Hành thiền không phải chỉ là ngồi yên một chỗ, dù ở trong tư thế nào nếu tâm thức tỉnh, hay biết tức là đang hành thiền
Mỗi tối Thứ 3, Thứ 5 và cả ngày Chủ Nhật, mời các bạn tạm dừng nhịp sống hối hả để tới phòng thiền Vipassana (Phật giáo nguyên thủy) ở tầng 4, toà nhà Bohemia, 25 Nguyễn Huy Tưởng, Hà Nội (ngã 3 Lê Văn Thiêm, Nguyễn Huy Tưởng, đi lên lối thang máy văn phòng), cùng nhau hướng tâm vào trong chính mình, có mặt trong từng khoảnh khắc, không bị phân tâm bởi những vướng bận về quá khứ hay lo lắng về tương lai.
Ngoài ra, bạn có thể thực hành thiền online với chúng tôi từ 5h30 đến 6h15 tất cả các ngày trong tuần. Khóa thiền online này đã kéo dài 4 năm rồi và đã giúp rất nhiều thiền sinh duy trì thói quen thực hành hàng ngày.
Hotline: zalo / 098 1988 801 - Mr. Đức
Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2025
Thiền sinh Vipassana thứ nhất nếu thấy họ đi lại lờ đờ, đừng hỏi đang làm gì đó. Thật sự không biết phải trả lời sao, quá nhiều thứ cần phải học và làm. Trả lời đầy đủ thì chắc sẽ chạy ngay mà vẫn hỏi làm gì.
Thứ hai nếu thấy họ đang ngồi thiền lim dim, đừng thử và hỏi tôi ngồi thử 1 phút rồi có thấy gì đâu. Bình an sáng suốt không phải là mì ăn liền đâu, từ từ mới thấm.
Thứ ba nếu thấy họ đang nằm duỗi chân duỗi tay ở trên một nền sàn cứng, đừng hỏi ơ ngủ à, nằm vậy đau lưng không? Tôi không ngủ tôi đang tập tình thức.
Lần sau nếu thấy ai đang đi đứng nằm ngồi im thì hãy để người ta yên vì biết đâu họ đang cố không nổi điên với cuộc đời.
Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2025
Nhân dịp nghỉ lễ 30/4, nhóm Thiền Giữa Đời Thường xin mời quý vị tham dự
khoá thiền Vipassana dài ngày do Sư cô Hương Thiền trực tiếp giảng dạy
và hướng dẫn.
Đây là dịp mà các thiền sinh có dịp tạm gác lại các bộn bề
của cuộc sống, dành thời gian cho việc nghỉ ngơi và chăm sóc tâm của
mình, để từ đó có điều kiện phát triển được những phẩm chất tốt đẹp của
tâm.
Đây là khoá thiền tập trung miên mật, các thiền sinh sẽ phải nội trú tại
chùa trong suốt thời gian tham gia khoá thiền. Trong khoảng thời gian
từ 4h30 sáng tới 10h tối, thiền sinh sẽ thực hành các thời ngồi thiền,
đứng thiền, đi thiền, nằm thiền, và được học hỏi về Phật Pháp, hướng dẫn
hành thiền từ Sư cô Hương Thiền.
THÔNG TIN KHOÁ THIỀN: ► ĐỊA ĐIỂM: Chùa Phú Cốc, thôn Thống Nhất, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội ► THỜI GIAN: Từ 8h sáng ngày 26/04/2025 đến 17h ngày 04/05/2025
LƯU Ý: ► Chỉ nhận các thiền sinh trong độ tuổi từ 18 đến 65 tuổi. ► Không nhận thiền sinh mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh trầm cảm hoặc bệnh
tâm lý. ► Không sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử khác trong toàn bộ
khóa thiền (bắt buộc).
Thứ Ba, 8 tháng 4, 2025
Bài tập chánh niệm nhanh hay biết cảm giác không phản ứng. Thói quen hay biết cảm giác không phản ứng mang lại nhiều lợi ích.
Thứ nhất, tỉnh thức và sống trong hiện tại. Khi nhận biết các cảm giác của cơ thể, ta không còn bị cuốn vào các suy nghĩ lan man về quá khứ hay là tương lai.
Hai, bình an
và giảm khổ đau. Khi quan sát cảm giác mà không phán xét hay phản ứng, ta
học cách chấp nhận thực tại như nó đang là. Cảm giác khó chịu như là nóng,
lạnh, căng, nhức không còn là vấn đề quá lớn vì ta không bị chúng điều khiển, kiểm soát. Dần dần ta
phát triển sự bình an nội tâm ngay cả khi những cảm giác khó chịu có mặt.
Ba, sáng suốt và làm chủ tâm trí. Thay vì phản ứng theo thói quen như là
bực bội khi mà cảm thấy nóng bức, than vãn khi mà cảm thấy mệt mỏi, ta có
thể chọn cách phản ứng một cách sáng suốt bằng tư duy bình tĩnh.
Bốn, nhận ra
chân lý vô thường. Khi mà ta quan sát kỹ cảm giác ta thấy rằng không có
gì là ổn định cả nóng rồi cũng sẽ mát căng rồi sẽ giả đau rồi cũng sẽ
đổi thay. Nhận ra cái sự thay đổi vô thường này giúp ta bớt bám chấp vào
những gì dễ chịu hay là chống đối những gì khó chịu.
Chuỗi ba
bài tập biết cảm giác đơn giản, nên thường xuyên luyện tập. Hãy ngồi thoải
mái thư giãn thả lỏng, hướng vào bên trong, hay biết bản thân trong hiện
tại.
Bài một, hãy xoa nhẹ nhàng hai lòng bàn tay với nhau cho ấm hai lòng
bàn tay, xoa nhẹ nhàng, các cảm giác thay đổi khi tan xoa bàn tay, sau đấy
áp sát hai lòng bàn tay vào mặt bàn, cảm nhận hơi nóng trong lòng bàn tay
giảm đi trong khi cảm nhận hơi mát từ mặt bàn.
Bài hai, đặt hai tay lên
trên mặt bàn, bắt đầu từ một bàn tay, hãy co các ngón tay vào lòng ngàn
tay chậm chậm thong thả nhận biết thay đổi của các cảm giác. Sau khi các
ngón tay đã nắm chặt lại trở thành một nắm đấm, khi gồng bàn tay lên thấy
cái sự gồng cứng kéo dài từ đầu ngón tay, lòng bàn tay, cả cái nắm đấm
cho đến vùng cẳng tay. Rồi lại từ từ duỗi các ngón tay ra. Cảm nhận cảm giác ở các ngón tay ở bàn tay ở càng tay. Bên tay còn lại
cũng vậy, hãy co các ngón tay từ từ vào lòng bàn tay cho đến khi tạo
thành một nắm đấm. Gồng toàn bộ tay lên, nhận biết sự gồng lên này, nhận
biết sự co thát của các bó cơ sự thay đổi của các dòng cảm giác, rồi lại
từ duỗi các ngón tay ra, từ từ quan sát, từ từ nhận biết sự thay đổi của
các cảm giác.
Bài ba, đặt lên bàn một cốc nước ấm và một cốc nước lạnh sao
cho khi chạm vào bên ngoài cốc ta cảm nhận được cái hơi nóng và cái hơi
lạnh một cách dễ dàng. Úp hai bàn tay vào thành của cốc nước ấm. Hãy cảm
nhận hơi nóng trên tay sau đó buông tay ra, rồi lại úp tay vào cốc nước
mắt cảm nhận hơi nóng đang tan ra, hơi lạnh đang thấm vào tay.
Hãy thực hành
chuỗi ba vài tập nhận biết cảm giác đơn giản này một cách thường xuyên
liên tục, nhờ đó chúng ta sẽ rèn luyện được thói quen chánh niệm ghi nhận
hay biết cảm giác. Đây là tiền đề để mọi người có thể sống thiền nghĩa
là hay biết bản thân mình trong mọi tư thế của cuộc sống, ngay cả khi mà
mình nấu cơm, rửa bát, quét nhà, dạy con làm việc. Từ chánh niệm trong cuộc
sống kết hợp với chánh niệm trong lúc ngồi thiền và đi thiền theo thời
khóa, chúng ta có một cuộc sống mang thói quen chánh niệm ghi nhận hay
biết chính mình tại hiện tại để tạo nên một cuộc sống bình an.
Bạn đang thấy phiền vì có quá nhiều suy nghĩ diễn ra? Đây là cách để tâm an yên.
Khi có quá nhiều suy nghĩ xuất hiện trong đầu, bạn có thể áp dụng 1 số phương pháp để giữ tâm tĩnh lặng và không bị cuốn theo dòng suy nghĩ.
Trước hết hãy lờ đi những suy nghĩ đó, đừng quan tâm đến chúng đang lảm nhảm nói gì, và hướng sự chú ý vào cảm giác của cơ thể hoặc hơi thở. Nếu tâm trí vẫn quá bận rộn, bạn có thể đứng dậy, đi thiền chậm rãi hoặc đơn giản là ngồi yên, đừng làm gì cả để tâm dần lắng xuống.
Quan trọng nhất là không coi suy nghĩ là một phần của mình, nên không cố để đè nén hay tiêu diệt suy nghĩ mà chỉ quan sát chúng một cách nhẹ nhàng. Quan sát suy nghĩ như một người đứng ngoài nhìn dòng chảy của tâm trí, để chúng tự đến rồi tự đi như mây trôi trên bầu trời, hay lá rơi trên dòng nước. Khi không còn xem suy nghĩ là của mình, bạn sẽ dần cảm nhận được sự tĩnh lặng và tự do khỏi những suy nghĩ lan man.
Tại sao chư tăng lại chọn nơi nguy hiểm nhất để cứu trợ? Ngài thiền sư Ottamathara đã nói: thiện pháp dễ làm sẽ có nhiều người làm, hãy để mọi người làm, chúng ta hãy thực thiện pháp khó làm, vì nơi khó khăn nhất là nơi cần nhất.
Thế rồi tăng đoàn và đội tình nguyện viên lên đường tới Sagaing. Nơi đây là tâm chấn và là thành trì của quân nổi dậy, nên cũng là trung tâm của nội chiến. Sau động đất quân đội tiến hành kiểm soát an ninh ở mọi nơi, khiến đội cứu trợ, hàng hóa nhu yếu phẩm, rất khó khăn để đến nơi đây. Ngài thiền sư đã xem xét và quán chiếu rất kỹ, thấy Sagaing nguy hiểm và khó khăn hơn rất nhiều, nhưng đang rất thiếu sự hỗ trợ, ngài quyết tâm đưa Thabawar Rescue tới cứu trợ Sagaing.
Câu hỏi có thể đặt ra là quý vị ấy đến nơi đó thì làm được gì? Câu trả lời có lẽ nằm ở hoạt động cứu trợ hàng ngày của họ. Từ năm 2010, tăng đoàn vừa thực hành pháp, vừa hoằng truyền giáo pháp, đồng thời cưu mang rất nhiều người cùng khổ trong xã hội, giúp cho tất cả có một môi trường sống tuy không dư giả nhưng bình yên. Trung tâm Thabawar Naypyitaw là trung tâm thiền đang xây dựng ngay gần tâm chấn, nhưng không có những thiệt hại đáng kể, bởi vì ở đây chư tăng ni vẫn còn nghỉ ngơi trong những container cũ được cải tạo làm nhà ở. Nạn dân ở nhà dựng tre nứa nhỏ xíu, tất cả tài sản chỉ có vậy. Không có nhà xây dựng kiên cố cao tầng, nên an toàn giữa động đất. Và chính trung tâm thiền này đang là một trong những trường thiền bận rộn nhất để cứu trợ động đất. Xe tải xây dựng của trường thiền được điều động đi chợ xách nước, phụng sự không phân biệt từ bệnh viện, các khu cắm trại của nạn dân, lớp mẫu giáo dã chiến và cả nhà tù.
Đây là vài hình ảnh trung tâm thiền Thabawar hỗ trợ vật thực và đồ dùng tới chư tăng ni và nạn dân tại các vùng tâm chần động đất ngày 28/3 tại Sagaing. Đội bác sĩ và tình nguyện viên từ trung tâm Thabawar bỏ dở việc xây dựng tại đây để hết sức nỗ lực cứu nạn, cứu thương.
Mọi sự phát tâm của quý vị dù ít hay nhiều đều vô cùng ý nghĩa lúc này. Mong bình an đến cho tất cả mong tất cả sống thoát khổ đau. Nam mô Phật.
- Sư sẽ làm gì, thưa sư Ajahn Brahm, nếu có người bỏ cuốn Kinh Phật vào bồn cầu, và giật nước cho nó trôi đi?
Chẳng chút do dự, tôi trả lời:
- Thưa ông, việc trước tiên tôi sẽ làm, là gọi thợ chuyên thông cống.
Sau khi cười một hồi, anh ký giả cho biết đó là câu trả lời đầu tiên có vẻ thực tế nhất mà anh nhận được. Tôi bèn nói thêm, tôi giải thích rằng có thể có người làm nổ tung nhiều tượng Phật, đốt phá đền chùa hay giết hại tăng ni, họ có thể diệt tất cả nhưng tôi sẽ không bao giờ cho phép họ tiêu diệt đạo Phật.
Bạn có thể giật nước bồn cầu cho quyển kinh trôi đi, nhưng tôi không bao giờ để bạn giật nước bồn cầu cho trôi đi sự bao dung tha thứ, sự bình an và lòng bi mẫn. Quyển kinh không phải là tôn giáo, cũng như tượng đài, đền miếu hay người tu sĩ. Những thứ này chỉ là đồ chứa mà thôi. Quyển kinh dạy chúng ta những gì, tượng đài biểu trưng cho điều gì, những phẩm hạnh gì người tu sĩ phải có, đó là những đồ được chứa.
Trước đây ngồi cà phê một mình, trầm lặng nhưng lòng lại lang thang đâu đó, đầy những gợn sóng bất an khi nghĩ đến quá khứ tương lai. Ta uống vì đó chỉ là một thói quen lặp đi lặp lại trong sự lơ đãng cô đơn len lỏi vào từng ngụm cà phê, để lại dư vị nhạt nhẽo và trống rỗng. Cà phê dần nguội lạnh như chính cảm giác cô đơn len vào từng khoảng trống trong lòng. Ta thấy sự rộn ràng trong lồng ngực những suy nghĩ chưa kịp lắng, những kế hoạch dang dở, những câu chuyện chưa tròn vẹn. Rồi ta nhận ra những mong ngóng được chia sẻ, như thể hương vị cà phê này sẽ đậm đà hơn nếu có ai đó cùng ngồi bên.
Nhưng rồi khi biết thiền chánh niệm ta mới biết thật sự ngồi lại với chính mình. Tay nâng cốc cà phê lên cảm nhận hơi ấm lan tỏa, sức nặng đè nhẹ lên ngón tay. Ta hít một hơi thật sâu để mùi thơm thanh nhẹ len vào từng ngóc ngách cơ thể, vị đắng nơi đầu lưỡi, sự ấm áp chảy qua cổ họng và dư vị ngọt ngào còn đọng lại đều được ta thành thơi nhận biết. Ta thả lỏng toàn thân để từng ngụm cà phê thấm dần vào mình, nhẹ nhàng tĩnh lặng trong sự tỉnh thức cùng thiền chánh niệm. Ta không chạy theo những thích, không thích, không cố xua đuổi những cảm giác bất an. Ta chỉ đơn giản là thấy, là biết, là ghi nhận mà không phán xét và rồi khi không còn mong cầu điều gì khác.
Ta chợt thấy một loại bình an rất nhẹ nhàng không phải vì cà phê ngon hơn cũng không phải vì quán vắng hơn mà vì chính ta đã thay đổi cách cảm nhận. Một ly cà phê không chỉ là một thói quen mà là một khoảnh khắc để hiểu rõ chính mình, để biết rằng hạnh phúc không đến từ bên ngoài mà từ cách ta chấp nhận và buông thư với những gì đang có. Ta nhận ra rằng bình an chưa bao giờ rời xa ta chỉ là ta chưa từng thật sự dừng lại để cảm nhận.
Tôi đã thực hành theo hướng dẫn thiền của sư cô chia sẻ và chúc các bạn có cùng những cảm nhận bình an tỉnh thức như tôi.
Cuộc đời như dòng sông, khi chảy xiết, khi lặng lẽ. Chẳng ai có thể nắm bắt hay ép buộc dòng nước đi theo ý mình. Ta hiểu rằng, mọi thứ đến và đi đều có nhân duyên của nó. Người đến ta trân trọng, người đi ta nhẹ buông. Tiền tài, danh vọng, được mất, tất cả chỉ như gió thoảng mây trôi, có cũng tốt, không có cũng chẳng sao. Ta chọn sống với tâm bình an, đón nhận mọi điều như nó vốn là, không tranh dành, không hơn thua, không cưỡng cầu điều trái duyên. Bởi ta cũng đủ trưởng thành để biết rằng, khi tâm tĩnh lặng, cuộc đời tự khắc an nhiên.
Bạn có bao giờ cảm thấy bất an khi chính mình đang khát khao bình anh không? Trong cuộc sống, nhiều người không nhận ra rằng chính mong muốn mãnh liệt về một tương lai bình an lại đang tạo nên một sự bất an mới ở trong tâm.
Vậy làm sao để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này? Chính thiền chánh niệm giúp dạy chúng ta cách chấp nhận hiện tại, nhận diện cả bất an lẫn bình an mà không dính mắc hay chối bỏ. Khi ta học cách sống trọn vẹn với hiện tại, ta mới thực sự chạm đến sự an nhiên từ bên trong.
Và tăng đoàn của ta tiếp nhận các vị trở thành tỳ kheo ni, đồng thời lập ra tám pháp cung kính, nếu như các vị đều tuân thủ nghiêm túc, kể từ hôm nay các vị chính là Tỳ Kheo ni.
Muôn phần cảm tạ ngài.
Pháp cung kính này sẽ do thầy A Nan tuyên đọc.
Bạn có bao giờ để ý rằng những người thành công trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đều có một điểm chung? Họ luôn giữ tâm trí hướng về mục tiêu của mình dù đang làm bất cứ điều gì. Điều này không chỉ đúng với công việc học tập mà còn đặc biệt quan trọng trong việc thực tập thiền chánh niệm.
Hãy tưởng tượng một người mẹ chăm sóc đứa con vài tháng tuổi, dù cô ấy đang nấu ăn giặt giũ hay làm việc nhà thì tâm trí của cô ấy vẫn luôn hướng với đứa trẻ, luôn lắng nghe từng tiếng động, từng cử động nhỏ của con. Hay là một người nông dân đang phơi thóc dưới nắng, dù anh ta có làm thêm nhiều việc khác, anh ta vẫn sẽ để ý đến thời tiết, quan sát từng đợt gió để kịp chờ thóc cho khô đều hoặc là để sẵn sàng gom lại nếu trời bất chợt đổ cơn mưa.
Việc thực hành thiền cũng vậy, dù bận rộn với cuộc sống thường ngày chúng ta vẫn cần giữ tâm hướng về việc thiền tập như cách người mẹ không rời đứa con, như cách người nông dân không quên chỗ đang phơi thóc. Hãy luôn tìm hiểu phương pháp đúng đắn, thực hành theo đúng hướng dẫn, quan sát những điểm chưa đúng trong cách mình thiền để kịp thời điều chỉnh.
Trong nhịp sống thối hả ngày nay, khi công việc gia đình mạng xã hội và vô số những điều khác liên tục đòi hỏi sự chú ý của chúng ta thì việc giữ tâp trí không rời khỏi mục tiêu càng trở nên quan trọng. Nếu không duy trì sự tập trung, chúng ta dễ bị cuốn vào những thứ nhỏ nhặt mà mất đi định hướng ban đầu. Khi bạn duy trì thói quen luôn luôn hướng tâm vào điều quan trọng, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn. Dù có bao nhiêu thứ xung quanh gây sao nhãng, bạn vẫn có thể quay lại đúng hướng một cách nhanh chóng. Bạn sẽ không bị căng thẳng bởi vì bạn sẽ không thấy lạc lỗi giữa hàng đống công việc mà thay vào đó bạn biết rõ điều gì là thực sự quan trọng. Bạn sẽ đạt được tiến bộ nhanh hơn giống như một người kiên trì luyện tập thể thao mỗi ngày.
Hướng tâm liên tục giúp bạn cải thiện nhanh chóng trong bất cứ lĩnh vực nào và đây chính là lý do tại sao thiền lại quan trọng. Thiền giúp bạn rèn luyện giữ tâm vững vàng trước mọi sao nhãng giống như ngọn hài đăng giữa giông bão. Khi bạn có thể giữ tâm không rời khỏi việc hành thiền bạn cũng sẽ dễ dàng giữ vững mục tiêu ở trong cuộc sống. Một tâm trí an tĩnh rõ ràng chính là nền tảng cho sự thành công và hạnh phúc bền vững.
Thiện lành từ tâm bình an tự đến. Không cần cố gắng tìm kiếm bình yên bên ngoài vì bình yên vốn dĩ là trạng thái của một tâm hồn không vướng bận khi ta làm điều thiện không vì mong cầu phước báu mà chỉ vì lòng chân thành.
Tự nhiên cuộc sống trở nên nhẹ nhàng khi ta nghĩ điều thiện, không để tâm ganh ghét oán hận, tự khắc lòng sẽ rộng mở bao dung. Khi ta nói điều thiện, không gieo lời cay đắng tổn thương, tự nhiên cuộc đời sẽ hồi đáp lại bằng những âm thanh dịu dàng.
Làm thiện, nghĩ thiện, nói thiện không phải để đổi lấy điều gì mà để chính mình được sống một đời an nhiên thanh thản giữa bao biến động của nhân gian.
Làm gì để tổ chức khóa thiền Vipassana miên mật, cần phải đảm bảo để cả trăm thiền sinh sống trong ngôi trường kỷ luật mà không căng thẳng, học được cách sống tỉnh thức và bình an?
Đầu tiên tôi phải quyết định thời gian và địa điểm tổ chức. Địa điểm tổ chức khóa thiền thường là một ngôi chùa và bắt buộc phải có đầy đủ cơ sở vật chất. Tuy không cần sang trọng hay là quá lớn nhưng mà đảm bảo sự tiện nghi, đủ ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, đảm bảo đủ các phòng chức năng cho cả ăn ngủ sinh hoạt tu tập của đông người.
Tiếp theo khóa thiền cần có một ban tổ chức kinh nghiệm gồm những thiền sinh cũ hiểu cách tổ chức một khóa thiền bài bản và hiệu quả, có thiện tâm muốn sống thiền và giúp đỡ những người khác vô điều kiện.
Tiếp theo chúng tôi phải chuẩn bị ban bếp để đảm bảo thực phẩm trong khóa thiền phù hợp với hàng trăm thiền sinh. Tôi cần tìm bếp trưởng và nhóm phục bếp là những người có kiến thức và kinh nghiệm trong việc nấu những món ăn nhẹ nhàng, thanh đạm nhưng vẫn ngon miệng và đủ chất.
Tiếp theo là thành lập ban truyền thông hóa thiền để lan tòa thông tin đến những người quan tâm, để họ có thể đăng ký tham gia. Cận kề ngày diễn ra khóa thiền, các thành viên Ban tổ chức sẽ được phân chia vào từng ban: bàn, bếp, buồng, thiền đường. Mỗi trưởng ban sẽ nhận nhiệm vụ cụ thể và triển khai đến các thành viên trong ban. Ban lễ tân sẽ tiếp nhận và hướng dẫn thiền sinh, phổ biến nội quy trực tiếp. Ngoài ra ban tổ chức cũng sắp xếp xe chung để đưa đón các thiền sinh và bản thân tôi.
Sau khâu tổ chức là đến khâu soạn thảo giáo án, bao gồm các bài giảng về Pháp học và Pháp hành, sắp xếp tuần tự từ cơ bản để nâng cao để hướng dẫn những người mới bắt đầu một cách dễ hiểu và có hệ thống. Và rồi khóa thiền đã tới với các cuộc họp cùng ban tổ chức và những công việc đặc thù của một nhà sư hướng dẫn và tổ chức thiền lại bắt đầu!
KHÓA THIỀN VIPASSANA CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU - DO SƯ CÔ HƯƠNG THIỀN HƯỚNG DẪN
Nhân dịp nghỉ lễ 30/4, nhóm Thiền Giữa Đời Thường xin mời quý vị tham dự khoá thiền Vipassana dài ngày do Sư cô Hương Thiền trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn. Đây là dịp mà các thiền sinh có dịp tạm gác lại các bộn bề của cuộc sống, dành thời gian cho việc nghỉ ngơi và chăm sóc tâm của mình, để từ đó có điều kiện phát triển được những phẩm chất tốt đẹp của tâm.
Đây là khoá thiền tập trung miên mật, các thiền sinh sẽ phải nội trú tại chùa trong suốt thời gian tham gia khoá thiền. Trong khoảng thời gian từ 4h30 sáng tới 10h tối, thiền sinh sẽ thực hành các thời ngồi thiền, đứng thiền, đi thiền, nằm thiền, và được học hỏi về Phật Pháp, hướng dẫn hành thiền từ Sư cô Hương Thiền.
Thiền sinh có thể đăng ký tham dự trọn vẹn 05 ngày, hoặc trọn khoá 09 ngày.
LƯU Ý:
► Chỉ nhận các thiền sinh trong độ tuổi từ 18 đến 65 tuổi.
► Không nhận thiền sinh mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh trầm cảm hoặc bệnh tâm lý
► Không sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử khác trong toàn bộ khóa thiền (bắt buộc).
Một số hình ảnh các khoá thiền Vipassana đã được tổ chức:
Giảng Pháp
Thực hành thiền ngồi
Thực hành thiền đứng
Thực hành thiền đi
Lấy đồ ăn buổi trưa
Quán tưởng tứ vật dụng trong bữa trưa
Làm thủ tục đăng ký khoá thiền
BTC thu giữ và niêm phong điện thoại
Bàn sách tặng cuối khoá thiền
Cảm nhận của thiền sinh
Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2025
Sulun Sayadaw để lại xá lợi toàn thân cơ thể được lưu giữ hoàn toàn tự nhiên trong điều kiện khí hậu rất nóng bức của Myanmar. Ngài là một trong những bậc thiền sư vĩ đại nhất của Myanmar. Pháp thiền của ngài dựa trên hơi thở và cảm giác toàn thân. Ngài nổi tiếng với sự tu tập nghiêm khắc và nhấn mạnh vào việc hành trì liên tục để đạt đến giác ngộ.
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của ngài đó là thực hành liên tục. Pháp thiền của ngài Sulun nổi tiếng là rất khác biệt, yêu cầu hành giả phải chịu đựng cảm giác đau đớn trên thân mà không phản ứng. Một số người kể rằng trong lúc hành thiền ngài có thể ngồi bất động hàng giờ trong khi cơ thể bị kiến cắn hoặc bị đau đớn tột cùng, nhưng ngài vẫn duy trì chánh niệm và quan sát mọi cảm thọ một cách bình thản. Khóa thiền theo phương pháp của ngài sắp được tổ chức tại Hà Nội, hy vọng có nhiều thiền sinh sẽ có được kinh nghiệm bình an trí tuệ.
Khi tâm chúng ta còn thất vọng và buồn bực, chúng ta sẽ làm người khác tổn thương dưới cái mác giúp đỡ người. Tự lừa dối chính mình đôi khi nó quá hoàn hảo đến nỗi chính mình cũng không ý thức được điều đó. Bản năng tự vệ khiến cho chúng ta mù quáng trước khuyết điểm của chính mình. Chúng ta tự lừa dối rằng mình đang hạnh phúc. Đôi khi thật là đau đớn khi nhìn ra những khuyết điểm của chính mình. Trung thực là điều khó hơn tôi tưởng rất nhiều. Chúng ta bị mắc kẹt bởi những lời nói dối của chính mình. Nói về sự trung thực thì rất dễ nhưng để thực hành nó thì khó biết bao. Nếu tôi thực sự trung thực, chắc hẳn là tôi sẽ vô cùng mãn nguyện.
Có hai loại đau khổ: đau khổ dẫn đến đau khổ hơn và đau khổ dẫn đến chấm dứt đau khổ. Đau khổ đầu tiên là chấp giữ những gì ưa thích và chán bỏ những gì không ưa thích. Đau khổ thứ hai là can đảm và theo dõi sự không ngừng thay đổi của cảm giác hạnh phúc, đau khổ, vui vẻ, buồn chán, vừa lòng, phật ý. Đau khổ này dẫn đến chỗ bình an.
Thực ra hạnh phúc chỉ là biến thể của đau khổ dưới một hình thái tế nhị. Dính mắc vào hạnh phúc cũng như dính mắc và đau khổ, nhưng bạn không thấy đó thôi. Đừng nghĩ rằng nắm giữ hạnh phúc là sa lìa đau khổ. Cả hai dính chặt vào nhau không thể tách rời. Đức Phật chỉ cho chúng ta biết đau khổ là kẻ thừa kế tai hại của hạnh phúc. Hãy xem đau khổ và hạnh phúc ngang nhau. Khi hạnh phúc khởi sanh đừng quá vui mừng mà bị quấn trôi đi, khi đau khổ đến cũng đừng quá thất vọng mà bị nhấn chìm vào dòng thác lũ.
Khi lập gia đình chúng ta chỉ đổi nỗi khổ của người độc thân để mang lấy nỗi khổ của người có gia đình mà thôi. Rồi khi ly dị chúng ta lại đổi nỗi khổ của người có gia đình để lấy nỗi khổ của người độc thân.
Mình sao mà khổ còn thiên hạ sao mà sướng thế. Khi chúng ta nghèo chúng ta ganh tỵ người giàu. Tuy nhiên nhiều người giàu thì lại ganh tị tình bạn chân thành và sự thành thơi ít trách nhiệm của những người nghèo. Trở thành giàu có cũng chỉ là đổi nỗi khổ của người nghèo để mang lấy nỗi khổ của người giàu mà thôi.
Và mọi chuyện nó là như thế. Cứ nghĩ rằng mình sẽ được sung sướng khi trở thành một cái gì đó, cuối cùng chỉ là ảo tưởng. Trở thành cái gì đó chẳng qua là đem đổi nỗi khổ này để lấy nỗi khổ khác thôi. Thế thì khi các bạn bằng lòng với chính mình, với địa vị của người bình thường hay người quan trọng, là người độc thân hay có gia đình, giàu hay nghèo thì các bạn không còn khổ.
Mình thật là sướng còn thiên hạ sao mà khổ thế!
Chúng ta không thể hoàn toàn thoát khỏi sân giận. Nó sẽ đến khi đủ nhân duyên cho nó sanh khởi. Tất cả những gì chúng ta làm được chỉ là ghi nhận cơn sân đang có mặt.
Nếu bạn thấy ra thực tế rằng tất cả mọi người đều đang đau khổ, điều đó sẽ giúp bạn rất nhiều khi đối diện với sân hận. Phản ứng tiêu tốn rất nhiều năng lượng của chúng ta. Khi cơ thể ốm yếu chỉ cần một suy nghĩ tiêu cực thôi cũng đủ làm cho bạn kiệt sức rồi.
Đừng nói rằng bạn không nên giận. Điều rất quan trọng là bạn phải thực tế. Chúng ta ôm ấp những lý tưởng nhưng có thể chẳng bao giờ đạt được lý tưởng đó. Nhưng như thế không có nghĩa rằng chúng ta không nên có lý tưởng mà nghĩa là chúng ta phải ý thức được về khả năng thực tế của mình.
Con nguyện tỉnh thức mở rộng trái tim để đón nhận mọi bài học mà cuộc đời trao tặng. Con hiểu rằng mỗi niềm vui là một món quà, mỗi nỗi buồn là một bài học, mỗi mất mát là một sự thức tỉnh. Không có gì đến mà không mang theo ý nghĩa, không có gì đi mà không để lại dấu vết trong tâm hồn.
Con nguyện không oán trách, không chạy trốn, không níu kéo điều không thuộc về mình. Con nguyện học cách lắng nghe thấu hiểu và buông bỏ những gì cần buông bỏ. Con nguyện dùng trái tim an nhiên để đi qua những đổi thay vững vàng trước vô thường.
Sáu điều cực kỳ quan trọng nếu bạn muốn làm việc máy tính hiệu quả mà không căng thẳng. Bắt đầu làm việc bằng cách nhận thức bản thân, ý thức rằng mình đang ngồi xuống để làm việc mà không đẩy tâm trí lao ngay lập tức vào công việc.
Làm từng việc một, khi viết chỉ viết, khi đọc chỉ đọc, khi tư duy chỉ tư duy một việc, không nghĩ lan man. Làm nhiều việc cùng lúc sẽ dễ khiến tâm trí bị sao lãng và dần trở nên căng thẳng.
Thỉnh thoảng nhắc nhở mình quay về hiện tại, dùng những câu nhắc nhở đơn giản như là thư giãn thả lỏng hay là ghi nhận hay biết.
Khi gõ máy tính nhận biết cảm giác đầu ngón tay chạm vào bàn phím, chuyển động của các ngón tay, sức hút của hình ảnh khi nhìn màn hình, ngồi thẳng lưng, thỉnh thoảng chú ý thả lòng vai không gồng cứng.
Hãy dành những khoảng nghỉ ngắn để thư giãn thả lỏng dừng lại chỉ cần khoảng 10 đến 15 giây để hướng cái sự ghi nhận hay biết vào bên trong, nhận biết các cảm giác trong cơ thể, thư giãn thả lỏng, thư giãn mắt và toàn thân. Nếu cần có thể đứng lên vươn vai hít thở sâu. Làm như vậy nhiều lần trong ngày và bất cứ khi nào bạn cảm thấy có chút căng thẳng.
Nhắc mình về chất lượng cuộc sống thì quan trọng hơn rất nhiều với tốc độ của hành động. Nếu bạn làm việc quá nhanh và không nhận thức đầy đủ bản thân, không liên tục thư giãn thả lỏng thì bạn đang tiêu hao rất nhiều năng lượng vô ích vào hành động đó. Chỉ cần mất vài chục giây sống chánh niệm tỉnh thức nhưng bạn được tâm lý bình an, hành động cẩn thận, thói quen chánh niệm. Có thể nói chánh niệm không lấy đi hiệu suất làm việc mà giúp ta làm việc sáng suốt hơn nhẹ nhàng hơn và hiệu quả hơn
Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2025
Một năm kia ngay trước mùa an cư không lâu, thời gian mà các vị tu sĩ theo truyền thống dốc sức chau dồi Phật Pháp, một đệ tử của Ajahn Fuang đến thưa với sư rằng cô muốn tu Bát Quan Trai trong mùa an cư, nhưng sợ rằng không được ăn buổi chiều cô sẽ bị đói. Sư đáp Đức Phật đã nhịn ăn đến độ ngài chỉ còn da bọc xương, sau đó ngài mới khám phá ra Chánh Pháp để trao truyền cho chúng ta. Vậy mà ta không thể bỏ mỗi bữa ăn chiều. Đó là lý do tại sao ta vẫn còn bơi lội trong vòng sinh tử.
Kết quả là cô đệ tử đó quyết định giữ tám giới vào những ngày như ngày 14, ngày rằm 30, ngày mùng 1 trong suốt 3 tháng an cư và cô đã thực sự làm được. Cuối mùa an cư năm đó, cô đệ tử rất phấn khởi vì đã thực hiện được ước nguyện của mình. Nhưng mùa an cư năm sau khi cô vừa gặp Ajahn Fuang, cô chưa kịp nói gì sư đã nhận xét cô thật may mắn, cô biết không mùa an cư của cô chỉ có 12 ngày, mọi người khác là 3 tháng. Nghe vậy cô đệ tử cảm thấy hổ thẹn, nên từ đó cô đã giữ tám giới mỗi ngày trong suốt mùa an cư.
Trong Kinh Tương Ưng, Đức Phật có dạy: khi ta hộ trì cho chính ta là ta đang hộ trì cho người khác, khi ta hộ trì cho người khác là ta đang hộ trì cho chính ta.
Này các thầy, thế nào là trong khi hộ trì cho mình ta hộ trì cho người khác? Bằng cách thực tập chánh niệm và làm cho nó tăng trưởng. Và thế nào là trong khi hộ trì cho người khác là ta hộ trì cho chính mình? Bằng cách nhẫn nhịn, bất hại, và tình thương.
Do đó ta nên hiểu rằng mình nên nghĩ đến chính mình để chánh niệm và nên nghĩ đến người khác để yêu thương và tha thứ. Khả năng giúp đỡ người khác của ta hoàn toàn tùy thuộc vào sự vững vàng và quân bình của chính mình.
Khi chênh vênh con tìm về bên Phật Lắng tâm tư giữa thế cuộc xoay vần Đời bể dâu còn lặp nỗi gian truân Nghe người dậy làm con dần tỏ ngộ
Bản năng của loại hồ hoang dã là săn mồi, nhưng chú đã được dạy tu tập tâm từ, là phúc lành cao thượng. Không sát sinh đã trở thành bản lĩnh phi phàm của chú hổ này. Hoan hỉ chúc mừng chú.
Dầu quan niệm của ta có thể đúng nhưng nếu ta chấp vào đó ta cũng sai. Nếu quý vị muốn trở thành một người tốt thì phải biết sự thiện lành thực sự nằm ở đâu. Đừng chỉ có cảm giác rằng mình tốt mình thiện. Tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc nhưng đa phần không quan tâm đến việc xây đắp các điều kiện đưa đến hạnh phúc. Chúng ta chỉ muốn có kết quả. Nhưng nếu ta không quan tâm đến gốc rễ thì làm cách nào có được quả.
Thứ Năm, 13 tháng 3, 2025
Một thiền sinh đang hành thiền dưới sự chứng kiến của Ajahn Fuang. Khi trong một phút thất niệm, cô đã đập chết con muỗi cắn tay cô. Ajahn Fuang nói: "Máu cô tính cao giá quá phải không? Con muỗi chỉ xin một giọt nhưng cô lấy cả mạng sống của nó để đền bù".
Một thiện nam trao đổi với Ajahn Fuang về giới luật và khi nói đến giới thứ năm cấm uống rượu, anh ta nói Đức phật cấm uống rượu vì người dùng sẽ thất niệm đúng không, nhưng nếu ta uống với chánh niệm thì không sao phải không thưa sư? Sư trả lời nếu còn thực sự chánh niệm thì trước hết con đã không nghĩ tới việc uống rượu rồi.
Nhiều người phân vân khi thấy ngày nay có nhiều thầy và nhiều lối hành thiền khác nhau, nhưng chẳng qua cũng giống như chuyện đi vào thành phố bằng nhiều lối khác nhau. Dầu đi lối nào, nhanh hay chậm rốt cuộc cũng đến thành phố. Thông thường các phương pháp hành thiền chỉ khác nhau bề ngoài, nhưng có một điều cốt yếu là các phương pháp hành thiền đúng theo lời Phật dạy phải dẫn đến dứt tham ái. Cuối cùng bạn phải vứt bỏ mọi hệ thống mọi phương pháp và ngay cả vị thầy của mình. Phương pháp nào dẫn đến sự dứt bỏ diệt trừ tham ái thì đó là phương pháp thực hành đúng đắn.
Ý kiến, quan niệm, sự chấp giữ luyến ái chẳng khác nào một sợi tóc có thể che khuất ngọn núi cao. Bởi vì chúng đã ngăn trở không cho ta thấy được sự vật vốn rất đơn giản bình thường và rõ ràng. Chúng ta bị quan kiến, tự ngã, dục vọng chi phối mạnh mẽ nhưng không thể nhìn thấy chân tướng của sự vật. Vì vậy chỉ một sợi tóc cũng có thể khiến ta không thấy được một ngọn núi cao. Chỉ dính mắc vào một chút dục vọng thôi cũng đủ khiến cho ta không thấy rõ sự thật điều này thật rõ ràng như ban ngày.
Chỉ khi bạn làm từ thiện để xả bớt tâm tham và để giảm cái tôi chi phối, khi đó thiện mới thực sự là thiện và năng lực của thiện mới đem lại cho bạn và người cùng đội ngũ sự an vui. Khi tâm nhuốm màu tham hay cái tôi, bạn làm từ thiện nhưng sẽ phải trả giá là trạng thái tâm bất an của mình. Bạn mất công sức, tiền bạc để giúp người khác nhưng lại để nuôi lớn tâm tham và cái tôi. Chẳng bao lâu bạn là kẻ bất hạnh và việc thiện cũng theo đó mà dừng lại.
Thứ nhất không có sự thỏa mãn thực sự. Khi bạn có được thành công nhưng lại mong chờ một điều khác. Thứ hai mọi thứ có thể thay đổi rất nhanh. Thứ ba bạn không sở hữu những gì mà bạn nghĩ đâu. Bạn chỉ có quyền sử dụng, chúng kể cả đấy là thân và tâm của chính bạn. Thứ tư cuộc sống này thì rất ngắn ngủi nhưng cái chết là điều chắc chắn.
Nếu chúng ta muốn quan sát hơi thở rõ ràng, hay muốn được lắng tâm, hay muốn hết suy nghĩ, bất cứ một cái muốn nào đang trái với sự thật diễn ra mà chúng ta chống đối chỉ làm cho chúng ta thêm khổ não. Hãy để mọi thứ thật tự nhiên. Hãy cho phép mình được sai, hãy cho phép có những lúc hơi thờ trở nên khó khăn để nhận biết. Nhưng suy nghĩ thì lại rất rõ ràng, mình biết như vậy biết là mình đang nghĩ, biết một cách rõ ràng những suy nghĩ đó rồi trở lại với hơi thở. Không sao cả, 10 lần biết suy nghĩ 10 lần biết trở lại là 10 lần thực hành đúng đắn, 100 lần biết suy nghĩ 100 lần biết quay trở lại là 100 lần biết thực hành đúng đắn, Còn nếu ngay từ đầu muốn thực hành cho đúng bằng cách nắm chặt lấy hơi thở là chúng ta đã sai.
Thời nay người ta đi khắp nơi để cầu phước báu, và họ thường ghé ngang qua tu viện What Pah Pong này. Nếu họ không ghé ngang trên đường đi thì họ ghé ngang trên đường trở về. Có người vội vã đến độ tôi không có cơ hội để nhìn hay nói chuyện với họ. Đa số mọi người tìm kiếm phước báu. Tôi không thấy nhiều người muốn tìm cách sửa đổi lối sống sai trái của họ. Họ lo kiếm phước báu đến độ họ không biết họ sẽ để nó ở đâu. Đôi lúc họ còn cãi vã nhau trên xe hay uống rượu say mềm. Nếu bạn hỏi họ đi đâu thì họ bảo họ đi kiếm phước báu. Họ muốn phước báu nhưng họ không buông bỏ điều ác họ sẽ chẳng bao giờ tìm được phước báu theo cách đó.
Vợ của một đại úy Hải Quân đang hành thiền tại nhà, bỗng bà bị thôi thúc với ước muốn thóa mạ ngài thiền sư. Dẫu bà cố gắng xua đuổi ý tưởng đó ra khỏi đầu, bà cũng không thể làm được. Vài ngày sau đó bà đến xin ngài tha thứ. Sư bảo Tâm có thể nghĩ ra các ý thiện thì sao nó không thể nảy sinh các ý xấu. Dầu nó nghĩ gì, chỉ quán sát nó, nhưng nếu đó là các ý nghĩ bất thiện thì đừng có làm theo chúng nó.
Việc tò mò tìm kiếm để hiểu bản thân mình chính là động cơ thực hành đúng. Nó giúp cho việc thực hành được lâu dài. Còn nếu quý vị đặt ra mục đích là để cho an tâm, cho có bình yên trí tuệ, giảm trừ tham sân si, vân vân,... thì tất cả những mục đích như vậy, cách thực hành như vậy sẽ đưa quý vị rất xa khỏi việc thực hành đúng. Bởi vì sẽ có rất nhiều tâm tham ở đó, rất nhiều ham muốn và định kiến ở đó. Quý vị tự đóng tâm lại với những mục đích mà mình đặt ra từ trước khi thực hành, nhưng nếu thực hành đơn giản chỉ để tò mò khám phá chính mình, quý vị sẽ mở tâm ra để đón nhận tất cả những gì đang có mặt, tất cả những góc cạnh liên quan đến việc thực hành. Có thế việc thực hành mới trở nên đa dạng và thú vị hơn.
Lắng nghe chính cái tâm của mình quả thật thích thú kỳ diệu. Cái tâm chưa được rèn luyện này không ngừng chạy quanh chạy quẩn theo những thói quen tật cũ hoang dại của nó. Nó nhảy nhót một cách điên cuồng bấn loạn vì chưa bao giờ được rèn luyện. Vì lẽ ấy ta phải luyện tâm và pháp hành thiền trong Phật giáo mật thiết liên quan đến tâm. Hãy trau dồi tâm, hãy phát triển chính cái tâm của ta. Điều này rất quan trọng, tối quan trọng, rèn luyện tâm là công trình vô cùng thiết yếu. Phật giáo là tôn giáo của tâm. Chỉ có thế ai thực hành pháp trao dồi tâm là thực hành Phật giáo.
Thứ Ba, 11 tháng 3, 2025
Trả lời nhiều bạn hỏi: Có lớp thiền online không?
Bạn có thể thực hành thiền online với chúng tôi từ 5h30 đến 6h15 tất cả các ngày trong tuần. Khóa thiền online này đã kéo dài 4 năm rồi và đã giúp rất nhiều thiền sinh duy trì thói quen thực hành hàng ngày.
Mặc dù tham gia các khóa thiền offline thì có nhiều lợi ích và trải nghiệm thực tế nhưng nếu thiền sinh không chăm chỉ thực hành ở trong cuộc sống thì cũng không nhận ra được những giá trị của thiền và cũng sẽ quên mất các kiến thức đã được học.
Buổi sáng hàng ngày bạn thức dậy và cùng hành thiền nên sẽ sống kỷ luật hơn, ngủ đủ giấc, không ngủ nướng, rèn tâm tỉnh thức và có ý thức xây dựng năng lượng tích cực từ buổi sáng sớm mỗi ngày. Mặc dù chỉ có ít thời gian buổi sáng nhưng tôi cũng kịp để nhắc nhở thiền sinh phương pháp và thái độ thực hành đúng đắn. Ngoài thiền ngồi thì các tư thế khác như là thiền đứng, thiền đi hay sống thiền cũng sẽ được tôi hướng dẫn, nhắc nhở và khuyến khích. Mỗi khi có dịp thì các bạn thiền sinh sẽ cùng tôi quy y Tam Bảo và phát nguyện giữ giới, xây dựng chánh tín và đạo đức để làm nền tảng vững chắc cho thiền Vipassana.
Tôi chưa phải là người đã thành tựu được mục đích tối hậu của thiền Vipassana, tôi là người biết đến thiền, trân quý thiền và đã thực hành thiền trong nhiều năm, cho nên có chút kinh nghiệm và hiểu biết nào thì chia sẻ với mọi người thông qua các khóa thiền online cũng như offline. Hy vọng trong tương lai thì những kiến thức cơ bản về thiền và những trải nghiệm như là sự thư giãn, thả lỏng thân tâm, giữ tâm tỉnh thức, nhận biết bản chất của thân tâm sẽ được nhiều người đón nhận.