tỷ-kheo, một tà mạng ngoại đạo tên là Upaka, đã thấy Ta khi Ta còn đi trên con đường giữa Gaya và cây Bồ-đề. Sau khi thấy, vị ấy nói với Ta:
"-- Các căn của Hiền giả thật sáng suốt. Da sắc của Hiền giả thật thanh tịnh, thật thanh khiết. Này Hiền giả, vì mục đích gì, Hiền giả xuất gia? Ai là bậc Ðạo Sư của Hiền giả? Hiền giả hoan hỷ thọ trì pháp của ai?"
Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với tà mạng đạo Upaka bài kệ như sau:
"-- Ta, bậc Thắng tất cả,
Ta, bậc Nhất thiết Trí.
Hết thảy pháp, không nhiễm,
Hết thảy pháp, xả ly.
Ta sống chân giải thoát,
Ðoạn tận mọi khát ái.
Như vậy Ta tự giác,
Còn phải y chỉ ai?
Ta không có Ðạo Sư,
Bậc như Ta không có.
Giữa thế giới Nhơn, Thiên,
Không có ai bằng Ta.
Bậc Ứng Cúng trên đời,
Bậc Ðạo Sư vô thượng.
Tự mình Chánh Ðẳng Giác,
Ta an tịnh, thanh thoát.
Ðể chuyển bánh xe Pháp.
Ta đến thành Kàsi.
Gióng lên trống bất tử,
Trong thế giới mù lòa."
"-- Như Hiền giả đã tự xưng, Hiền giả xứng đáng là bậc Chiến thắng Vô tận. "
"-- Như Ta, bậc Thắng giả,
Những ai chứng lậu tận,
Ác pháp, Ta nhiếp phục,
Do vậy, Ta vô địch".
(Này Upaka)
Này các Tỷ-kheo, sau khi được nói vậy, tà mạng ngoại đạo Upaka nói với Ta:
"-- Này Hiền giả, mong rằng sự việc là vậy".
Nói xong, Upaka lắc đầu rồi đi theo một ngã khác.
Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tuần tự đi đến Baranasi, Isipatana, vườn Lộc Uyển, đi đến chỗ nhóm năm Tỷ-kheo ở. Này các Tỷ-kheo, nhóm năm Tỷ-kheo khi thấy Ta từ xa đi đến, đã cùng nhau thỏa thuận như sau: "Này các Hiền giả, nay Sa-môn Gotama đang đi đến; vị này sống trong sự sung túc, đã từ bỏ tinh cần, đã trở lui đời sống đầy đủ vật chất. Chúng ta chớ có đảnh lễ, chớ có đứng dậy, chớ có lấy y bát. Hãy đặt một chỗ ngồi, và nếu vị ấy muốn, vị ấy sẽ ngồi". Này các Tỷ-kheo, nhưng khi Ta đi đến gần, năm Tỷ-kheo ấy không thể giữ đúng điều đã thỏa thuận với nhau. Có người đến đón Ta và cầm lấy y bát, có người sắp đặt chỗ ngồi, có người đem nước rửa chân đến. Nhưng các vị ấy gọi Ta bằng tên với danh từ Hiền giả (Avuso).
Này các Tỷ-kheo khi ta nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm Tỷ-kheo:
"-- Này các Tỷ-kheo, chớ có gọi Ta bằng tên và dùng danh từ Hiền giả. Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Hãy lóng tai, Pháp bất tử đã chứng được, Ta giảng dạy, Ta thuyết pháp. Sống đúng theo lời khuyến giáo, các Ông không bao lâu, sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt ngay trong hiện tại, mục đích vô thượng của phạm hạnh mà các Thiện nam tử, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các Ông sẽ an trú. "
Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, nhóm năm Tỷ-kheo nói Ta:
"-- Hiền giả Gotama, với nếp sống này, với đạo tu này, với khổ hạnh này, Hiền giả đã không chứng được Pháp siêu nhân, tri kiến, thù thắng xứng đáng bậc Thánh, thì này làm sao Hiền giả, với nếp sống sung túc, với sự từ bỏ tinh cần, với sự trở lui đời sống vật chất đầy đủ, lại có thể chứng được Pháp siêu nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh?"
Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm Tỷ-kheo:
"-- Này các Tỷ-kheo, Như Lai không sống sung túc, không từ bỏ tinh cần, không trở lui đời sống vật chất đầy đủ. Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Này các Tỷ-kheo, hãy lóng tai, Pháp bất tử đã chứng được, Ta giảng dạy, Ta thuyết pháp. Sống đúng theo lời khuyến giáo, các Ông không bao lâu, sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh mà các Thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các Ông sẽ an trú."
Này các Tỷ-kheo, lại lần thứ hai, nhóm năm Tỷ-kheo nói với Ta:
"-- Hiền giả Gotama, với nếp sống này... (như trên)... tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh?"
Này các Tỷ-kheo, lại lần thứ hai Ta nói với nhóm năm Tỷ-kheo:
"-- Này các Tỷ-kheo, Như Lai không sống sung túc... (như trên)... các Ông sẽ an trú."
Này các Tỷ-kheo, lại lần thứ ba, nhóm năm Tỷ-kheo nói với Ta:
"-- Hiền giả Gotama, với nếp sống này... (như trên)... tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh?"
Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm Tỷ-kheo:
"-- Này các Tỷ-kheo, từ trước đến nay, các Ông có chấp nhận là Ta chưa bao giờ nói như vậy chăng?"
"-- Bạch Thế Tôn, chưa bao giờ như vậy. "
"-- Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Hãy lóng tai, Pháp bất tử đã chứng được, Ta giảng dạy, Ta thuyết pháp. Sống đúng theo lời khuyến giáo, các Ông không bao lâu, sau khi tự tri, tư chứng, tự đạt được ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của phạm hạnh mà các Thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các Ông sẽ an trú".
Này các Tỷ-kheo, Ta đã làm cho nhóm năm Tỷ-kheo chấp nhận. Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết giảng cho hai Tỷ-kheo. Ba Tỷ-kheo kia đi khất thực. Ðồ ăn mà ba Tỷ-kheo này khất thực mang về, đủ nuôi sống cho nhóm sáu người. Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết giảng cho ba Tỷ-kheo. Hai Tỷ-kheo kia đi khất thực.. Ðồ ăn mà hai Tỷ-kheo này khất thực mang về, đủ nuôi sống cho nhóm sáu người. Này các Tỷ-kheo, chúng năm Tỷ-kheo, sau khi được Ta thuyết giảng, sau khi được Ta khuyến giáo, tự mình bị sanh, sau khi biết được sự nguy hại của cái bị sanh, tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn, thoát khỏi các khổ ách, chứng Niết-bàn và đã chứng được cái không sanh, vô thượng an ổn, thoát khỏi các khổ ách, chứng Niết-bàn, tự mình bị già... cái không già... tự mình bị bệnh... cái không bệnh... tự mình bị chết... cái không chết... tự mình bi sầu... cái không sầu... tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết được sự nguy hại của cái bị ô nhiễm, tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, thoát khỏi các khổ ách, chứng Niết-bàn, và đã chứng được cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, thoát khỏi các khổ ách, chứng Niết-bàn. Tri và kiến khởi lên nơi họ: "Sự giải thoát của chúng ta không bị dao động, đây thức gì được hiện khởi như vậy đều quy là đời sống cuối cùng. Nay không còn tái sanh nữa".
(Năm dục)
Này các Tỷ-kheo, có năm dục trưởng dưỡng. Thế nào là năm? Các sắc do mắt nhận thức, sắc này khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Các tiếng do tai nhận thức... (như trên)... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân cảm xúc là khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, như vậy, là năm dục trưởng dưỡng.
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào bị trói buộc, bị tham đắm, bị mê say bởi năm dục trưởng dưỡng này, không thấy sự nguy hại của chúng, không biết rõ sự xuất ly khỏi chúng, mà thọ dụng chúng, những vị ấy cần phải được hiểu là: "Các Người đã rơi vào bất hạnh, đã rơi vào tai họa, đã bị Ác ma sử dụng như ý muốn". Này các Tỷ-kheo, như một con nai sống trong rừng bị sập bẫy nằm xuống, con nai ấy cần phải được hiểu là: "Nó đã rơi vào bất hạnh, đã rơi vào tai họa, đã bị thợ săn sử dụng như ý muốn. Khi người thợ săn đến, con nai không thể bỏ đi như ý muốn. Này các Tỷ-kheo, cũng vậy, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào bị trói buộc... (như trên)... đã bị Ác ma sử dụng như ý muốn.
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không bị trói buộc, không bị tham đắm, không bị mê say bởi năm dục trưởng dưỡng này, thấy sự nguy hại của chúng, biết rõ sự xuất ly khỏi chúng, và thọ dụng chúng, những vị ấy cần phải được hiểu là: "Các Người không rơi vào bất hạnh, không rơi vào tai họa, không bị Ác ma sử dụng như ý muốn". Này các Tỷ-kheo, như một con nai sống trong rừng, không bị sập bẫy phải nằm xuống, con nai ấy cần phải được hiểu là: "Nó không rơi vào bất hạnh, nó không rơi vào tai họa, nó không bị người thợ săn sử dụng như ý muốn". Khi người thợ săn đến, con nai có thể bỏ đi như ý muốn. Này các Tỷ-kheo, cũng vậy, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không bị trói buộc... không bị Ác ma sử dụng như ý muốn.
Chư Tỷ-kheo, ví như con nai sống trong rừng, đi qua đi lại trong rừng, an tâm nó đi, an tâm nó đứng, an tâm nó ngồi, an tâm nó nằm. Tại sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì nó vượt khỏi tầm tay của người thợ săn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc, do ly dục sanh, có tầm có tứ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là: một vị đã làm Ác Ma mù mắt, đã diệt trừ mọi vết tích, đã vượt khỏi tầm mắt Ác ma.
Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là... đã vượt khỏi tầm mắt của Ác ma.
Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các vị Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là... đã vượt khỏi tầm mắt của Ác ma.
Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là... vượt khỏi tầm mắt của Ác ma.
Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tướng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là... đã vượt khỏi tầm mắt của Ác ma.
Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là... đã vượt khỏi tầm mắt của Ác ma.
Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là... đã vượt khỏi tầm mắt của Ác ma.
Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ- kheo ấy được gọi là...đã vượt khỏi tầm mắt của Ác ma.
Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo vượt lên mọi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng (định). Sau khi thấy bằng trí tuệ, các lậu hoặc được đoạn trừ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là một vị đã làm Ác ma mù mắt, đã diệt trừ mọi vết tích, đã vượt khỏi tầm mắt Ác ma. Vị ấy đã vượt khỏi mọi triền phược ở đời. An tâm vị ấy đi, an tâm vị ấy đứng, an tâm vị ấy ngồi, an tâm vị ấy nằm. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì vị ấy vượt khỏi tầm tay của Ác ma.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
***
ENGLISH VERSION
Majjhima Nikaaya I.
Ariyapariyesanasutta.m
The Noble Search.
I heard thus.
At one time the Blessed One lived in the monastery offered by Anaathapindika in Jeta’s grove in Saavatthi. The Blessed One putting on robes in the morning, taking bowl and robes entered Saavatthi for the alms round. At that time many bhikkhus approached venerable Aananda and said. : Friend Aananda, it is long, since we heard the Teaching from the Blessed One. Good if we could hear a discourse from the Blessed One—Then friends, approach the dwelling of the brahmin Rammaka, you will be able to hear a talk from the Blessed One himself. Those bhikkhus agreed. The Blessed One having gone the alms round and after the meal was over, returning from the alms round, addressed venerable Aananda. Let us go to the palace of Migaara’s mother to spend the day. Venerable Aananda agreed and the Blessed One approached the palace of Migaara's mother with venerable Aananda, to spend the day. In the evening the Blessed One getting up from his seclusion addressed venerable Aananda and said Let us go to the eastern bath to wash the body. Having washed the body and come out of the bath stood in one robe until the body was dry. Then venerable Aananda said. Venerable sir, the brahmin Rammaka’s dwelling is pleasant, shall we approach it out of compassion. At that time many bhikkhus were gathered in the dwelling of the brahmin Rammaka. Seated they were engaged in a talk on the Teaching The Blessed One stood outside the closed gate, until the talk ended and when it ended cleared his throat to make a noise. The bhikkhus opened the door for the Blessed One and he entered and sat on the prepared seat. Then the Blessed One addressed the bhikkhus; Bhikkhus, with what talk were you seated?. Our talk was on the Teaching and about the Blessed One himself and then the Blessed One arrived. Good bhikkhus, sons of clansmen who have gone forth, leaving the household should sit with a talk on the Teaching. When gathered like this there are two things you could do, either a talk on the Teaching or maintain noble silence.
Bhikkhus, twofold are the searches: The noble search and the ignoble search. What is the ignoble search. Here, bhikkhus, one subject to birth searches birth. One subject to decay searches decay. One subject to illness searches illness. One subject to death searches death. One subject to grief, searches grief. One with defilements searches defiling things. Bhikkhus, what things are subject to birth. Sons and wife are subject to birth. Slaves, men and women, are subject to birth. Goats, cows, fowl, pigs, horses, cattle and mares, are subject to birth. Gold and silver are subject to birth. Bhikkhus, these endearments are subject to birth, enslaved and swooned by them one becomes guilty of an offence, and searches for things subject to birth. What things are subject to decay. Sons and wife are subject to decay. Slaves, men and women, are subject to decay. Goats, cows, fowl, pigs, horses, cattle and mares, are subject to decay. Gold and silver are subject to decay. Bhikkhus, these endearments are subject to decay, enslaved and swooned by them one becomes guilty of an offence, and searches for things subject to decay. What things are subject to illness. Sons and wife are subject to illness. Slaves, men and women, are subject to illness.Goats, cows, fowl, pigs, horses, cattle and mares, are subject to illness. Gold and silver are subject to illness. Bhikkhus, these endearments are subject to illness, enslaved and swooned by them one becomes guilty of an offence, and searches for things subject to illness. What things are subject to death. .Sons and wife are subject to death. Slaves men and women, are subject to death. Goats, cows, fowl, pigs, horses, cattle and mares, are subject to death. Gold and silver are subject to death. Bhikkhus, these endearments are subject to death. Enslaved and swooned by them one becomes guilty of an offence, and searches for things subject to death. Bhikkhus, what is subject to grief Sons and wife are subject to grief. Slaves men and women, are subject to grief..Goats, cows, fowl, pigs, cattle and mares, are subject to grief. Gold and silver are subject to grief. Bhikkhus, these endearments are subject to grief, enslaved and swooned by them one becomes guilty of an offence, and searches for things subject to grief. What things are subject to defilements?. Sons and wife are subject to defilements. Slaves men and women, are subject to defilements.. Goats, cows, fowl, pigs, horses, cattle and mares, are subject to defilement. Gold and silver are subject to defilements. Bhikkhus, these endearments are subject to defilements, enslaved and swooned by them, one become guilty of an offence, searches for things subject to defilements.. Bhikkhus, this is the ignoble search.
Bhikkhus, what is the noble search. Here a certain one subject to birth, knowing its dangers searches the not decaying noble end of the yoke extinction. One subject to decay, knowing the dangers of decay searches the not decaying noble end of the yoke extinction. One subject to illness, knowing the dangers of illness searches the non-ailing noble end of the yoke extinction. One subject to death, knowing the dangers of death searches the deathless noble end of the yoke extinction. One subject to grief, knowing the dangers of grief, searches the non-grieving noble end of the yoke extinction. One subject to defiling, knowing its dangers searches the non-defiled noble end of the yoke extinction. Bhikkhus, this is the noble search.
Bhikkhus, when I was not enlightened, yet a seeker of enlightenment, a subject of birth sought after birth. A subject of decay sought after decay. A subject of illness sought after illness.. A subject of death sought after death. A subject of grief sought after grief. A subject of defilements, sought after defilements.Bhikkhus, I reflected, subject to birth, why should I seek birth? Subject to illness, why should I seek illness. Subject to death, why should I seek death? Subject to grief, why should I seek that. Subject to defiling things, why should I seek that? A subject of birth, who knows the dangers of birth; why shouldn’t I seek that non-born noble end of the yoke extinction? A subject of decay, who knows the dangers of decay, why shouldn’t I seek that not decaying noble end of the yoke? A subject of illness, .who knows the dangers of illness, why shouldn’t I seek that non- ailing noble end of the yoke? A subject of death who knows its dangers, why shouldn’t I seek that deathless noble end of the yoke? A subject of grief, who knows its dangers, why shouldn’t I seek that griefless noble end of the yoke extinction?. A subject to defiling, knowing its dangers, why shouldn’t I seek that not defiling noble end of the yoke extinction?
When in the prime of youth, even with black hair, against the wish of mother and father, when they were crying with tearing eyes, I shaved head and beard, donned yellow robes left the household and became homeless. Become a seeker of good and a seeker of the incomparable peaceful state, I approached Aalaara Kaalaama and said. Venerable one, I want to lead the holy life in this dispensation. Come friend, the wise ones, before long, realise this teaching and abide like the teacher. Bhikkhus, I quickly learned that Teaching, to acknowledge I know and I see by uttering and reciting as the elders did. Then it occurred to me merely with this faith Aalaara Kaalaama would not acknowledge, I abide knowing and realising this Teaching. Indeed he abides knowing and seeing this teaching.Then I approached Aalaara Kaalaama and asked him. Venerable one, how do you abide having realised this teaching? Then Aalaara Kaalaama declared the sphere of no-thingness. Then it occurred to me, it is not only Aalaara Kaalaama who has faith, effort, mindfulness, concentration, and wisdom..I too have faith, effort, mindfulness, concentration and wisdom. What, if I arouse effort to realise this Teaching realised by him. Before long I realised that Teaching and abode. Then I approached Aalaara Kaalaama and asked him. Venerable one, is it this much, the teaching you have realised and abide. Friend, it is this much only, the teaching that I have realised, declare and abide in. Then I said, I too have realised this much and abide in it. Venerable one, it is rare gain for us to meet co-associates like you in the holy life, That whatever Teaching I have realised, that, you too have realised So whatever Teaching I know, that, you too know. Now the two of us are on equal grounds. Let the two of us together guide this following. Bhikkhus, it was in this manner that my teacher, Aalaara Kaalaama honoured me, his pupil, offering me equal status. Then it occurred to me: this teaching does not lead to giving up, detachment, cessation, appeasement, knowledge enlightenment and extinction. It leads up to the sphere of no-thingness only. Not satisfied with it I turned away from it.
Becoming a seeker of good, and in search of the incomparable peaceful state, I approached Uddaka Raamaputta and said. Venerable one, I want to lead the holy life in this dispensation. Come friend, wise ones, before long realise this teaching and abide like the teacher. Bhikkhus, I quickly learned that teaching to acknowledge I know and I see by uttering and reciting as the elders did. Then it occurred to me merely with this faith, Uddaka Raamaputta would not acknowledge I abide knowing and realising this Teaching. Indeed he abides knowing and seeing this Teaching. Then I approached Uddaka Raamaputta and asked him. Venerable one, how do you abide knowing and realising this teaching? Uddaka Raamaputta declared the sphere of neither perception-nor non-perception. Bhikkhus, then it occurred to me, it is not only Uddaka Raamaputta who has faith, effort, mindfulness, concentration and wisdom.I too have faith, effort, mindfulness, concentration and wisdom. What if I put forth effort to realise this teaching realised by him. Before long I realised that teaching and abode. Then I approached Uddaka Raamaputta and asked him: Venerable one, is it this much, the Teaching you have realised and abide? Friend, it is this much only, the Teaching, that I have realised, declare and abide Then I said, I too have realised this much and abide in it. Venerable one, it is rare gain for us to meet co-associates like you in the holy life. That whatever, I have realised and abide, that you too have realised and abide. So that whatever Teaching I know, that you too know. Now the two of us are on equal grounds. Come friend, you guide this following. Thus Uddaka Raamaputta my co-associate honoured me as his teacher. Then it occurred to me, this Teaching does not lead to giving up, detachment, cessation, appeasement, knowledge enlightenment and extinction. It leads up to the sphere of neither-perception-nor-non-perception only, not satisfied I turned away from it.
Becoming a seeker of good, and in search of the incomparable peaceful state, wandering in stages, I came to the village of Senaani in Uruwela. There I saw a pleasant plot of land, with a stretch of forest close to it. There, a river with well formed white banks was flowing and in the vicinity was a village to pasture. Then it occurred to me: Indeed this stretch of land is pleasaant, there is a forest, and a flowing river. In the vicinity is a village to pasture. Then I sat thinking this is the ideal place for a clansman to make effort.
Then bhikkhus, I a subject of death, knowing the dangers of death was searching the not born noble end of the yoke* and attained extinction. I, a subject of decay, knowing the dangers of decay was searching the non-decaying noble end of the yoke* and attained extinction. I, a subject of illness, knowing the dangers of illness was searching the not ailing noble end of the yoke* and attained extinction. I, a subject of death, knowing the dangers of death was searching the not dying noble end of the yoke* and attained extinction, I, a subject of grief, knowing the dangers of grief was searching, the not grieving noble end of the yoke* and attained extinction. I, a subject to defiling, knowing its dangers, was searching the not defiling noble end of the yoke* and attained extinction. Then knowledge and vision arose to me, my release is unchanged, this is my last birth, there is no more birth (*1).
Bhikkhus, it occurred to me. This Teaching that I have realised is deep, difficult to see, and understand, appeasing and exalted, it cannot be realised logically. It is clever and should be understood by the wise. The populace fond of settling and attached to settling, does not see this difficult point, that dependent arising is from this cause.(2) This point too is difficult to see, that is the appeasement of all determinations (3).and the giving up of all endearments (4) destruction of craving, detachment, cessation and extinction. If I teach this to others they would not understand it, and I would only reap fatigue.Then this wonderful stanza occurred to me.
I attained it with difficulty, why should I proclaim it,
By those overcome by greed and hate, this is difficult to be understood
Clever and going against the stream is deep and difficult to see
The greedily attached, do not see it shrouded with a mass of darkness.
Bhikkhus, when I reflected this, my mind bent to non-action, and not to teach. Then to Brahmaa Sahampathi who knew my mind, this thought occurred, the world will disappear, it will vanish, that the Thus gone One has made up the mind to non-action and not declaring the Teaching. Then Brahmaa Sahampatii vanished from the brahmaa world and appeared before me, as a strong man would stretch his bent arm or bend his stretched arm. Brahmaa Sahampatii arranging the shawl on one shoulder and clasping hands towards the Blessed One entreated me,: May the Blessed One preach. There are beings with little defilements, who would fall on account of not hearing the Teaching. There will be those who would realise the Teaching, and Brahmaa Sahampati further said thus.
In the past the Teaching arose in Magadha, impure with blemish.
Open the door to deathlessness sir, by making the pure Teaching to be heard. .
Like a man on top of a rocky mountain would see the populace on all sides
Wise one, the comparison is that, do ascend the rock and teach
Remove the grief of the populace drenched in grief,
Look at them overcome by birth and decay.
Hero, steady and win the battle, leading charioteer,
Abide in the world without a debt.
May the Blessed One teach, there will be those who understand.
Heeding the entreaty of Brahmaa and out of compassion for beings I looked with the eye of the Enlightened One and saw beings with little defilements and with much defilements. Saw beings with sharp mental faculties and weak mental faculties, with good dispositions and weak dispositions. Saw certain ones abiding fearing the other world. Like in a set of blue lotuses, red lotuses and white lotuses, a certain one would be born in the water grow and develop in the water and would bloom below the level of the water. Some others born in the water would grow, develop and bloom, in level with the water and certain others born in the water, grow and develop and stand right above the water and bloom. In the same manner I saw beings with little defilement and with much defilement, with sharp mental faculties, and weak mental faculties, with good dispositions and weak dispositions and certain ones fearing the other world. Then I replied to Brahmaa Sahampati saying a stanza.
Brahmaa, I have opened the doors of deathlessness,
May those who have ears be released through faith,
With practice we will speak words with the perception of non hurting
And the populace will get the exalted Teaching.
Then Brahmaa Sahampati knowing I have made it possible for the Teaching to be heard, worshipped and circumambulated me and vanished from there it self.
Then it occurred to me to whom shall I give the first discourse? Then I thought this Aalaara Kaalaama is very wise, has been with few defilements for a long time, if I give the first discourse to him, he will indeed realise this Teaching very quickly. Then the gods approached me and told. Venerable sir, he passed away seven days ago. Then the knowledge arose its seven days since he passed away. Then it occurred to me, Aalaara Kaalaama is wise if he had heard this Teaching, he would have realised it quickly. Again, it occurred to me. To whom shall I give the first discourse? Uddaka Raamaputta is very wise and has long been with few defilements. If I give the first discourse to him, he will learn the Teaching quickly. Then the gods approached me and told. Venerable sir, he passed away last night.. Then knowledge arose to me, he passed away, last night. Again it occurred to me, to whom shall I preach the first discourse and who will know this Teaching quickly? Then it occurred to me, these fivefold bhikkhus were of great help, they attended on me until I gave up resolute striving. Then it occurred to me, where are the fivefold bhikkhus living at present? With my purified heavenly eye I saw them abiding in the deer park in Isipatana in Benares. After living as long as I wished in Uruwela, I left to go to Benares by stages . On the way I met, the wandering ascetic Upaka, between Gayaa and the Bo tree and he said. Friend, your mental faculties are pure and your skin colour is pure.Under whom do you lead the holy life, who is your Teacher and whose Teaching appeals to you? I replied him with this verse.
I have overcome everything, know everything. I’m not soiled by anything,
Giving up everything, with the destruction of craving I’m released,
I realised this by myself and have no Teacher.
Or an equal among gods and men
I’m perfect in this world. I’m the incomparable Teacher
By myself I rightfully realised Enlightenment. Cooled and extinguished.
I go to the city of Kaasi, to set the wheel of the Teaching rolling
It is to sound the drum of deathlessness to the blindfolded world.
Friend, as you acknowledge, it seems you are the world winner.
Upaka, all my demeritorious things are overcome, therefore I’m winner.
When this was said the wandering ascetic Upaka, shook his head and said: Friend, it may be so, and turning to a side track, went away.
Then bhikkhus, in stages I went to Benares, to Isipatana and to the deer park, and approached the fivefold bhikkhus. They seeing me approach in the distance settled among themselves. This is that recluse Gotama who gave up striving and returned to a life of abundance. We should not worship or attend on him and should not accept his bowl and robes. We will prepare a seat, if he likes he may sit. Bhikkhus, as I approached, the fivefold bhikkhus, they could not keep to their settlement. One approached to accept the bowl and robes, another prepared a seat, and the third placed water to wash the feet. Yet they addressed me by name. Then I told the fivefold bhikkhus: Bhikkhus, do not address the Thus Gone One by name or as friend. The Thus Gone One is perfect and rightfully enlightened. Bhikkhus, listen, I will advise to attain deathlessness Those following the method, according to the advice given, before long will attain, the highest end of the holy life here and now. .When this was said the fivefold bhikkhus said thus: Friend, Gotama, with that deportment, that method, and that difficult striving, you did not attain any distinct knowledge and vision above human. Having abandoned that striving and gone to abundance, what distinct knowledge and vision above human have you attained.. Bhikkhus, the Thus Gone One is perfect, rightfully enlightened. Listen, I will advise to attain deathlessness. Those following the method according to the advice given, before long, will attain, the highest end of the holy life here and now.
For the second time, the fivefold bhikkhus told me. Friend, Gotama, with that deportment, that method, and that difficult striving, you did not attain any distinct knowledge and vision above human. Having abandoned that striving and gone to abundance, what distinct knowledge and vision above human have you attained?. For the second time I told the fivefold bhikkhus. Bhikkhus, I have not gone to abundance or abandoned striving. I’m perfect, rightfully enlightened. Listen I will advise, to attain deathlessness. Those following the method according to the advice given, before long will attain, the highest end of the holy life here and now.
For the third time the fivefold bhikkhus said thus: Friend, Gotama, with that deportment, that method, and that difficult striving, you did not attain any distinct knowledge and vision above human. Now having abandoned that striving and gone to abundance, what distinct knowledge and vision above human have you attained? When this was said, Bhikkhus, I asked the fivefold bhikkhus. Do you know me of talking like this before?. They said, No, venerable sir. I said, bhikkhus, .the Thus Gone One is perfect, rightfully enlightened. I will advice to attain deathlessness. Those following the method according to the advice given, before long, will attain that highest end of the holy life, here and now and abide. Bhikkhus, I could convince the fivefold bhikkhus. Then I advised two bhikkhus, and three would go for alms. Out of what is brought by three, each one partook one sixth..I sometimes advised three bhikkhus, and two went for alms. Out of what was brought by two, each one partook one sixth.
Bhikkhus, thus advised by me the fivefold bhikkhus themselves subject to birth, knowing the danger of birth, searched for the non-born noble end of the yoke, and attained it. Subject to decay, knowing the danger of decay, searched for the not decaying noble end of the yoke and attained it. Subject to ailing, knowing the danger of ailing searched for the non-ailing noble end of the yoke and attained extinction. Subject to death, knowing the danger of death, in search of the deathless noble end of the yoke attained extinction. Subject to grief, knowing the danger of grief, in search of the griefless noble end of the yoke attained extinction. Themselves subject to defiling, knowing the danger of defiling, in search of the undefiled noble end of the yoke attained extinction. Knowledge and vision arose to them. Their release, was not changeable. They knew this is our last birth, now there is no more birth.
Bhikkhus, these five are the strands of sensual pleasures.What five?. Pleasant agreeable forms arousing fondness cognizable by eye consciousness. Pleasant agreeable sounds arousing fondness cognizable by ear consciousness. Pleasant agreeable smells arousing fondness cognizable by nose consciousness. Pleasant agreeable tastes arousing fondness cognizable by tongue consciousness. Pleasant agreeable touches arousing fondness cognizable by body consciousness. Bhikkhus, these are the five strands of sensual pleasures. Bhikkhus, whoever recluse or brahmin was to partake these five strands of sensual pleasures enslaved, swooned, guilty of an offence, not seeing the danger, and not wise about the escape should know we are in misfortune, have come to destruction and are in the power of death. Like the wild animals that partake of food bound, know we have come to destruction, are in danger, when the hunter comes we will be in his power. Whoever recluse or brahmin was to partake these five strands of sensual pleasures not enslaved, not swooned, not guilty of an offence, seeing the danger and wise about the escape, should know we are not in misfortune, have not come to destruction and are not in the power of death. Like the wild animals in the forest that partake of food unbound. They should know we do not come to destruction and are not in danger. When the hunter comes we will not be in his power. In the same manner those recluses or brahmins will not be in the power of death,
Like the wild animals wandering in the declivity would go with confidence, stand with confidence, sit with confidence and would lie with confidence. What is the reason. Bhikkhus, they are out of sight of the hunter. Bhikkhus, in the same manner, the bhikkhu secluded from sensual desires and evil thoughts with thoughts and thought processes and with joy and pleasantness born of seclusion abides in the first jhaana. Bhikkhus, to this is said, the bhikkhu has blindfolded death. Having destroyed the feetless one has gone beyond the sight of death.
Again the bhikkhu, over coming, thoughts and thought processes, the mind internally settled and brought to one point, will be without thoughts and thought processes. With joy and pleasantness born of concentration he would attain to, abide in the second jhaana.. Bhikkkhus, to this is said, the bhikkhu has blindfolded death. Having destroyed the feetless one has gone beyond the sight of death.
Again the bhikkhu with equanimity to joy and detatchment abides mindful and aware and also experiences pleasantness with the body and attained to abides in the third jhaana. To this abiding the noble ones say, abiding mindfully in equanimity. Bhikkhus, to this is said, the bhikkhu has blindfolded death. Having destroyed the feetless one, has gone beyond the sight of death.
Again the bhikkhu, dispelling pleasantness and unpleasantness, and earlier having dispelled pleasure and displeasure, purifies mindfulness with equanimity. Without unpleasantness and pleasantness and mindfulness purified with equanimity he attained to, abides in the fourth jhaana. Bhikkhus, to this is said, the bhikkhu has blindfolded death. Having destroyed the feetless one has gone beyond the sight of death.
Again the bhikkhu having overcome all perceptions of matter and perceptions of anger, not attending to various perceptions, with space is boundless, attained to, abides in the sphere of space. Bhikkhus, to this said, the bhikkhu has blindfolded death. Having destroyed the feetless one has gone beyond the sight of death. Having overcome all the sphere of space with consciousness is boundless attained to, abides in the sphere of consciousness. Bhikkhus, to this is said, the bhikkhu has blindfolded death. Having destroyed the feetless one has gone beyond the sight of death. Having overcome all the sphere of consciousness, with there is nothing abides in the sphere of no-thingness. Having overcome all the sphere of no-thingness attained to abides in the sphere of neither perception nor non-perception. Overcoming all the sphere of neither-perception –nor-non-perception attains to the cessation of perceptions and feelings.. Seeing it with wisdom too desires get destroyed. Bhikkhus, to this is said, the bhikkhu has blindfolded death. Destroying the feetless one has gone beyond the sight of death. Crossing over to the beyond he goes with confidence, stands with confidence, sits with confidence and lies with confidence .What is the reason Has gone beyond the sight of death.
The Blessed One said thus and those bhikkhus delighted in the words of the Blessed One. . . .
*Notes
1. The not born, not decaying, not ailing, not dying, not grieving, not defiled end of the yoke which is extinction ‘ajaata.m,ajara.m, abhyadhi.m, amata.m, asokam, asankhilittha.m anuttara.m yogakhema.m nibbaana.m. It is by realising these things, that the fivefold bhikkhus attained extinction. It’s clear that it’s to one born that the rest comes, ie decay,ailments,death, grief, and defiling . So it is the cause for birth that has to be dispensed. Isn’t the desire to be this and that the reason for birth.
2 The populace fond of settling and attached to settling, does not see this difficult point that dependent arising is from this cause.’Aalayaraamaa kho panaaya,m pajaa aalayarataa aalayasammuditaa. Aalayaraamaaya kho pana pajaaya aalayarataaya aalayasammuditaaya duddasa.m ida.m .thaana.m yadida.m idappaccayataa pa.ticcasamuppaado. The Blessed One tells clearly that dependent arising is a result of our settling in various ways. The undoing of this settlement is dependent cessation. This is a mental settlement
.3 The appeasement of all determinations.’sabbasankhaarasamatho’Determinations are threefold, as bodily, verbal and mental. Bodily determinations are in-breaths and out breaths, as these are bound up with the body and always with the body, they are bodily determinations. Verbal determinations are thinking and pondering, It is always after thinking and pondering that one speaks. So thinking and pondering are verbal determinations. Perceptions and feelings are bound up with the mind and are mental determinations. To appease these the Blessed One recommends the jhaanas, in the order of rising, and it is after attaining to the highest attainment that one could experience cessation of perceptions and feelings.This if done with the right knowledge, the Blessed One says one could attain extinction.
4, Giving up of all endearments.’sabbuupadhipa.tinissaggo.’ endearments are explained in this Sutta, and it is their relinquishing that has to be done.
English translation by Sister Upalavanna
0 nhận xét:
Đăng nhận xét